lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Pantomed Tablets hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Pantomed Tablets hộp 10 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc tác động lên dạ dày, tá tràng
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Pantoprazole
Dạng bào chế:Viên nén bao tan trong ruột
Thương hiệu:Medley Pharmaceuticals
Số đăng ký:VN-22167-19
Nước sản xuất:Ấn Độ
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Pantomed Tablets

Mỗi viên bao tan trong ruột chứa:
Pantoprazole Sodium Sesquihydrate tương đương với Pantoprazole 40 mg.

2. Công dụng của Pantomed Tablets

– Pantomed dùng điều trị các bệnh đường tiêu hóa cần giảm tiết acid như:
• Viêm loét tá tràng.
• Viêm loét dạ dày.
• Viêm thực quản có sướt, trượt kèm theo bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
• Các trạng thái tăng tiết dịch bệnh lý, bao gồm cả hội chứng Zollinger-Ellison.
• Loét tá tràng kèm nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (dùng kết hợp với kháng sinh).
• Dự phòng loét dạ dày hay tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm phí steroid.

3. Liều lượng và cách dùng của Pantomed Tablets

Đối với người trưởng thành và thiếu niên từ 12 tuổi trở lên:
– Trường hợp trào ngược dạ dày-thực quản mức độ vừa và nặng. Liều khuyến nghị cho Pantoprazole là 40 mg một ngày, dùng đến 4 tuần lễ vào buổi sáng, và tiếp tục dùng thêm trong 4 tuần lễ nữa nếu chưa khỏi hoàn toàn.
Đối với người trưởng thành:
– Loét dạ dày và loét tá tràng: Liều Pantoprazole tối ưu là 40 mg/ một lần một ngày, tốt nhất là dùng vào buổi sáng, có kèm hoặc không kèm với thức ăn, và dùng tới 8 tuần lễ. Đối với những bệnh nhân chưa khỏi bệnh sau 8 tuần lễ điều trị, thì có thể dùng thêm một liệu trình 8 tuần lễ nữa với Pantoprazole.
– Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu cho những người trưởng thành là 40 mg hai lần một ngày. Phác đồ điều trị tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của mỗi cá thể bệnh nhân, không quá 240 mg một ngày.
– Để loại trừ Helicobacter pylori: Dùng Pantoprazole 40 mg, hai lần một ngày cùng với kháng sinh.
– Dự phòng loét dạ dày và tá tràng do thuốc chống viêm phi steroid ở những bệnh nhân vẫn tiếp tục phải điều trị với thuốc chống viêm phi steroid: Dùng Pantoprazole 40 mg/ngày.
– Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy thận và những bệnh nhân phải thẩm tách máu.
– Với bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Đối với những bệnh nhân suy gan nặng, thì liều dùng phải giảm xuống còn một viên (40 mg Pantoprazole), cách một ngày dùng một lần.

4. Chống chỉ định khi dùng Pantomed Tablets

Pantoprazole chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Pantomed Tablets

