lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc long đờm Bromhexin 4mg 3/2 hộp 200 viên

Thuốc long đờm Bromhexin 4mg 3/2 hộp 200 viên

Danh mục:Thuốc trị ho, long đờm
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Bromhexine
Dạng bào chế:Viên nén
Công dụng:

Làm tan đờm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính, các bệnh phế quản - phổi mạn tính

Thương hiệu:F.T.Pharma
Số đăng ký:VD-17371-12
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Bromhexin 4mg 3/2

- Hoạt chất: Bromhexin HCl 4mg
- Tá dược: Microcrystalline cellulose 101 (Avicel 101), Lactose monohydrat, Tinh bột ngô, Magnesi stearat, Nước tinh khiết.

2. Công dụng của Bromhexin 4mg 3/2

Làm tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính, các bệnh phế quản - phổi mạn tính. Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

3. Liều lượng và cách dùng của Bromhexin 4mg 3/2

- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần.
- Trẻ em 5 - 10 tuổi: uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
- Trẻ em 2 - 5 tuổi: uống mỗi lần ½ viên, ngày 3 lần.

4. Chống chỉ định khi dùng Bromhexin 4mg 3/2

- Bệnh nhân nhạy cảm với Bromhexin hay các thành phần khác của thuốc.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.

5. Thận trọng khi dùng Bromhexin 4mg 3/2

- Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
- Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.
- Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
- Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hoá có thể bị giảm ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.
- Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không sử dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

8. Tác dụng không mong muốn

- Hiếm gặp các trường hợp như rối loạn tiêu hóa, dị ứng trên da.
- Có thể làm nặng thêm tình trạng ứ đàm trong phế quản ở một vài bệnh nhân không tự khạc đàm được.
Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.
- Không phối hợp với các thuốc chống ho.
- Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

10. Dược lý

Bromhexin hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hoá sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
Khi uống, thường phải sau 2 - 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Cho đến nay chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

12. Bảo quản

Để ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C,tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

5
1
0
0
0