lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc tim mạch H-VACOLAREN 20 mg hộp 60 viên

Thuốc tim mạch H-VACOLAREN 20 mg hộp 60 viên

Danh mục:Thuốc tác động lên tim mạch
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Trimetazidin
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Vacopharm
Số đăng ký:VD-20909-14
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của H-VACOLAREN 20 mg

Trimetazidin.2HCl 20mg
Tá dược v.đ. 1 viên nén bao phim
(Tinh bột sắn, Lactose, Polyvinyl pyrrolidon, Magnesi stearat, Talc, Natri starch glycolat, Aerosil, Hydroxypropyl methylcellulose, Ponceau 4R lake, Sunset yellow lake, Titan dioxyd, Polyethylen glycol 6000)

2. Công dụng của H-VACOLAREN 20 mg

Chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.

3. Liều lượng và cách dùng của H-VACOLAREN 20 mg

Liều dùng và cách dùng: uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thai creatinin [30-60] ml/phút) và người cao tuổi: uống 1viên/lần x 2 lần/ngày, sáng và tôi, dùng cùng bữa ăn.
Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi vì mức độ nhạy cảm Trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
Trẻ em: mức độ an toàn và hiệu quả chưa được đánh giá, không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.

4. Chống chỉ định khi dùng H-VACOLAREN 20 mg

Quá mẫn đối với thành phần hoạt chất hoặc bất cứ tá dược nào được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút)

5. Thận trọng khi dùng H-VACOLAREN 20 mg

Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.
Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidin. :
Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngưng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nêu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi ngừng thuốc, cần tham vấn các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp (xem thêm phần Tác dụng không mong muốn).
Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidin cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như (xem thêm phần Liều dùng và cách dùng): bệnh nhân suy thận mức độ trung bình và trên 75 tuổi.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú: nên thận trọng và ngưng cho con bú khi cần thiết phải dùng Trimetazidin.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Trimetazidin có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Rối loạn trên hệ thần kinh
Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu thần kinh
Không rõ: Triệu chứng: Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dừng thuốc
Không rõ: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ)
Rối loạn trên tim
Hiếm gặp: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh
Rối loạn trên mạch
Hiếm gặ: Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.
Rối loạn trên da
Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn dày - ruột
Không rõ: Táo bón
Rối loạn trên da và mô dưới da
Thường gặp: Mẩn, ngứa, mày đay
Không rõ: Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch
Rối loạn toàn thân
Thường gặp: Suy nhược và tình trạng sử dụng thuốc
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Không rõ: Mất bạch cầu hạt. Giảm tiểu cầu. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
Rối loạn gan mật
Không rõ: Viêm gan
Thông báo cho Bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng

9. Tương tác với các thuốc khác

Hiện nay chưa thấy có tương tác với thuốc nào. Trimetazidin không phải là một thuốc gây cảm ứng cũng như không phải là một thuốc gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan, có nhiều khả năng Trimetazidin không tương tác với nhiều thuốc chuyên hóa ở gan.
Thận trọng khi phối hợp với các thuốc khác.

10. Dược lý

Cơ chế tác dụng: Trimetazidin ức chế quá trình beta oxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzym long-chain 3-ketoacyl-CoA thiolase ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình oxy hóa glucose cần tiêu thụ oxy ít hơn so với quá trình beta oxy hóa. Việc thúc đẩy oxy hóa glucose sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu.
Tác dụng dược lực học: Ở những bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ, trimetazidin hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphate cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidin có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Chưa có báo cáo

12. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(8 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

6
2
0
0
0