Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Bocinor Rosa
Levonorgestrel: 1,5 mg
Tá dược: lactose, avicel, magnesi tearat, povidon k30, sodium starch glycolat vừa đủ 1 viên
Tá dược: lactose, avicel, magnesi tearat, povidon k30, sodium starch glycolat vừa đủ 1 viên
2. Công dụng của Bocinor Rosa
Tránh thai khẩn cấp, dùng trong vòng 72 giờ sau các cuôc giao hợp không dùng biện pháp tránh thai hoặc sau cuộc giao hợp mà biện pháp tránh thai sử dụng không đạt hiệu quả.
3. Liều lượng và cách dùng của Bocinor Rosa
Dùng đường uống.
- Uống viên thuốc này trong trong vòng 72 giờ sau cuộc giao hợp không dùng biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên dùng càng sớm càng có hiệu quả.
- Nếu nôn trong vòng 3 giờ sau khi uống, cần uống bù viên khác ngay.
- Có thể dùng Bocinor vào bất kỳ thời gian nào của chu kỳ kinh, trừ khi bị trễ kinh.
Sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, nên dùng các phương pháp tránh thai màng chắn (như bao cao su) cho đến chu kỳ kinh tiếp theo. Không chống chỉ định dùng Bocinor trong thời gian dùng cho các loại thuốc tránh thai thông thường khác có chứa hormon.
- Phụ nữ khi đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó cần sử dụng biện pháp tránh trai khẩn cấp là biện pháp tránh thai không chứa hormon, ví dụ đặt vòng tránh thai trong tử cung. Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel (nghĩa là 3000 mcg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn) (xem phần Tương tác thuốc)
- Trẻ em: Không khuyên dùng Bocinor cho trẻ em. Hiện có rất ít dữ kiện về việc sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 16 tuổi.
- Uống viên thuốc này trong trong vòng 72 giờ sau cuộc giao hợp không dùng biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên dùng càng sớm càng có hiệu quả.
- Nếu nôn trong vòng 3 giờ sau khi uống, cần uống bù viên khác ngay.
- Có thể dùng Bocinor vào bất kỳ thời gian nào của chu kỳ kinh, trừ khi bị trễ kinh.
Sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, nên dùng các phương pháp tránh thai màng chắn (như bao cao su) cho đến chu kỳ kinh tiếp theo. Không chống chỉ định dùng Bocinor trong thời gian dùng cho các loại thuốc tránh thai thông thường khác có chứa hormon.
- Phụ nữ khi đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó cần sử dụng biện pháp tránh trai khẩn cấp là biện pháp tránh thai không chứa hormon, ví dụ đặt vòng tránh thai trong tử cung. Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel (nghĩa là 3000 mcg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn) (xem phần Tương tác thuốc)
- Trẻ em: Không khuyên dùng Bocinor cho trẻ em. Hiện có rất ít dữ kiện về việc sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 16 tuổi.
4. Chống chỉ định khi dùng Bocinor Rosa
- Quá mẫn cảm với Levonorgestrel hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Suy gan nặng.
- Phụ nữ có thai.
- Chảy máu âm đạo chưa có chuẩn đoán, bệnh nặng về động mạch, huyết khối tắc mạch, u gan, ung thư vú, porphyria.
- Suy gan nặng.
- Phụ nữ có thai.
- Chảy máu âm đạo chưa có chuẩn đoán, bệnh nặng về động mạch, huyết khối tắc mạch, u gan, ung thư vú, porphyria.
5. Thận trọng khi dùng Bocinor Rosa
- Tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai bị động, chỉ dùng cho những “tình trạng khẩn cấp”. Không dùng biện pháp này thay cho các phương pháp tránh thai thông thường khác.
- Tránh thai khẩn cấp không ngăn chặn được sự mang thai trong mọi tình huống. Nếu không có sự chắc chắn về thời điểm sảy ra cuộc giao hợp không dùng biện pháp tránh thai, hoặc nếu người phụ nữ đã có giao hợp không dùng biện pháp tránh thai trước đó quá 72 giờ nhưng trong cùng một kỳ kinh, thì vẫn có thể mang thai. Vì vậy, dùng Bocinor sau lần giao hợp thứ 2 có thể không hiệu quả. Nếu trễ kinh hơn 5 ngày, xuất huyết bất thường trong kỳ kinh đóng hạn hoặc có nghi ngờ mang thai hay bất kỳ nghi ngại nào khác, cần phải thăm khám để loại trừ khả năng mang thai.
