Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Insunova - N (NPH)
Insulin human Ph.Eur 1000 IU
2. Công dụng của Insunova - N (NPH)
Insunova-N (NPH) dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
3. Liều lượng và cách dùng của Insunova - N (NPH)
Cách dùng
Thuốc dùng tiêm
Liều dùng
- Theo chỉ định của bác sỹ, tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.
- Liều thông thường khoảng 0,5-1,0 IU/kg/ngày, tùy theo khả năng kiểm soát đường huyết và tình trạng chuyển hóa của từng bệnh nhân.
- INSUNOVA-N (NPH) thường được tiêm dưới da ở vùng trên cánh tay, đùi, mông hoặc bụng. Tùy theo từng bệnh nhân, có thể tiêm 1 - 2 lần mỗi ngày, trước khi ăn.
- Nên tiêm INSUNOVA-N (NPH) trước bữa ăn 30 phút. Có thể phối hợp với insulin tác dụng ngắn trong cùng bơm tiêm, trong trường hợp này insulin tác dụng ngắn được cho vào bơm tiêm trước.
- Không được tiêm tĩnh mạch.
Thuốc dùng tiêm
Liều dùng
- Theo chỉ định của bác sỹ, tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.
- Liều thông thường khoảng 0,5-1,0 IU/kg/ngày, tùy theo khả năng kiểm soát đường huyết và tình trạng chuyển hóa của từng bệnh nhân.
- INSUNOVA-N (NPH) thường được tiêm dưới da ở vùng trên cánh tay, đùi, mông hoặc bụng. Tùy theo từng bệnh nhân, có thể tiêm 1 - 2 lần mỗi ngày, trước khi ăn.
- Nên tiêm INSUNOVA-N (NPH) trước bữa ăn 30 phút. Có thể phối hợp với insulin tác dụng ngắn trong cùng bơm tiêm, trong trường hợp này insulin tác dụng ngắn được cho vào bơm tiêm trước.
- Không được tiêm tĩnh mạch.
4. Chống chỉ định khi dùng Insunova - N (NPH)
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Hạ đường huyết.
- Hạ đường huyết.
5. Thận trọng khi dùng Insunova - N (NPH)
Lọ thuốc có nắp bảo vệ bằng nhựa màu, phải mở nắp này trước khi rút thuốc vào ống tiêm. Không nên mua lọ thuốc không còn nắp bảo vệ. Dùng không đủ liều insulin hay ngưng điều trị có thể gây tăng đường huyết và nhiễm acid ceton, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường týp 1. Các triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện từ từ sau một thời gian, bao gồm khát, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, da có cảm giác kiến bò, khô miệng, chán ăn, hơi thở có mùi aceton. INSUNOVA-N (NPH) có dạng hỗn dịch màu trắng đục. Không được dùng nếu thấy chất lỏng trong lọ không trở về dạng trắng đục đồng nhất sau khi lăn nhẹ lọ thuốc trong lòng bàn tay.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Insulin không qua nhau thai nên có thể dùng insulin để điều trị tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Kiểm soát tốt đường huyết là mục tiêu điều trị tiểu đường cho bệnh nhân đang có thai cũng như bệnh nhân dự định có thai. Nhu cầu insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và tăng trong thời gian còn lại của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở về như trước khi có thai. Lúc này có thể dùng insulin để điều trị tiểu đường cho phụ nữ cho con bú vì không gây hại cho em bé. Tuy nhiên có thể cần giảm liều khi dùng insulin cho phụ nữ cho con bú.
Phụ nữ cho con bú: sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở về như trước khi có thai. Lúc này có thể dùng insulin để điều trị tiểu đường cho phụ nữ cho con bú vì không gây hại cho em bé. Tuy nhiên có thể cần giảm liều khi dùng insulin cho phụ nữ cho con bú.
7. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn khác có thể xuất hiện sau khi dùng human insulin bao gồm:
- Rối loạn toàn thân và tại ví trí tiêm: Dị ứng tại chỗ ở vị trí tiêm (đỏ, sưng, đau, ngứa, tụ máu tại vị trí tiêm) có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bằng insulin. Hầu hết các triệu chứng thường là thoáng quá và biến mất trong quá trị điều trị.
