Thông tin sản phẩm
Thuốc tẩy giun Albendazol 400mg là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định trong điều trị cho các bệnh nhân nhiễm trùng sán dây. **Mô tả sản phẩm** Thuốc Albendazol là một loại thuốc có khả năng diệt giun sán. Là sản phẩm của Công ty TNHH LD Stellapharm. Địa chỉ tại No. 40 Tu Do Avenue, Singapore Industrial Park, An Phú, Thuận An, Bình Dương. Thuốc Albendazol thuộc phân loại thuốc không kê đơn OTC. Được bào chế dưới dạng viên nén dài, bao phim màu trắng, một mặt khắc vạch và một mặt trơn. Thuốc được đóng gói 1 hộp 1 vỉ x 1 viên. **Tác dụng của thuốc tẩy giun Albendazol 400mg** Albendazol có ái lực mạnh, đặc hiệu gắn vào một loại protein tự do trong tế bào của ký sinh trùng. Từ đó hợp thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng. Đồng thời, thuốc gây ức chế sự hấp thu glucose của ký sinh trùng ở các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, dẫn đến cạn kiệt glycogen, làm ký sinh trùng không thể hoạt động và chết đi. Albendazol có tác dụng trong diệt các ấu trùng của giun móc Necator americanus và diệt trứng giun đũa, giun móc, giun tóc. Thuốc Albendazol được chỉ định điều trị nhiễm một loại hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn, sán hạt dưa, sán lợn, sán bò, sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis.
1. Thành phần của Albendazol 400mg HATAPHAR
Tá dược vđ 1 viên
(Tá dược gồm: lactose, povidon K30, aspartam, bột talc, magnesi stearat, bột hương dâu, erythrosin)
2. Công dụng của Albendazol 400mg HATAPHAR
- Bệnh nang sán chó (Echinococcus granulosus) ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.
3. Liều lượng và cách dùng của Albendazol 400mg HATAPHAR
Liều dùng:
- Bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercus cellulosae ở mô thần kinh:
Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, cân nặng > 60 kg: 400 mg/lần, 2 lần/ngày uống cùng với thức ăn trong 8-30 ngày.
Đối với những người cân nặng dưới 60 kg: 15 mg/kg/ngày (không quá 800 mg/ngày), chia 2 lần, uống cùng thức ăn, trong 8-30 ngày.
Có thể nhắc lại nếu cần thiết.
Chưa có liều cho trẻ dưới 6 tuổi.
-Bệnh nang sán chó Echinococcus: (điều trị xen kẽ với phẫu thuật):
Liều dùng như trên, nhưng một đợt điều trị kéo dài 28 ngày, nhắc lại sau 14 ngày nghỉ thuốc. Có thể điều trị 3 đợt liên tiếp.
- Giun đũa, giun móc hoặc giun tóc, giun kim.
Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 400 mg uống 1 liều duy nhất trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.
Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.
- Giun lươn
Người lớn và trè em trên 2 tuổi: 400 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.
Trẻ em cho tới 2 tuổi: 200 mg/lần/ngày, uống trong 3 ngày. Có thể nhăc lại sau 3 tuần.
- Giun Capillaria:
Người lớn và trẻ em: 200 mg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày.
-Âu trùng di trú ở da:
Người lorn: 400 mg/lần/ngảy, uổng trong 3 ngày. Có thể tăng lên 5 - 7 ngày mà không thêm tác dụng không mong muốn.
Trẻ em: 5 mg/kg/ngày, uống trong 3 ngày.
-Bệnh do Giardia: 400 mg/lần/ngày, uống trong 5 ngày.
-Bệnh sản lá gan do Clonorchis sinensis: trẻ em và người lớn: 10 mg/kg/ngày, uống trong 7 ngày.
-Bệnh giun chỉ bạch huyết Wuchereria barter of ti, Brugia melafi), nhiễm giun chỉ tiềm ẩn (bệnh phổi nhiệt đới tăng bạch cầu ưa eosin): diethylcarbamazin là chất được lựa chọn để diệt giun chỉ cả ấu trùng lẫn trưởng thành. Ở các vùng có bệnh giun chỉ lưu hành, hàng năm cho 1 liều đơn albendazol 400 mg với diethylcarbamazin 6 mg/kg hoặc ivermectin (200 microgam/kg) có tác dụng ngăn chặn bệnh lây truyền. Điều trị như vậy tiêp tục ít nhất trong 5 năm.
-Nhiễm Toxocara (ấu trùng di trú nội tạng): Người lớn hoặc trẻ em dùng liều như nhau 400 mg/lần, 2 lần/ngày trong 5 ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Albendazol 400mg HATAPHAR
- Người mang thai.
5. Thận trọng khi dùng Albendazol 400mg HATAPHAR
Albendazol chuyển hóa mạnh ở gan nên khi xơ gan, tốc độ thanh thài thuốc qua gan sẽ giảm, qua đó sẽ ỉàm tăng tích lũy thuốc và tăng tác dụng không mong muốn của albendazol. Vì thế, cần thận trọng khi dùng albendazol cho những người có rối loạn chức năng gan.
Cần thận trọng theo dõi chức năng gan và đếm huyết cầu 2 lần trong mỗi chu trình điều trị. Khi điều trị liều cao và lâu dài trong bệnh ấu trùng sán lợn hoặc bệnh nang sán chó Echinococcus.
