Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Felodipin Stada 5mg retard
- Hoạt chất: Felodipin 5mg.
- Tá dược: Microcrystallin cellulose, lactose monohydrat, hypromellose, magnesi stearat, povidon, propylgallat, colloidal silica khan, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt vàng, titan dioxyd, talc, propylen glycol vừa đủ 1 viên.
- Tá dược: Microcrystallin cellulose, lactose monohydrat, hypromellose, magnesi stearat, povidon, propylgallat, colloidal silica khan, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt vàng, titan dioxyd, talc, propylen glycol vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng của Felodipin Stada 5mg retard
- Tăng huyết áp: Felodipin được dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
- Các cơn tăng huyết áp cấp: do tác động hạ huyết áp chậm của viên phóng thích kéo dài, dạng thuốc này không thể dùng điều trị cấp tính để hạ nhanh huyết áp của những bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng.
- Các cơn tăng huyết áp cấp: do tác động hạ huyết áp chậm của viên phóng thích kéo dài, dạng thuốc này không thể dùng điều trị cấp tính để hạ nhanh huyết áp của những bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng.
3. Liều lượng và cách dùng của Felodipin Stada 5mg retard
Felodipin STADA retard được dùng bằng đường uống. Thuốc nên được nuốt nguyên viên với nước, không được nhai hay nghiền viên; uống lúc bụng đói hoặc sau bữa ăn nhẹ không có nhiều chất béo hay đường và không nên uống cùng với nước bưởi ép.
Liều lượng
- Người lớn: liều ban đầu của Felodipin là 5mg mỗi ngày, nên hiệu chỉnh liều tùy thuộc vào đáp ứng huyết áp của bệnh nhân và khả năng chịu đựng thuốc, với thời gian xen kẽ giữa các lần điều chỉnh trên 2 tuần. Liều dùng có thể giảm xuống 2.5mg mỗi ngày hay tăng lên đến 10mg mỗi ngày.
- Trẻ em: liều ban đầu thường dùng là 2.5 mg mỗi ngày, có thể tăng lên đến liều tối đa 10mg một lần mỗi ngày nếu cần thiết.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận và bệnh nhân lớn tuổi: liều ban đầu thường dùng là 2.5mg mỗi ngày, sự điều chỉnh liều nên được tiến hành một cách thận trọng và kiểm tra chặt chẽ huyết áp bệnh nhân. Trong các thử nghiệm lâm sàng, đã thấy có sự gia tăng nguy cơ phù ngoại vi ở những bệnh nhân lớn tuổi dùng liều cao Felodipin trên 10mg mỗi ngày.
Liều lượng
- Người lớn: liều ban đầu của Felodipin là 5mg mỗi ngày, nên hiệu chỉnh liều tùy thuộc vào đáp ứng huyết áp của bệnh nhân và khả năng chịu đựng thuốc, với thời gian xen kẽ giữa các lần điều chỉnh trên 2 tuần. Liều dùng có thể giảm xuống 2.5mg mỗi ngày hay tăng lên đến 10mg mỗi ngày.
- Trẻ em: liều ban đầu thường dùng là 2.5 mg mỗi ngày, có thể tăng lên đến liều tối đa 10mg một lần mỗi ngày nếu cần thiết.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận và bệnh nhân lớn tuổi: liều ban đầu thường dùng là 2.5mg mỗi ngày, sự điều chỉnh liều nên được tiến hành một cách thận trọng và kiểm tra chặt chẽ huyết áp bệnh nhân. Trong các thử nghiệm lâm sàng, đã thấy có sự gia tăng nguy cơ phù ngoại vi ở những bệnh nhân lớn tuổi dùng liều cao Felodipin trên 10mg mỗi ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Felodipin Stada 5mg retard
- Quá mẫn với Felodipin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Đau thắt ngực không ổn định.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng hẹp động mạch chủ, suy tim mất bù và trong suốt thời gian hay trong vòng một tháng có bị nhồi máu cơ tim.
- Nên ngừng sử dụng Felodipin ở những bệnh nhân có tiến triển của sốc tim.
- Đau thắt ngực không ổn định.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng hẹp động mạch chủ, suy tim mất bù và trong suốt thời gian hay trong vòng một tháng có bị nhồi máu cơ tim.