- Da và dưới da rối loạn mô: loạn dưỡng lipid, phì đại tại chỗ tiêm (đôi khi tại các điểm cách xa vị trí tiêm insulin). Thường xuyên thay đổi chỗ tiêm được khuyến khích để tránh teo hoặc phì đại của mô dưới da.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng phản vệ. Phản ứng quá mẫn toàn thân có thể biểu hiện với: phát ban toàn thân, ngứa, ra mồ hôi, rối loạn dạ dày-ruột, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực, giảm huyết áp và ngất xỉu / bất tỉnh. Phản ứng quá mẫn toàn thân là có khả năng đe dọa tính mạng.
- Xin vui lòng thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn xảy ra trong khi điều trị
- Rối loạn toàn thân và tại ví trí tiêm: Dị ứng tại chỗ ở vị trí tiêm (đỏ, sưng, đau, ngứa, tụ máu tại vị trí tiêm) có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bằng insulin. Hầu hết các triệu chứng thường là thoáng quá và biến mất trong quá trị điều trị.
- Da và dưới da rối loạn mô: loạn dưỡng lipid, phì đại tại chỗ tiêm (đôi khi tại các điểm cách xa vị trí tiêm insulin). Thường xuyên thay đổi chỗ tiêm được khuyến khích để tránh teo hoặc phì đại của mô dưới da.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng phản vệ. Phản ứng quá mẫn toàn thân có thể biểu hiện với: phát ban toàn thân, ngứa, ra mồ hôi, rối loạn dạ dày-ruột, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực, giảm huyết áp và ngất xỉu / bất tỉnh. Phản ứng quá mẫn toàn thân là có khả năng đe dọa tính mạng.
- Xin vui lòng thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn xảy ra trong khi điều trị
8. Tương tác với các thuốc khác
- Các thuốc chẹn beta làm che lấp triệu chứng hạ đường huyết. Một số thuốc khi phối hợp với INSUNOVA có thể có tương tác trên chuyển hóa đường. Vì vậy, thầy thuốc cần lưu ý đến các tương tác có thể xảy ra.
- Thuốc làm giảm nhu cầu insulin: các thuốc làm giảm đường huyết dùng đường uống, octreotide, thuốc IMAO, thuốc chẹn beta không chọn lọc, thuốc ức chế men chuyển, các salicylate, rượu và các steroid đồng hóa.
- Thuốc làm tăng nhu cầu insulin: thuốc tránh thai dùng đường uống, các thiazid, glucocorticoid, hormon tuyến giáp, thuốc kích thích thần kinh giao cảm, danazol …
- Thuốc làm giảm nhu cầu insulin: các thuốc làm giảm đường huyết dùng đường uống, octreotide, thuốc IMAO, thuốc chẹn beta không chọn lọc, thuốc ức chế men chuyển, các salicylate, rượu và các steroid đồng hóa.
- Thuốc làm tăng nhu cầu insulin: thuốc tránh thai dùng đường uống, các thiazid, glucocorticoid, hormon tuyến giáp, thuốc kích thích thần kinh giao cảm, danazol …
9. Quá liều và xử trí quá liều
Không có định nghĩa cụ thể về sự quá liều insulin. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể mô tả như sau: Hạ đường huyết nhẹ: có thể điều trị bằng cách uống đường glucose hay ăn thức ăn ngọt. Vì vậy, người bị tiểu đường nên đem theo bên mình vài viên đường, kẹo, bánh quy hay nước trái cây có đường. Hạ đường huyết nặng - bệnh nhân có thể bị bất tỉnh: có thể điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da glucagon (0,5 – 1 mg), hoặc tiêm tĩnh mạch glucose. Sau khi tiêm glucagon 10 – 15 phút, nếu thấy bệnh nhân không đáp ứng, có thể tiêm tĩnh mạch glucose. Khi bệnh nhân đã tỉnh lại, có thể cho dùng thêm carbohydrate để tránh tái phát.
10. Bảo quản
Để xa tầm tay trẻ em
Tránh ánh sáng và ẩm
Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C
Không được để đông lạnh
Tránh ánh sáng và ẩm
Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C
Không được để đông lạnh