Phải loại trừ mang thai 1 tháng trước khi bẳt đầu điều trị liều cao và dài ngày (bằng phương pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết trong và sau khi dùng thuốc 1 tháng) phụ nữ cho con bú.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Mặc dù chưa được nghiên cứu trên người song albendazol không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai do những thử nghiêm trên động vật thấy khả năng gây quái thai của albendazol.
Với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên dùng albendazol trong vòng 7 ngày đầu cùa chu kỳ kinh nguyệt. Khi điều trị bằng albendazol, cần phải dùng các biện pháp tránh thai cần thiết trong và sau khi ngừng thuốc 1 tháng.
- Thời kỳ cho con bú
Còn chưa biết thuốc tiết vào sữa ở mức nào. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng albendazol cho phụ nữ cho con bú.
7. Tác dụng không mong muốn
Trong điều trị bệnh nang sán chó Echinococcus hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis) là những trường hợp phải dùng liều cao và dài ngày, tác dụng có hại thường gặp nhiều hơn và nặng hơn.
Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chì phải ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu (0,7%) hoặc có sự bất thường về gan (3,8% trong bệnh nang sán).
-Thường gập, ADR > 1/100
Toàn thân: sốt.
Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, biểu hiện ờ não, tăng áp suất trong não.
Gan: Chức năng gan bất thường.
Dạ dày - ruột: Đau bụng, buồn nôn, nôn.
Da: Rụng tóc (phục hồi được).
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Phản ứng dị ứng.
Máu: Giảm bạch cầu.
Da: Ban da, mày đay.
Thận: Suy thận cấp.
- Hiếm gặp, ADR <1/1000
Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Albendazol có thể gây giảm bạch cầu (dưới 1%) và phục hồi lại được. Hiếm gặp các phàn ứng nặng hơn, kể cả giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, hoặc giảm các loại huyết cầu. Phài xét nghiệm công thức máu khi bắt đầu chu kỳ điều trị 28 ngày và 2 tuần một lần trong khi điều trị. vẫn tiêp tục điều trị được bằng albendazol nếu lượng bạch cầu giảm ít và không giảm nặng thêm.
Albendazol có thể làm tăng enzym gan từ nhẹ đến mức vừa phải ở 16% người bệnh, nhưng lại trở về bình thường khi ngừng điều trị. Kiểm tra chức năng gan (các transaminase) phải được tiến hành trước khi bắt đầu mọi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzym gan tảng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó lại có thể điều trị bằng albendazol khi enzym gan trở về mức trước điều trị, nhưng cần xét nghiệm nhiều lần hơn khi tái điều trị.
Người bệnh được điều trị bệnh ấu trùng sán lợn có tồn thương não, nên dùng thêm corticosteroid và thuốc chống co giật, uổng hoặc tiêm tĩnh mạch corticosteroid sẽ ngăn cản được những cơn tăng áp suất nội sọ trong tuần đẩu tiên khi điều trị bệnh ấu trùng sán này.
Bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (neurocysticercosis), có thể có ảnh hưởng đến võng mạc tuy rất hiếm. Vì vậy, trước khi điều trị, nên xét nghiệm những tổn thương võng mạc cùa người bệnh. Ngay cả khi dùng cùng với corticosteroid, bất cứ thuốc nào diệt ấu trùng sán lợn dùng để điều trị nang ấu trùng ở mắt hoặc tùy sổng cũng thể gây ra tác hại không hồi phục nên trước khi điều trị, phải khám mắt để loại trừ nang trong mắt.
8. Tương tác với các thuốc khác
- Praziquantel: Praziquantel (40 mg/kg) làm tăng nồng độ trung bình trong huyết tương và diện tích dưới đường cong a albendazol sulfoxid khoảng 50% so với dùng albendazol đơn độc 400mg.
-Cimetidin: Nông độ albendazol sulfoxid trong mật và trong dịch nang sán tăng lên khoảng 2 lần ở người bị bệnh n ang sán khi dùng phối hợp với cimetidin (10 mg/kg/ngày) so với dùng albendazol đơn độc (20 mg/kg/ngày).
- Theophylin: Dược động học cùa theophylin không thay đổi sau khi uống 1 liều albendazol 400 mg.
9. Dược lý
Albendazol cũng có phổ tác dụng rộng trên các giun đường ruột như giun đũa (Ascarislumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenal và Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis), giun Capillaria (Capillaria philippinensis) và giun xoắn (Trichinella spiralis). Albtendazol cũng có tác dụng đối với thể ấu trùng di trú ở da.
Albendazol cũng có tác dụng điều trị bệnh sán lá gan (Clonorchis sinensis).
Albendazol còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh do Giardia gây ra, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với metronidazol để điều trị nhiễm Giardia duodenalis (còn gọi là G. lamblia hay G. intestinalis). Albendazol có hiệu quả tương tự metronidazol trong điều trị nhiễm Giardia ở trẻ em, mà lại ít tác dụng không mong muốn hơn.
Cơ chế tác dụng của albendazol chưa được biết đầy đủ. Thuốc có ái lực mạnh, đặc hiệu gắn vào p- tubulin (một loại protein tự do) trong tế bào của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng, đồng thời ức chế sự hấp thu glucose của ký sinh trùng ở các giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, dẫn đến cạn kiệt glycogen, làm ký sinh trùng bất động và chết. Albendazol có tác dụng diệt ấu trùng của giun móc Necator americanus và diệt trứng giun đũa, giun móc, giun tóc.