- Nếu mang thai sảy ra sau khi dùng Bocinor, cần xem xét khả năng thai ngoài tử cung, đặc biệt với những người có biểu hiện đau bụng trong vùng chậu hoặc suy sôp, những người có tiền sử thai ngoài tử cung, phẫu thuật ống dẫn trứng, bệnh viêm xương chậu.
- Ở người có hội chứng suy giảm hấp thu nặng như trong bệnh Crohn, hiệu quả của Bocinor có thể giảm.
- Sau khi dùng Bocinor, đa số trường hợp kinh nguyệt vẫn bình thường và đóng kỳ. Một vài trường hợp có kinh sớm hơn hoặc trễ hơn vài ngày. Bác sĩ nên tư vấn cho những người đã dùng Bocinor về việc áp dụng một biện pháp tránh thai thường xuyên phù hợp. Nếu đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong khi vẫn uống viên thuốc tránh thai thường xuyên khác có chứa Hormon, mà không thấy kinh vào thời gian đang uống viên không hoạt chất thì cần phải thăm khám để loại trừ khả năng mang thai.
- Không nên dùng Bocinor với liều lặp lại trong cùng một chu kỳ kinh, vì có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Hiệu quả của Bocinor không cao bằng các biện pháp tránh thai thường xuyên khác, và chỉ thích hợp cho mục đích tránh thai khẩn cấp. Với những phụ nữ có khuynh hướng phải dùng lại biện pháp tránh thai khẩn cấp, cần khuyên họ sử dụng những biện pháp tránh thai dài hạn.
- Sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp không thay thế cho những biện pháp thận trọng khác nhằm ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tránh thai khẩn cấp không ngăn chặn được sự mang thai trong mọi tình huống. Nếu không có sự chắc chắn về thời điểm sảy ra cuộc giao hợp không dùng biện pháp tránh thai, hoặc nếu người phụ nữ đã có giao hợp không dùng biện pháp tránh thai trước đó quá 72 giờ nhưng trong cùng một kỳ kinh, thì vẫn có thể mang thai. Vì vậy, dùng Bocinor sau lần giao hợp thứ 2 có thể không hiệu quả. Nếu trễ kinh hơn 5 ngày, xuất huyết bất thường trong kỳ kinh đóng hạn hoặc có nghi ngờ mang thai hay bất kỳ nghi ngại nào khác, cần phải thăm khám để loại trừ khả năng mang thai.
- Nếu mang thai sảy ra sau khi dùng Bocinor, cần xem xét khả năng thai ngoài tử cung, đặc biệt với những người có biểu hiện đau bụng trong vùng chậu hoặc suy sôp, những người có tiền sử thai ngoài tử cung, phẫu thuật ống dẫn trứng, bệnh viêm xương chậu.
- Ở người có hội chứng suy giảm hấp thu nặng như trong bệnh Crohn, hiệu quả của Bocinor có thể giảm.
- Sau khi dùng Bocinor, đa số trường hợp kinh nguyệt vẫn bình thường và đóng kỳ. Một vài trường hợp có kinh sớm hơn hoặc trễ hơn vài ngày. Bác sĩ nên tư vấn cho những người đã dùng Bocinor về việc áp dụng một biện pháp tránh thai thường xuyên phù hợp. Nếu đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong khi vẫn uống viên thuốc tránh thai thường xuyên khác có chứa Hormon, mà không thấy kinh vào thời gian đang uống viên không hoạt chất thì cần phải thăm khám để loại trừ khả năng mang thai.
- Không nên dùng Bocinor với liều lặp lại trong cùng một chu kỳ kinh, vì có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Hiệu quả của Bocinor không cao bằng các biện pháp tránh thai thường xuyên khác, và chỉ thích hợp cho mục đích tránh thai khẩn cấp. Với những phụ nữ có khuynh hướng phải dùng lại biện pháp tránh thai khẩn cấp, cần khuyên họ sử dụng những biện pháp tránh thai dài hạn.
- Sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp không thay thế cho những biện pháp thận trọng khác nhằm ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Khi mang thai:
Không dùng Bocinor cho phụ nữ mang thai. Thuốc cũng không làm xẩy thai. Theo kết quả của những nghiên cứu dịch tễ học, trường hợp phương pháp tránh thai khẩn cấp này thất bại, người phụ nữ vẫn có thai thì thuốc không gây tác động không mong muốn như một Progesteron lên thai
Khi cho con bú:
Levonorgestrel được bài tiết vào sữa mẹ. để làm giảm phơi nhiễm đứa trẻ đối với Levonorgestrel, người mẹ nên uống thuốc ngay sau khi cho con bú và tránh cho bộ bú sau khi uống thuốc
Không dùng Bocinor cho phụ nữ mang thai. Thuốc cũng không làm xẩy thai. Theo kết quả của những nghiên cứu dịch tễ học, trường hợp phương pháp tránh thai khẩn cấp này thất bại, người phụ nữ vẫn có thai thì thuốc không gây tác động không mong muốn như một Progesteron lên thai
Khi cho con bú:
Levonorgestrel được bài tiết vào sữa mẹ. để làm giảm phơi nhiễm đứa trẻ đối với Levonorgestrel, người mẹ nên uống thuốc ngay sau khi cho con bú và tránh cho bộ bú sau khi uống thuốc
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy
8. Tác dụng không mong muốn
Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xẩy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: Buồn nôn (13,7%), mệt mỏi (13,3%), đau bụng dưới (13,3%), đau đầu (10,3%), chóng mặt (9,6%), Nhũn vú (8,2%), tiêu chảy (3,8%), nôn (1,4%), rối loạn kinh nguyệt (31%), trễ kinh hơn 7 ngày (4,5%).
9. Tương tác với các thuốc khác
- Các thuốc có chứa Levonorgestrel có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc Cyclosporine do khả năng ức chế chuyển hoá chất này.
- Chuyển hoá Levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời Levonorgestrel với các thuốc gây cảm ứng men gan, hầu hết là thuốc gây cảm ứng enzym CYP3A4. Đồng thời sử dụng efavirenz với Levonorgestrel làm giảm nồng độ Levonorgestrel trong huyết tương khoáng 50%.
- Các thuốc khác nghi ngờ có khả năng làm giảm nồng độ Levonorgestrel tương tự trong huyết tương gồm các dẫn chất Barbiturat (kể cả Primidon), Phenytoin, Carbamazepin, các thuốc có nguồn gốc dược liệu có Hypericum Perforatum (St.John Wort), Rifampicin, Ritonavir, Rifabutin, Griseofulvin. Phụ nữ đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó, cần sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai không chứa hormon (ví dụ đặt vòng tránh thai trong tử cung). Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel (nghĩa là 3000 mcg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn). Tuy nhiên, việc phối hợp liều gấp đôi levonorgestrel và chất cảm ứng enzym chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Chuyển hoá Levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời Levonorgestrel với các thuốc gây cảm ứng men gan, hầu hết là thuốc gây cảm ứng enzym CYP3A4. Đồng thời sử dụng efavirenz với Levonorgestrel làm giảm nồng độ Levonorgestrel trong huyết tương khoáng 50%.
- Các thuốc khác nghi ngờ có khả năng làm giảm nồng độ Levonorgestrel tương tự trong huyết tương gồm các dẫn chất Barbiturat (kể cả Primidon), Phenytoin, Carbamazepin, các thuốc có nguồn gốc dược liệu có Hypericum Perforatum (St.John Wort), Rifampicin, Ritonavir, Rifabutin, Griseofulvin. Phụ nữ đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó, cần sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai không chứa hormon (ví dụ đặt vòng tránh thai trong tử cung). Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel (nghĩa là 3000 mcg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn). Tuy nhiên, việc phối hợp liều gấp đôi levonorgestrel và chất cảm ứng enzym chưa được nghiên cứu đầy đủ.
10. Dược lý
Dược lực học:
- Chưa biết chính xác về kiểu tác động của Levonorgestrel.
- Với phác đồ khuyến cáo, người ta cho rằng Levonorgestrel chủ yếu tác động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng và sự thụ tinh nếu cuộc giao hợp xảy ra vào pha tiền rụng trứng, là thời điểm mà khả năng thụ thai cao nhất. Thuốc cũng có thể gây ra những thay đổi trong nội mạc tử cung, cản trở sự làm tổ của hợp tử. Thuốc không có tác dụng một khi sự làm tổ đó bắt đầu.
- Hiệu quả: ước tính, Levonorgestrel ngăn chặn 84% các trường hợp mang thai dự kiến. Theo phác đồ khuyến cáo, Levonorgestrel không gây ra một sự bổ sung đáng kể nào các yếu tố đông máu, sự chuyển hóa Lipid và Carbohydrat.
Dược động học :
- Dùng theo đường uống, levonorgestrel được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn.
- Kết quả các nghiên cứu về dược động học được thực hiện trên 16 phụ nữ tình nguyện khỏe mạnh cho thấy rằng, sau khi uống liều 1 viên Levonorgestrel, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt được ở mức 18,5 ng/ml sau 2 giờ. Giá trị trung bình của diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (0-vô tận) tính được vào khỏang 310182,56 pg.h/mL. Sau khi đạt mức tối đa trong huyết thanh, nồng độ của levonorgestrel giảm dần với thời gian bán thải trung bình khỏang 26 giờ.
