lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc trị đau dạ dày Ranitidin Khapharco hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc trị đau dạ dày Ranitidin Khapharco hộp 10 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc tác động lên dạ dày, tá tràng
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Ranitidin
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Khapharco
Số đăng ký:VD-16394-12
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Ranitidin Khapharco

Mỗi viên bao phim chứa:
Hoạt chất chính: Ranitidin............................. 150mg
(dưới dạng ranitidin hydroclorid).
Tá dược: Avicel, starch 1500, aerosil, magnesi stearat, D.S.T, Insta Moistshield Aqua- II, sắt oxyd đỏ.

2. Công dụng của Ranitidin Khapharco

Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
Dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu.

3. Liều lượng và cách dùng của Ranitidin Khapharco

Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300mg vào tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4-8 tuần; người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần; người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid uống 8 tuần; người bệnh loét tá tràng có thể uống liều 300mg x 2 lần/ ngày trong 4 tuần để nhanh lành vết loét.
Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày, tối đa uống 300mg/ ngày.
Liều dùng duy trì là 150mg/ ngày, uống vào đêm.
Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: Áp dụng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm Ranitidine 2 tuần nữa.
Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, thời gian 2 tuần lễ: Amoxicilin: 750mg x 3 lần/ngày, cộng với Metronidazol: 500mg x 3 lần/ ngày, cộng với Ranitidine: 300mg, lúc tối (hoặc 150mg x 2 lần/ ngày), uống trong 14 ngày.
Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc, thời gian 2 tuần lễ: Ranitidine bismuth citrat: 400mg x 2 lần/ ngày, cộng với Amoxicilin: 500mg x 4 lần/ ngày, hoặc Clarithromycin: 250mg x 4 lần/ ngày (hoặc 500mg x 3 lần/ ngày), uống trong 14 ngày.
Chú ý: Phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori hiệu quả hơn phác đồ 2 thuốc.
Ðề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Uống liều 150mgx 2 lần/ ngày.
Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150mg x 2 lần/ ngày hoặc 300mg, 1 lần/ ngày vào đêm, trong thời gian 8-12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 150mg x 2 lần/ ngày.Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150mg x 3 lần/ ngày. Có thể uống đến 6g/ ngày, chia làm nhiều lần.
Ðể giảm a-xít dạ dày (đề phòng hít phải a-xít) trong sản khoa: Cho uống 150mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần; trong phẫu thuật: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 liều 50mg (pha loãng trong 20ml, tiêm ít nhất trong 2 phút) trước khi gây mê 45 - 60 phút hoặc cho uống liều 150mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150mg cả vào tối hôm trước.

4. Chống chỉ định khi dùng Ranitidin Khapharco

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Ranitidin Khapharco

Người bệnh suy thận cần giảm liều.
Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim. Điều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.
Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho các người bệnh này uống 1 liều 150mg vào các buổi tối trong 4 - 8 tuần.
Cần tránh dùng ranitidin cho người có tiển sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Ranitidin qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh sản và sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ cho con bú: Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidin cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây chóng mặt.

8. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp:
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
Tiêu hóa: Iả chảy.
Da: Ban đỏ.
Ít gặp:
Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Gan: Tăng men transaminase.
Hiếm gặp:
Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra nhu mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.
Tim mạch: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốcnhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.
Nội tiết: To vú ở đàn ông.
Tiêu hóa: Viêmtụy.
Da: Ban đỏ đa dạng.
Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.
Ghi chú: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái lực của ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với cimetidin và mức độ ức chế men gan ít hơn cimetidin 2 - 4 lần.
Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc cimetidin có gặp nhưng dường như không nhiều.
Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2, thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng với ranitidin, nhưng sự thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
Khi dùng ketoconazole, fbiponazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị giảm hấp thu do ranitidin giảm tính acid của dạ dày.
Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong huyết thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidine thì tác dụng này rất ít
Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương (57%).
Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.
Dùng cùng một lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng acid (khả năng trung hoà 10 – 15 mili đương lượng HCI trong 10ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của ranitidine

10. Dược lý

Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Bốn thuốc đối kháng thụ thể H2 được dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin. Các thuốc này có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, chúng có vai trò quan trọng, trong kiểm soát hội chứng Zollinger - Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức.
Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin từ 3 - 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.
Về mặt bệnh sinh, trong những năm gần đây, đã chứng minh được loét dạ dày tá tràng có liên quan đến sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc diệt vi khuẩn này là mục tiêu hàng đầu của điều trị, để đạt được điều đó thường phối hợp ranitidin với 1 (phác đổ điểu trị bằng 2 thuốc) hoặc 2 kháng sinh (phác đồ điều trị bằng 3 thuốc).

11. Quá liều và xử trí quá liều

Hầu như không có vấn để gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
Giải quyết co giật: Dùng diazepam tiêm tĩnh mạch.
Giải quyết chậm nhịp tim: Tiêm atropin.
Giải quyết loạn nhịp thất: Tiêm lidocain.
Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn.
Nếu cần thiết, thẩm tách máu để loại thuốc khỏi huyết tương.

12. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo nhiệt độ dưới 30°C. Không để thuốc ở nơi ẩm mốc, bảo quản thuốc tránh ánh sáng mặt trời.
Để xa tầm tay của trẻ em.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(9 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

9
0
0
0
0