Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Tanadotuxsin-F
Mỗi viên thuốc Tanadotuxsin-F có chứa:
Paracetamol ………….……… 500 mg
Phenylephrin HCl ………..…... 5 mg
Dextromethorphan HBr …..…. 15 mg
Loratadin …………………….... 5 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Paracetamol ………….……… 500 mg
Phenylephrin HCl ………..…... 5 mg
Dextromethorphan HBr …..…. 15 mg
Loratadin …………………….... 5 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng của Tanadotuxsin-F
Với công thức kết hợp 4 trong 1, thuốc Tanadotuxsin-F được dùng để:
Điều trị tức thời các triệu chứng do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Bao gồm: sốt, nhức đầu, ho (có hoặc không có kèm theo đờm), nghẹt mũi, chảy nước mắt, nước mũi, viêm xoang
Điều trị tức thời các triệu chứng do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Bao gồm: sốt, nhức đầu, ho (có hoặc không có kèm theo đờm), nghẹt mũi, chảy nước mắt, nước mũi, viêm xoang
3. Liều lượng và cách dùng của Tanadotuxsin-F
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Cách dùng :
Tanadotuxsin-F được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng theo đường uống thông thường.
Nên uống thuốc cùng 1 cốc nước lọc đầy.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Cách dùng :
Tanadotuxsin-F được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng theo đường uống thông thường.
Nên uống thuốc cùng 1 cốc nước lọc đầy.
4. Chống chỉ định khi dùng Tanadotuxsin-F
Không dùng thuốc cho bệnh nhân thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong Tanadotuxsin-F.
Người bị thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng, tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh liên quan đến mạch vành.
Tăng huyết áp nghiêm trọng, block nhĩ-thất, nhịp nhanh thất hoặc có xơ cứng động mạch nặng,
Các trường hợp cường giáp nặng hoặc tình trạng glôcôm góc đóng.
Đang điều trị với các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì tương tác thuốc có thể gây các triệu chứng có hại nguy hiểm như chóng mặt, sốt cao đột ngột, tăng huyết áp nặng, xuất huyết máu não, có thể dẫn đến cả tử vong.
Trẻ em dưới hai tuổi không được chỉ định điều trị bằng Tanadotuxsin-F
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong Tanadotuxsin-F.
Người bị thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng, tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh liên quan đến mạch vành.
Tăng huyết áp nghiêm trọng, block nhĩ-thất, nhịp nhanh thất hoặc có xơ cứng động mạch nặng,
Các trường hợp cường giáp nặng hoặc tình trạng glôcôm góc đóng.
Đang điều trị với các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì tương tác thuốc có thể gây các triệu chứng có hại nguy hiểm như chóng mặt, sốt cao đột ngột, tăng huyết áp nặng, xuất huyết máu não, có thể dẫn đến cả tử vong.
Trẻ em dưới hai tuổi không được chỉ định điều trị bằng Tanadotuxsin-F
5. Thận trọng khi dùng Tanadotuxsin-F
- Liên quan đến Paracetamol:
Thận trọng khi dùng các thuốc có thành phần paracetamol cho các đối tượng sau:
Bệnh nhân bị phenylceton – niệu.
Người phải hạn chế đưa phenylalanin vào cơ thể.
Có bệnh thiếu máu từ trước đó.
Hạn chế uống rượu, thức uống có cồn trong thời gian điều trị vì có thể gây tăng độc tính với gan.
Người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận cần được theo dõi cẩn thận.
Bác sĩ cần cảnh báo cho bệnh nhân về các phản ứng nghiêm trọng trên da như hội chứng Stevens – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN); hội chứng lyell, hay ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Liên quan đến Phenylephrin:
Phenylephrin cần được dùng Thận trọng ở người cao tuổi, người bị bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, blốc tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng hoặc đái tháo đường typ 1.
- Liên quan đến Dextromethorphan:
Thận trọng với tình trạng bị ho có quá nhiều đờm; ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin do đó hạn chế chỉ định cho trẻ em.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan, có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
- Liên quan đến Loratadin:
Suy gan.
Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin
Thận trọng khi dùng các thuốc có thành phần paracetamol cho các đối tượng sau:
Bệnh nhân bị phenylceton – niệu.
Người phải hạn chế đưa phenylalanin vào cơ thể.
Có bệnh thiếu máu từ trước đó.
Hạn chế uống rượu, thức uống có cồn trong thời gian điều trị vì có thể gây tăng độc tính với gan.