Trước khi dùng pantoprazol cũng như các thuốc khác ức chế bơm proton cho người loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng hoặc làm chậm chẩn đoán ung thư. Dùng thận trọng ở người suy thận, người cao tuổi.
Cần thận trọng khi dùng pantoprazol ở người bị bệnh gan (cấp, mạn hoặc có tiền sử). Nồng độ huyết thanh của thuốc có thể tăng nhẹ và giảm nhẹ đào thải nhưng không cần điều chỉnh liều. Tránh dùng khi bị xơ gan hoặc suy gan nặng, nếu dùng phải giảm liều hoặc cho cách 1 ngày 1 lần. Phải theo dõi chức năng gan đều đặn.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của pantoprazole cho điều trị ngắn hạn (lên đến 8 tuần) bệnh ăn mòn thực quản (EE) liên kết với GERD đã được thành lập ở những bệnh nhi 1 - 16 tuổi. Không có liều lượng thích hợp trong công thức phù hợp sẵn có cho lứa tuổi dưới 5 tuổi.
Bệnh nhân suy gan: Liều cao hơn 40mg / ngày chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân bị suy gan.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ có thai. Chỉ nên sử dụng pantoprazole trong quá trình mang thai khi thật cần thiết.
Bà mẹ cho con bú: Pantoprazole và chất chuyển hóa của nó được bài tiết trong sữa mẹ. Nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến lợi ích của thuốc đối với người mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Pantoprazole không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Các phản ứng không mong muốn của thuốc như chóng mặt và rối loạn thị giác có thể xảy ra. Nếu bị ảnh hưởng, bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau khớp, phồng rộp hoặc bong tróc da, phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mắt, mặt, môi, miệng, cổ họng hoặc lưỡi, khó thở hoặc khó nuốt, khàn tiếng, nhịp tim bất thường, mệt mỏi quá mức, chóng mặt, lâng lâng, co thắt cơ bắp, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật, tiêu chảy nặng, đau bụng, sốt.
Pantoprazole làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, hông hoặc cột sống. Dùng Pantoprazole trong thời gian dài có thể gây suy yếu niêm mạc dạ dày và giảm nồng độ vitamin B12 trong máu.
Pantoprazole có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Thuốc khác kháng retrovirus: Không nên sử dụng đồng thời atazanavir hoặc nelfinavir với thuốc pantoprazole vì sẽ giảm đáng kể nồng độ atazanavir hoặc nelfinavir trong huyết tương và có thể dẫn đến mất hiệu quả của các thuốc này.
Thuốc chống đông máu: Tăng INR và thời gian prothrombin ở những bệnh nhân dùng đồng thời pantoprazole với các thuốc chống đông máu . Sự gia tăng INR và thời gian prothrombin có thể dẫn đến chảy máu bất thường, thậm chí tử vong.
Các thuốc được hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày như ketoconazol, este ampicillin, atazanavir, muối sắt, erlotinib và mycophenolate mofetil (MMF): Pantoprazole có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc này.
Thận trọng khi sử dụng pantoprazole ở những bệnh nhân ghép tạng dùng thuốc chống thải ghép (MMF) do pantoprazole làm giảm sự hấp thu của thuốc chống thải ghép.
Methotrexate: Dùng đồng thời pantoprazole và methotrexate (chủ yếu ở liều cao) có thể làm tăng và kéo dài nồng độ methotrexate và / hoặc chất chuyển hóa của nó là hydroxymethotrexate.
Pantoprazole cho kết quả dương tính giả trong xét nghiệm tetrahydrocannabinol (THC) nước tiểu (xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của chất gây nghiện).

10. Dược lý

Pantoprazole là một chất thay thế của benzimidazole có tác động ức chế bài tiết acid hydrochloride dạ dày bằng cách ức chế chọn lọc bơm proton của các tế bào thành dạ dày.
Pantoprazole được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính trong môi trường acid tại các tế bào thành dạ dày để gây tác động ức chế enzyme H+, K+–ATPase, giai đoạn cuối cùng sản sinh acid hydrochloric trong dạ dày. Sự ức chế phụ thuộc liều dùng và tác động đồng thời lên cả quá trình bài tiết cơ bản và tăng sản sinh của acid hydrochloride. Ở hầu hết các bệnh nhân, các triệu chứng mất hoàn hoàn trong vòng 2 tuần. Cũng như các chất ức chế bơm proton và ức chế thụ thể H2 khác, pantoprazole có thể giúp giảm độ acid dạ dày, do đó làm tăng nồng độ gastrin tỷ lệ theo nồng độ acid bị giảm. Sự tăng nồng độ gastrin mang tính thuận nghịch. Do pantoprazole gắn kết enzyme ở vị trí xa thụ thể ở tế bào mặt, có thể gây ức chế riêng biệt với việc bài tiết acid hydrochloride bằng cách kích thích các chất khác (như acetylcholine, histamine, gastrin). Tác động này giống nhau kể cả khi điều trị theo đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Vì pantoprazole gắn kết mạnh với protein, thuốc không dễ dàng bị loại bỏ bằng thẩm phân.
Trong trường hợp quá liều với các dấu hiệu nhiễm độc trên lâm sàng, ngoài việc điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, không có khuyến cáo điều trị đặc hiệu nào có thể được đưa ra.

12. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

6
0
0
0
0