- Nên ngừng sử dụng Felodipin ở những bệnh nhân có tiến triển của sốc tim.
5. Thận trọng khi dùng Felodipin Stada 5mg retard
- Bệnh nhân có dự trữ tim thấp, suy tim.
- Bệnh nhân sốc tim, có nhồi máu cơ tim trong vòng 2 - 4 tuần gần đây hay bị đau thắt ngực không ổn định cấp.
- Không dùng Felodipin để điều trị đau thắt ngực ổn định mạn tính.
- Ngừng sử dụng đột ngột Felodipin có thể làm tăng bệnh đau thắt ngực.
- Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu cục bộ sau khi dùng Felodipin.
- Bệnh nhân sốc tim, có nhồi máu cơ tim trong vòng 2 - 4 tuần gần đây hay bị đau thắt ngực không ổn định cấp.
- Không dùng Felodipin để điều trị đau thắt ngực ổn định mạn tính.
- Ngừng sử dụng đột ngột Felodipin có thể làm tăng bệnh đau thắt ngực.
- Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu cục bộ sau khi dùng Felodipin.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ có thai: không sử dụng felodipin trong suốt thời kỳ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: do những phản ứng phụ nghiêm trọng trên trẻ em bú sữa mẹ, nên quyết định hoặc ngưng cho con bú hoặc ngưng sử dụng thuốc, sau khi đã cân nhắc sự quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
- Phụ nữ cho con bú: do những phản ứng phụ nghiêm trọng trên trẻ em bú sữa mẹ, nên quyết định hoặc ngưng cho con bú hoặc ngưng sử dụng thuốc, sau khi đã cân nhắc sự quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
7. Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp: chóng mặt, đỏ bừng, đau đầu, hạ huyết áp, phù ngoại vi, tim nhanh, đánh trống ngực. Nôn ói và các rối loạn tiêu hóa khác, tiểu nhiều, hôn mê, đau mắt, rối loạn thị giác và suy nhược tinh thần cũng xảy ra. Sự tăng ngược của đau ngực do thiếu máu cục bộ cũng có thể xảy ra khi mới bắt đầu điều trị và trong một số bệnh nhân bị hạ huyết áp quá mức dẫn đến thiếu máu não hoặc tim hoặc bị mù tạm thời.
- Các tác dụng phụ khác: phát ban (gồm nhiều dạng ban đỏ), sốt, bất thường chức năng gan như ứ mật do phản ứng quá mẫn. Tăng sản nướu răng, đau cơ, rùng mình và liệt dương.
- Các tác dụng phụ khác: phát ban (gồm nhiều dạng ban đỏ), sốt, bất thường chức năng gan như ứ mật do phản ứng quá mẫn. Tăng sản nướu răng, đau cơ, rùng mình và liệt dương.
8. Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc ức chế CYP3A4: Felodipin được chuyển hóa bởi CYP3A4. Sự kết hợp các thuốc ức chế CYP3A4 (Ketoconazol, Itraconazol, Erythromycin, Cimetidin) với Felodipin làm tăng nồng độ Felodipin trong huyết tương lên vài lần, dẫn đến tăng tác dụng (huyết áp hạ thấp hơn và tăng nhịp tim).
- Digoxin: khi kết hợp với Felodipin, không thấy có sự thay đổi về dược động học của Digoxin ở những bệnh nhân bị suy tim.
- Thuốc chống động kinh: nồng độ đỉnh trong huyết tương của Felodipin giảm đáng kể ở những bệnh nhân động kinh sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài (Phenytoin, Carbamazepin hay Phenobarbital) hơn những người tình nguyện khỏe mạnh. Nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn liệu pháp điều trị tăng huyết áp cho những bệnh nhân này.
- Tacrolimus: Felodipin làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu.
- Tương tác với thức ăn: Khi dùng thuốc cùng với chế độ ăn giàu chất béo hay carbohydrat, nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc tăng xấp xỉ 60%. Sinh khả dụng của thuốc cũng tăng xấp xỉ 2 lần khi dùng chung với nước bưởi ép.
- Digoxin: khi kết hợp với Felodipin, không thấy có sự thay đổi về dược động học của Digoxin ở những bệnh nhân bị suy tim.