Người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận cần được theo dõi cẩn thận.
Bác sĩ cần cảnh báo cho bệnh nhân về các phản ứng nghiêm trọng trên da như hội chứng Stevens – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN); hội chứng lyell, hay ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Liên quan đến Phenylephrin:
Phenylephrin cần được dùng Thận trọng ở người cao tuổi, người bị bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, blốc tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng hoặc đái tháo đường typ 1.
- Liên quan đến Dextromethorphan:
Thận trọng với tình trạng bị ho có quá nhiều đờm; ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin do đó hạn chế chỉ định cho trẻ em.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan, có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
- Liên quan đến Loratadin:
Suy gan.
Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tanadotuxsin-F gây chóng mặt, buồn ngủ nhẹ, choáng ở 1 số người bệnh, cần thận trọng nếu đang lái xe hay vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Do Paracetamol gây ra:
Phản ứng dị ứng: Ban da, mề đay, nổi mẩn trên da và các dấu hiệu dị ứng khác.
Ít gặp: Ban, buồn nôn và/ hoặc nôn, rối loạn tạo máu và công thức máu(giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể 3 dòng tế bào máu, giảm bạch cầu), thiếu máu,
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Độc tính thận có thể xảy ra, tăng cao trong trường hợp dùng liều cao hoặc lạm dụng thuốc kéo dài.
- Do Phenylephrin gây ra:
Thường gặp: Kích động thần kinh, lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, ngủ không yên, mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp tăng cao.
Ít gặp: Tăng huyết áp kèm theo hiện tượng phù phổi, loạn nhịp tim hoặc nhịp chậm, giảm tưới máu nội tạng do co mạch ngoại vi và nội tạng, suy hô hấp.
Hiếm gặp: xuất hiện các ổ viêm cơ tim, chảy máu dưới màng ngoài tim.
- Do Dextromethorphan gây ra:
Thường gặp: Người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, hồi hộp, da đỏ bừng, thân nhiệt tăng.
Ít gặp: Phản ứng dị ứng nổi mày đay.
Hiếm gặp: Ngoại ban trên da, có khi thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Liều quá cao có thể dẫn đến bệnh nhân xuất hiện hành vi kỳ quặc, ức chế thần kinh và suy hô hấp.
- Do Loratadin gây ra:
Ở liều thông thường 10mg mỗi ngày, loratadin được coi là tương đối an toàn
Đối với liều lớn hơn 10 mg/ ngày, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:
Thường gặp: Đau đầu, khô miệng.
Ít gặp: Chóng mặt, hắt hơi, khô mũi, tại mắt có thể bị viêm kết mạc.
Hiếm gặp: Trầm cảm, Các triệu chứng tim mạch ( bao gồm: tim đập nhanh, loạn nhịp trên thất, nhịp thất nhanh, đánh trống ngực,..) , nôn nao, bất bình thường chức năng gan, rối loạn kinh doanh Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.
Phản ứng dị ứng: Ban da, mề đay, nổi mẩn trên da và các dấu hiệu dị ứng khác.
Ít gặp: Ban, buồn nôn và/ hoặc nôn, rối loạn tạo máu và công thức máu(giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể 3 dòng tế bào máu, giảm bạch cầu), thiếu máu,
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Độc tính thận có thể xảy ra, tăng cao trong trường hợp dùng liều cao hoặc lạm dụng thuốc kéo dài.
- Do Phenylephrin gây ra:
Thường gặp: Kích động thần kinh, lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, ngủ không yên, mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp tăng cao.
Ít gặp: Tăng huyết áp kèm theo hiện tượng phù phổi, loạn nhịp tim hoặc nhịp chậm, giảm tưới máu nội tạng do co mạch ngoại vi và nội tạng, suy hô hấp.
Hiếm gặp: xuất hiện các ổ viêm cơ tim, chảy máu dưới màng ngoài tim.
- Do Dextromethorphan gây ra:
Thường gặp: Người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, hồi hộp, da đỏ bừng, thân nhiệt tăng.
Ít gặp: Phản ứng dị ứng nổi mày đay.
Hiếm gặp: Ngoại ban trên da, có khi thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Liều quá cao có thể dẫn đến bệnh nhân xuất hiện hành vi kỳ quặc, ức chế thần kinh và suy hô hấp.
- Do Loratadin gây ra:
Ở liều thông thường 10mg mỗi ngày, loratadin được coi là tương đối an toàn
Đối với liều lớn hơn 10 mg/ ngày, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:
Thường gặp: Đau đầu, khô miệng.
