Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Tobcol
Tobramycin 15mg
2. Công dụng của Tobcol
Thuốc Tobcol 5ml được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như: Viêm mi mắt, viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm giác mạc....
3. Liều lượng và cách dùng của Tobcol
Cách dùng
Dung dịch Tobcol 5ml dùng nhỏ cho vùng mắt.
Liều dùng
Liều thông thường: Nhỏ 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa.
Với nhiễm khuẩn nặng, nhỏ vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần.
Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần nhỏ.
Dung dịch Tobcol 5ml dùng nhỏ cho vùng mắt.
Liều dùng
Liều thông thường: Nhỏ 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa.
Với nhiễm khuẩn nặng, nhỏ vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần.
Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần nhỏ.
4. Chống chỉ định khi dùng Tobcol
Dung dịch nhỏ mắt Tobcol chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Tobcol
Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây bùng phát các vi khuẩn không nhạy cảm với Tobramycin.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên thận trọng khi sử dụng.
Phụ nữ trong đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
Phụ nữ trong đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Do thuốc hấp thu kém qua niêm mạc nên các tác dụng không mong muốn thường là:
Các phản ứng độc tính và quá mẫn tại chỗ: Ngứa, sưng mi mắt và đỏ kết mạc.
Tai: Độc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo ngay cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Các phản ứng độc tính và quá mẫn tại chỗ: Ngứa, sưng mi mắt và đỏ kết mạc.
Tai: Độc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo ngay cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Giống như gentamicin, nếu sử dụng đồng thời hoặc tiếp theo với các chất khác gây độc cơ quan thính giác và thận, có thể làm tăng tính độc của các aminoglycosid.
Sử dụng đồng thời tobramycin với các chất chẹn thần kinh – cơ sẽ phong bế thần kinh – cơ và gây liệt hô hấp.
Dùng kháng sinh beta-lactam (penicilin và cephalosporin) với tobramycin có thể gây mất hoạt tính lẫn nhau một cách đáng kể.
Giống như gentamicin, nếu sử dụng đồng thời hoặc tiếp theo với các chất khác gây độc cơ quan thính giác và thận, có thể làm tăng tính độc của các aminoglycosid.
Sử dụng đồng thời tobramycin với các chất chẹn thần kinh – cơ sẽ phong bế thần kinh – cơ và gây liệt hô hấp.
Dùng kháng sinh beta-lactam (penicilin và cephalosporin) với tobramycin có thể gây mất hoạt tính lẫn nhau một cách đáng kể.
10. Dược lý
Dược lực học
Tobramycin là một kháng sinh nhóm Aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.
Phổ tác dụng: Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.
In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với P. aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này.
Nhưng ở Việt Nam sự nhạy cảm của vi khuẩn này đối với thuốc đã thay đổi. Ở Việt Nam tobramycin có tác dụng tốt với S. Typhi, nhất là ở miền Nam (100%), S. flexner (95%), Proteus spp (98%).
Theo các số liệu ASTS năm 1999, các vi khuẩn đã tăng để kháng tobramycin gồm có E.coli kháng tobramycin với tỷ lệ 27,8%, Enterobacter kháng tobramycin với tỷ lệ 35,4% và Pseudomonas aeruginosa kháng tobramycin với tỷ lệ 46,1%.
Có sự kháng chéo giữa tobramycin và gentamicin nhưng có khoảng 10% các chủng kháng gentamicin còn nhạy cảm với tobramycin. Vì có tiềm năng độc tính với tai và thận, nên phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận, thính giác và tiền đình.
Dược động học
Thuốc kém hấp thu qua niêm mạc.
Tobramycin là một kháng sinh nhóm Aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.
Phổ tác dụng: Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.
In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với P. aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này.
Nhưng ở Việt Nam sự nhạy cảm của vi khuẩn này đối với thuốc đã thay đổi. Ở Việt Nam tobramycin có tác dụng tốt với S. Typhi, nhất là ở miền Nam (100%), S. flexner (95%), Proteus spp (98%).
Theo các số liệu ASTS năm 1999, các vi khuẩn đã tăng để kháng tobramycin gồm có E.coli kháng tobramycin với tỷ lệ 27,8%, Enterobacter kháng tobramycin với tỷ lệ 35,4% và Pseudomonas aeruginosa kháng tobramycin với tỷ lệ 46,1%.
Có sự kháng chéo giữa tobramycin và gentamicin nhưng có khoảng 10% các chủng kháng gentamicin còn nhạy cảm với tobramycin. Vì có tiềm năng độc tính với tai và thận, nên phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận, thính giác và tiền đình.
Dược động học
Thuốc kém hấp thu qua niêm mạc.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng: Có các phản ứng độc tính và quá mẫn tại chỗ như ngứa, sưng mi mắt và đỏ kết mạc.
12. Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C. Để xa tầm tay trẻ em.