- Thuốc chống động kinh: nồng độ đỉnh trong huyết tương của Felodipin giảm đáng kể ở những bệnh nhân động kinh sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài (Phenytoin, Carbamazepin hay Phenobarbital) hơn những người tình nguyện khỏe mạnh. Nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn liệu pháp điều trị tăng huyết áp cho những bệnh nhân này.
- Tacrolimus: Felodipin làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu.
- Tương tác với thức ăn: Khi dùng thuốc cùng với chế độ ăn giàu chất béo hay carbohydrat, nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc tăng xấp xỉ 60%. Sinh khả dụng của thuốc cũng tăng xấp xỉ 2 lần khi dùng chung với nước bưởi ép.
9. Dược lý
- Felodipin là một thuốc ức chế calci có tính chọn lọc cao trên mạch, làm giảm huyết áp động mạch bằng cách giảm sức cản mạch máu ngoại biên. Do tính chọn lọc cao trên cơ trơn động mạch, Felodipin ở liều điều trị không có tác động trực tiếp lên tính co bóp hay dẫn truyền của cơ tim.
- Thuốc có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu hay thuốc ức chế men chuyển ACE để làm tăng tác động hạ huyết áp. Felodipin làm giảm cả huyết áp tâm thu lẫn tâm trương và có thể dùng trong trường hợp tăng huyết áp tâm thu riêng lẻ.
- Do không có tác động trên cơ trơn tĩnh mạch hay hệ điều khiển vận mạch giao cảm, Felodipin không gây hạ huyết áp thế đứng.
- Felodipin có tác động chống thiếu máu cục bộ và chống đau thắt ngực do cải thiện cân bằng cung/cầu oxy cho cơ tim. Felodipin có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc chẹn beta ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.
- Tác động huyết động học: tác động của Felodipin phụ thuộc liều, ở những bệnh nhân tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa, tác động hạ huyết áp thường đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống liều đầu tiên và kéo dài ít nhất 24 giờ với tỉ lệ đáy/đỉnh thường trên 50%.
- Tác động trên thận: Felodipin có tác động lợi natri niệu và lợi tiểu. Felodipin không có tác động trên thải trừ kali hằng ngày, ở những bệnh nhân suy chức năng thận, tốc độ lọc cầu thận có thể tăng.
- Thuốc có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu hay thuốc ức chế men chuyển ACE để làm tăng tác động hạ huyết áp. Felodipin làm giảm cả huyết áp tâm thu lẫn tâm trương và có thể dùng trong trường hợp tăng huyết áp tâm thu riêng lẻ.
- Do không có tác động trên cơ trơn tĩnh mạch hay hệ điều khiển vận mạch giao cảm, Felodipin không gây hạ huyết áp thế đứng.
- Felodipin có tác động chống thiếu máu cục bộ và chống đau thắt ngực do cải thiện cân bằng cung/cầu oxy cho cơ tim. Felodipin có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc chẹn beta ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.
- Tác động huyết động học: tác động của Felodipin phụ thuộc liều, ở những bệnh nhân tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa, tác động hạ huyết áp thường đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống liều đầu tiên và kéo dài ít nhất 24 giờ với tỉ lệ đáy/đỉnh thường trên 50%.
- Tác động trên thận: Felodipin có tác động lợi natri niệu và lợi tiểu. Felodipin không có tác động trên thải trừ kali hằng ngày, ở những bệnh nhân suy chức năng thận, tốc độ lọc cầu thận có thể tăng.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều có thể gây ra giãn mạch ngoại vi quá mức kèm theo tụt huyết áp và đôi khi chậm nhịp tim.
Điều trị
Nên điều trị triệu chứng nếu tụt huyết áp nặng xảy ra. Bệnh nhân nên được nằm yên và hai chân gác lên cao. Trong trường hợp có kèm nhịp tim chậm, nên tiêm tĩnh mạch Atropin (0.5 - 1mg). Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm cũng có thể được dùng nếu cần thiết.
Điều trị
Nên điều trị triệu chứng nếu tụt huyết áp nặng xảy ra. Bệnh nhân nên được nằm yên và hai chân gác lên cao. Trong trường hợp có kèm nhịp tim chậm, nên tiêm tĩnh mạch Atropin (0.5 - 1mg). Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm cũng có thể được dùng nếu cần thiết.
11. Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C.