Ít gặp: Chóng mặt, hắt hơi, khô mũi, tại mắt có thể bị viêm kết mạc.
Hiếm gặp: Trầm cảm, Các triệu chứng tim mạch ( bao gồm: tim đập nhanh, loạn nhịp trên thất, nhịp thất nhanh, đánh trống ngực,..) , nôn nao, bất bình thường chức năng gan, rối loạn kinh doanh Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.
9. Tương tác với các thuốc khác
-Paracetamol:
Sử dùng kéo dài paracetamol ở liều cao gây tăng nhẹ tác dụng chống đông của các thuốc nhóm coumarin và dẫn chất idandion.
Dùng đồng thời phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt: khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol có thể tăng cao ở người sử dụng nhiều và dài ngày các đồ uống có cồn.
Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin, …): gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, tăng quá trình chuyển hóa paracetamol do đó làm tăng độc tính trên gan của thuốc.
Paracetamol khi uống đồng thời với Isoniazid có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
- Phenylephrin:
Monoaminoxidase (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin hydroclorid tăng cao do chuyển hóa giảm.
Không chỉ định phenylephrin hydroclorid uống ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO.
Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm (ergonovin maleat): phối hợp làm tăng mạnh huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin: làm tăng tác dụng tăng áp ở phenylephrin.
Digitalis: tăng độ nhạy cảm của phenylephrin với các tế bào cơ tim.
Furosemid hoặc các thuốc lợi niệu khác: giảm đáp ứng tăng huyết áp bởi phenylephrin.
Không dùng phenylephrin với Bromocriptin vì có thể gây tai biến do co mạch và tăng huyết áp.
- Dextromethorphan:
Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương: tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương hoặc tác dụng của Dextromethorphan.
Quinidin: tăng nồng độ Dextromethorphan trong huyết thanh do ức chế cytochrom P450 2D6; tăng khả năng xuất hiện của các tác dụng bất lợi.
- Loratadin:
Cimetidin: Dùng đồng thời dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%
Ketoconazol: Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4
Erythromycin: có thể dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong máu
Sử dùng kéo dài paracetamol ở liều cao gây tăng nhẹ tác dụng chống đông của các thuốc nhóm coumarin và dẫn chất idandion.
Dùng đồng thời phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt: khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol có thể tăng cao ở người sử dụng nhiều và dài ngày các đồ uống có cồn.
Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin, …): gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, tăng quá trình chuyển hóa paracetamol do đó làm tăng độc tính trên gan của thuốc.
Paracetamol khi uống đồng thời với Isoniazid có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
- Phenylephrin:
Monoaminoxidase (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin hydroclorid tăng cao do chuyển hóa giảm.
Không chỉ định phenylephrin hydroclorid uống ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO.
Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm (ergonovin maleat): phối hợp làm tăng mạnh huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin: làm tăng tác dụng tăng áp ở phenylephrin.
Digitalis: tăng độ nhạy cảm của phenylephrin với các tế bào cơ tim.
Furosemid hoặc các thuốc lợi niệu khác: giảm đáp ứng tăng huyết áp bởi phenylephrin.
Không dùng phenylephrin với Bromocriptin vì có thể gây tai biến do co mạch và tăng huyết áp.
- Dextromethorphan:
Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương: tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương hoặc tác dụng của Dextromethorphan.
Quinidin: tăng nồng độ Dextromethorphan trong huyết thanh do ức chế cytochrom P450 2D6; tăng khả năng xuất hiện của các tác dụng bất lợi.
- Loratadin:
Cimetidin: Dùng đồng thời dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%
Ketoconazol: Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4
Erythromycin: có thể dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong máu
10. Dược lý
Dược lực học:
Parẩcetamol hay Acetaminophen, có cấu tạo là dẫn chất có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau – hạ sốt tương đương và được dùng để thay thế cho Aspirin. Paracetamol không có tác dụng chống viêm.
Phenylephrin là chất giống với thần kinh giao cảm α1 (α1 – adrenergic), tác dụng trực tiếp với các thụ thể này do vậy làm co mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp.
Dextromethorphan hydrobromid: thuốc giảm ho theo cơ chế tác động lên trung tâm ho ở hành não. Thuốc hiệu quả nhất là đối với is các tình trạng ho mạn tính, không có đờm.
