Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Ofus Eye drop
- Ofloxacin 3mg/ml
2. Công dụng của Ofus Eye drop
- Viêm mi mắt, lẹo mắt, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc, loét giác mạc.
- Viêm tai.
- Triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Viêm tai.
- Triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
3. Liều lượng và cách dùng của Ofus Eye drop
Dung dịch nhỏ:
- Nhỏ mắt, tai 1 giọt/lần x 3 lần/ngày.
- Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật nhỏ 5 lần/ngày trong suốt 2 ngày trước mổ; vào ngày phẫu thuật, nhỏ mắt tùy theo thời gian và loại phẫu thuật; nhỏ 1 giọt ngay sau khi mổ; sau đó, nhỏ mắt mỗi khi thay băng.
- Nhỏ mắt, tai 1 giọt/lần x 3 lần/ngày.
- Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật nhỏ 5 lần/ngày trong suốt 2 ngày trước mổ; vào ngày phẫu thuật, nhỏ mắt tùy theo thời gian và loại phẫu thuật; nhỏ 1 giọt ngay sau khi mổ; sau đó, nhỏ mắt mỗi khi thay băng.
4. Chống chỉ định khi dùng Ofus Eye drop
- Quá mẫn với thành phần thuốc. Tiền sử quá mẫn và bị viêm gân do quinolone.
5. Thận trọng khi dùng Ofus Eye drop
- Không được dùng thuốc để điều trị dự phòng (do nguy cơ chọn lọc chủng đề kháng).
- Trường hợp bệnh không được cải thiện nhanh, hoặc trong trị liệu lâu dài cần theo dõi kiểm tra vi trùng học về tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn, phát hiện chủng nào kháng thuốc để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Trường hợp trị liệu cùng với một thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất khác, phải dùng cách khoảng 15 phút.
- Không được tiêm thuốc nhỏ mắt vào xung quanh hoặc trong mắt.
- Trường hợp bệnh không được cải thiện nhanh, hoặc trong trị liệu lâu dài cần theo dõi kiểm tra vi trùng học về tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn, phát hiện chủng nào kháng thuốc để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Trường hợp trị liệu cùng với một thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất khác, phải dùng cách khoảng 15 phút.
- Không được tiêm thuốc nhỏ mắt vào xung quanh hoặc trong mắt.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ có thai và cho con bú thận trọng khi dùng.
7. Tác dụng không mong muốn
- Ngứa mi mắt, sưng mi mắt, viêm bờ mi, xung huyết kết mạc, đau mắt, mi mắt đỏ. Hiếm khi choáng, phản ứng tăng cảm.
8. Dược lý
- Ofloxacine là thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofloxacine khi uống có sinh khả dụng cao hơn 95%. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn gram dương khác. Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae. Nó cũng có tác dụng đối với Mycobacterium leprae và cả Mycobacterium spp. khác.
- Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA-gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
- Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA-gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
9. Bảo quản
- Xem trên bao bì.