- Levonorgestrel không được bài tiết ở dạng không biến đổi mà ở dạng chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa của levonorgestrel được bài tiết qua phân và nước tiểu với tỉ lệ tương đương. Sự biến đổi sinh học diễn ra theo cách thức đã biết đối với sự chuyển hóa các steroid: levonorgestrel được hydroxy hóa trong gan và các chất chuyển hóa được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid.
- Không tìm thấy chất chuyển hóa nào có hoạt tính sinh học.
- Levonorgestrel gắn kết với albumin huyết thanh và phức hợp globulin gắn kết hormon giới tính (SHBG). Chỉ khoảng 1,5 % nồng độ huyết thanh toàn phần hiện diện dưới dạng steroid tự do, trong khi 65% gắn kết chuyên biệt với SHBG.
- Sau khi uống một viên Levonorgestrel, giá trị trung bình của SHBG vào khoảng 40nmol/L. Nồng độ huyết thanh của SHBG có khuynh hướng giữ ở mức này (hoặc tăng nhẹ) trong 24 giờ, rồi sau đó giảm dần tới mức khoảng 30nmol/L sau 192 giờ.
- Sinh khả dụng tuyệt đối của levonorgestrel được xác định là gần 100% liều dùng.
- Khoảng 0,1 % liều dùng cho mẹ qua được sữa vào trẻ bú mẹ.
- Chưa biết chính xác về kiểu tác động của Levonorgestrel.
- Với phác đồ khuyến cáo, người ta cho rằng Levonorgestrel chủ yếu tác động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng và sự thụ tinh nếu cuộc giao hợp xảy ra vào pha tiền rụng trứng, là thời điểm mà khả năng thụ thai cao nhất. Thuốc cũng có thể gây ra những thay đổi trong nội mạc tử cung, cản trở sự làm tổ của hợp tử. Thuốc không có tác dụng một khi sự làm tổ đó bắt đầu.
- Hiệu quả: ước tính, Levonorgestrel ngăn chặn 84% các trường hợp mang thai dự kiến. Theo phác đồ khuyến cáo, Levonorgestrel không gây ra một sự bổ sung đáng kể nào các yếu tố đông máu, sự chuyển hóa Lipid và Carbohydrat.
Dược động học :
- Dùng theo đường uống, levonorgestrel được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn.
- Kết quả các nghiên cứu về dược động học được thực hiện trên 16 phụ nữ tình nguyện khỏe mạnh cho thấy rằng, sau khi uống liều 1 viên Levonorgestrel, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt được ở mức 18,5 ng/ml sau 2 giờ. Giá trị trung bình của diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (0-vô tận) tính được vào khỏang 310182,56 pg.h/mL. Sau khi đạt mức tối đa trong huyết thanh, nồng độ của levonorgestrel giảm dần với thời gian bán thải trung bình khỏang 26 giờ.
- Levonorgestrel không được bài tiết ở dạng không biến đổi mà ở dạng chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa của levonorgestrel được bài tiết qua phân và nước tiểu với tỉ lệ tương đương. Sự biến đổi sinh học diễn ra theo cách thức đã biết đối với sự chuyển hóa các steroid: levonorgestrel được hydroxy hóa trong gan và các chất chuyển hóa được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid.
- Không tìm thấy chất chuyển hóa nào có hoạt tính sinh học.
- Levonorgestrel gắn kết với albumin huyết thanh và phức hợp globulin gắn kết hormon giới tính (SHBG). Chỉ khoảng 1,5 % nồng độ huyết thanh toàn phần hiện diện dưới dạng steroid tự do, trong khi 65% gắn kết chuyên biệt với SHBG.
- Sau khi uống một viên Levonorgestrel, giá trị trung bình của SHBG vào khoảng 40nmol/L. Nồng độ huyết thanh của SHBG có khuynh hướng giữ ở mức này (hoặc tăng nhẹ) trong 24 giờ, rồi sau đó giảm dần tới mức khoảng 30nmol/L sau 192 giờ.
- Sinh khả dụng tuyệt đối của levonorgestrel được xác định là gần 100% liều dùng.
- Khoảng 0,1 % liều dùng cho mẹ qua được sữa vào trẻ bú mẹ.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Không có báo cáo nào về các tác dụng bất lợi trầm trọng gặp phải khi sử dụng một liều lơn thuốc tránh thai uống. Quá liều có thể gây buồn nôn, mất kinh. Không có thuốc giải độc chuyên biệt, chỉ điều trị triệu chứng.
12. Bảo quản
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.