Loratadin: thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, cho tác dụng kéo dài. Thuốc không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ. Cơ chứ hoạt động bằng cách đối kháng chọn lọc với thụ thể H1 ngoại biên. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Dược động học:
Paracetamol được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá với nồng độ đỉnh trong máu đạt được trong khoảng 30 đến 60 phút ở liều điều trị. Thuốc phân bố ở hầu hết các mô của cơ thể, tỷ lệ gắn protein huyết tương là 25%. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ diễn ra tại thận và nhờ quá trình thải của nước tiểu.
Phenylephrin hấp thu rất kém khi dùng đường uống do đặc điểm chuyển hóa tại gan và ruột dưới xúc tác của enzym monoaminoxydase (MAO). Sinh khả dụng đường uống chỉ đạt khoảng 25%.
Dextromethorphan: hấp thu nhanh khi qua tiêu hóa, tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống và duy trì khoảng 6 - 8 giờ. Chuyển hóa diễn ra trên gan trong khi quá trình bài tiết thông qua hoạt động của thận và qua nước tiểu, ở dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Loratadin: hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ. Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450; tạo thành chất chuyển hóa chính có hoạt tính descarboethoxyloratadin. Nửa đời đào thải của loratadin là 17 giờ và descarboethoxyloratadin là 19 giờ. Khoảng 80% tổng liều nạp của loratadin được tìm thấy trong phân và nước tiểu, với tỷ lệ ngang nhau.
Parẩcetamol hay Acetaminophen, có cấu tạo là dẫn chất có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau – hạ sốt tương đương và được dùng để thay thế cho Aspirin. Paracetamol không có tác dụng chống viêm.
Phenylephrin là chất giống với thần kinh giao cảm α1 (α1 – adrenergic), tác dụng trực tiếp với các thụ thể này do vậy làm co mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp.
Dextromethorphan hydrobromid: thuốc giảm ho theo cơ chế tác động lên trung tâm ho ở hành não. Thuốc hiệu quả nhất là đối với is các tình trạng ho mạn tính, không có đờm.
Loratadin: thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, cho tác dụng kéo dài. Thuốc không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ. Cơ chứ hoạt động bằng cách đối kháng chọn lọc với thụ thể H1 ngoại biên. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Dược động học:
Paracetamol được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá với nồng độ đỉnh trong máu đạt được trong khoảng 30 đến 60 phút ở liều điều trị. Thuốc phân bố ở hầu hết các mô của cơ thể, tỷ lệ gắn protein huyết tương là 25%. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ diễn ra tại thận và nhờ quá trình thải của nước tiểu.
Phenylephrin hấp thu rất kém khi dùng đường uống do đặc điểm chuyển hóa tại gan và ruột dưới xúc tác của enzym monoaminoxydase (MAO). Sinh khả dụng đường uống chỉ đạt khoảng 25%.
Dextromethorphan: hấp thu nhanh khi qua tiêu hóa, tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống và duy trì khoảng 6 - 8 giờ. Chuyển hóa diễn ra trên gan trong khi quá trình bài tiết thông qua hoạt động của thận và qua nước tiểu, ở dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Loratadin: hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ. Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450; tạo thành chất chuyển hóa chính có hoạt tính descarboethoxyloratadin. Nửa đời đào thải của loratadin là 17 giờ và descarboethoxyloratadin là 19 giờ. Khoảng 80% tổng liều nạp của loratadin được tìm thấy trong phân và nước tiểu, với tỷ lệ ngang nhau.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng quá liều có thể xảy ra trong trường hợp sử dụng liều cao kéo dài.
Triệu chứng: bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp, nhức đầu, co giật, nuồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, ảo giác, mất điều hòa, nhịp tim nhanh, đánh trông ngực, run rẩy,...
Các triệu chứng nghiêm trọng đã được ghi nhận bao gồm: xuất huyết não; suy hô hấp; hôn mê,..
Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Xử trí: Rửa dạ dày, tốt nhất là 4 giờ sau khi uống.
Điều trị các triệu chứng kết hợp theo dõi điện tâm đồ và các chỉ số của người bệnh.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết.
Triệu chứng: bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp, nhức đầu, co giật, nuồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, ảo giác, mất điều hòa, nhịp tim nhanh, đánh trông ngực, run rẩy,...
Các triệu chứng nghiêm trọng đã được ghi nhận bao gồm: xuất huyết não; suy hô hấp; hôn mê,..
Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Xử trí: Rửa dạ dày, tốt nhất là 4 giờ sau khi uống.
Điều trị các triệu chứng kết hợp theo dõi điện tâm đồ và các chỉ số của người bệnh.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết.
12. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.