Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Vastarel 20mg
Mỗi viên nén bao phim chứa trimetazidine dihydrochloride 20mg.
Tá dược: vừa đủ cho mỗi viên thuốc.
Tá dược: vừa đủ cho mỗi viên thuốc.
2. Công dụng của Vastarel 20mg
Chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/bổ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
3. Liều lượng và cách dùng của Vastarel 20mg
Đường uống.
Một viên 20mg/lần x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Các đối tượng đặc biệt:
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 - 60]ml/phút):
Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.
Bệnh nhân cao tuổi:
Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 - 60]ml/phút), liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.
Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi (xem thêm phần Chống chỉ định và phần Cảnh báo và thận trọng).
Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimeta-zidine đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
Trong tất cả các trường hợp, cần tuân thủ nghiêm theo toa thuốc của bác sĩ.
Một viên 20mg/lần x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.
Các đối tượng đặc biệt:
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 - 60]ml/phút):
Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.
Bệnh nhân cao tuổi:
Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30 - 60]ml/phút), liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.
Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi (xem thêm phần Chống chỉ định và phần Cảnh báo và thận trọng).
Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimeta-zidine đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
Trong tất cả các trường hợp, cần tuân thủ nghiêm theo toa thuốc của bác sĩ.
4. Chống chỉ định khi dùng Vastarel 20mg
Không dùng viên bao phim Vastarel 20mg trong những trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm đối với hoạt chất hoặc hoặc bất cứ tá dược được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
- Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
- Nếu bạn bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
- Quá mẫn cảm đối với hoạt chất hoặc hoặc bất cứ tá dược được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
- Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
- Nếu bạn bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
5. Thận trọng khi dùng Vastarel 20mg
Cần đặc biệt thận trọng khi dùng VASTAREL 20mg, viên nén bao phim trong các trường hợp:
Nhìn chung, không khuyên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân khi đang lên cơn đau thắt ngực, hoặc không dùng thuốc để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định. Không dùng thuốc để điều trị nhồi máu cơ tim.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi lên cơn đau thắt ngực. Có thể cần làm thêm các xét nghiệm và thay đổi phác đồ điều trị.
Trimetazidine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp. Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidine.
Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần trao đổi lại với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp (xem thêm phần Tác dụng không mong muốn).
Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidine cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như (xem thêm phần Liều lượng và cách dùng):
- Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình.
- Bệnh nhân trên 75 tuổi.
Thuốc này có chứa chất tạo màu vàng FCF S (E 110) và đỏ cochineal A (E124) và có thể gây phản ứng dị ứng.
Nhìn chung, không khuyên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân khi đang lên cơn đau thắt ngực, hoặc không dùng thuốc để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định. Không dùng thuốc để điều trị nhồi máu cơ tim.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi lên cơn đau thắt ngực. Có thể cần làm thêm các xét nghiệm và thay đổi phác đồ điều trị.
Trimetazidine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp. Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidine.
Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần trao đổi lại với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp (xem thêm phần Tác dụng không mong muốn).
Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidine cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như (xem thêm phần Liều lượng và cách dùng):
- Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình.
- Bệnh nhân trên 75 tuổi.
Thuốc này có chứa chất tạo màu vàng FCF S (E 110) và đỏ cochineal A (E124) và có thể gây phản ứng dị ứng.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Có thai: Tốt hơn là không dùng thuốc này khi đang mang thai. Nếu phát hiện có thai trong thời gian đang dùng thuốc, cần hỏi ngay bác sĩ vì chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá được sự cần thiết của việc tiếp tục điều trị.
Cho con bú: Hiện không có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
Nguyên tắc chung là báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào trong trường hợp đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Cho con bú: Hiện không có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
Nguyên tắc chung là báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào trong trường hợp đang mang thai hoặc đang cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Trimetazidine có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn trên hệ thần kinh:
Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu
Không rõ: Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dùng thuốc.
Không rõ: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ)
- Rối loạn trên tim:
Hiếm gặp: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh
- Rối loạn trên mạch
Hiếm gặp: Tụt huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt
- Rối loạn trên dạ dày - ruột
Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buôn nôn và nôn
Không rõ: Táo bón
- Rối loạn trên da và mô dưới da
Thường gặp: Mẩn, ngứa, mày đay
Không rõ: Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch
- Rối loạn toàn thân và tình trạng sử dụng thuốc
Thường gặp: Suy nhược
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Không rõ: Mất bạch cầu hạt, Giảm tiểu cầu, Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
- Rối loạn gan mật
Không rõ: Viêm gan
Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn bất kỳ tác dụng không mong muốn nào chưa được đề cập trong tờ hướng dẫn sử dụng này hoặc các tác dụng không mong muốn trở nên trầm trọng.
Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu
Không rõ: Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dùng thuốc.
Không rõ: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ)
- Rối loạn trên tim:
Hiếm gặp: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh
- Rối loạn trên mạch
Hiếm gặp: Tụt huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt
- Rối loạn trên dạ dày - ruột
Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buôn nôn và nôn
Không rõ: Táo bón
- Rối loạn trên da và mô dưới da
Thường gặp: Mẩn, ngứa, mày đay
Không rõ: Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch
- Rối loạn toàn thân và tình trạng sử dụng thuốc
Thường gặp: Suy nhược
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Không rõ: Mất bạch cầu hạt, Giảm tiểu cầu, Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
- Rối loạn gan mật
Không rõ: Viêm gan
Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn bất kỳ tác dụng không mong muốn nào chưa được đề cập trong tờ hướng dẫn sử dụng này hoặc các tác dụng không mong muốn trở nên trầm trọng.
9. Tương tác với các thuốc khác
Nhằm tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra, Cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ những điều trị đang dùng.
10. Dược lý
Thuốc tim mạch có tác dụng chống đau thắt ngực
Cơ chế tác dụng:
Trimetazidine ức chế quá trình bêta ôxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzyme long-chain 3 ketoacyl - CoA thiolase, kích thích sự oxy hóa glucose. Ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình ô xy hóa glucose có nhu cầu tiêu thụ ôxy ít hơn quá trình beta ôxy hóa sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trọng thời gian thiếu máu.
Tác dụng dược lực học:
Ở những bệnh nhân thiếu máu cục bộ, trimetazi-dine hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphate cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidine có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.
Do bảo tồn chuyển hóa năng lượng ở các tế bào bị giảm ôxy mô hay thiếu máu, trimetazidine ngăn việc giảm mức ATP nội bào, do đó đảm bảo hoạt động của bơm ionic và dòng natri-kali qua màng, đồng thời duy trì cân bằng nội mô.
Ở động vật, trimetazidine
- Giúp duy trì chuyển hóa năng lượng ở tim và các cơ quan thần kinh cảm giác trong các cơn thiếu máu cục bộ.
- Giảm nhiễm acid (toan) nội bào và thay đổi dòng chảy ion qua màng gây ra do thiếu máu cục bộ.
- Giảm di chuyển và thâm nhiễm bạch cầu trung tính đa nhân vào mô tim thiếu máu cục bộ và vào mô tim tái tưới máu. Cũng giảm kích thước vùng nhồi máu thực nghiệm.
- Có tác dụng này mà không có hiệu ứng huyết động trực tiếp nào.
Ở người, các nghiên cứu có đối chứng vẻ bệnh nhân đau thắt ngực cho thấy là trimetazidine:
- Tăng lưu lượng mạch vành, do đó làm chậm khởi phát thiếu máu cục bộ gây ra do gắng sức kể từ ngày điều trị thứ 15.
- Giới hạn những dao động nhanh của huyết áp mà không làm biến thiên đáng kể chỉ số tim.
- Làm giảm đáng kể tần số cơn đau thắt ngực.
- Đưa đến làm giảm đáng kể việc sử dụng trini-troglycerin.
Cơ chế tác dụng:
Trimetazidine ức chế quá trình bêta ôxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzyme long-chain 3 ketoacyl - CoA thiolase, kích thích sự oxy hóa glucose. Ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình ô xy hóa glucose có nhu cầu tiêu thụ ôxy ít hơn quá trình beta ôxy hóa sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trọng thời gian thiếu máu.
Tác dụng dược lực học:
Ở những bệnh nhân thiếu máu cục bộ, trimetazi-dine hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphate cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidine có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.
Do bảo tồn chuyển hóa năng lượng ở các tế bào bị giảm ôxy mô hay thiếu máu, trimetazidine ngăn việc giảm mức ATP nội bào, do đó đảm bảo hoạt động của bơm ionic và dòng natri-kali qua màng, đồng thời duy trì cân bằng nội mô.
Ở động vật, trimetazidine
- Giúp duy trì chuyển hóa năng lượng ở tim và các cơ quan thần kinh cảm giác trong các cơn thiếu máu cục bộ.
- Giảm nhiễm acid (toan) nội bào và thay đổi dòng chảy ion qua màng gây ra do thiếu máu cục bộ.
- Giảm di chuyển và thâm nhiễm bạch cầu trung tính đa nhân vào mô tim thiếu máu cục bộ và vào mô tim tái tưới máu. Cũng giảm kích thước vùng nhồi máu thực nghiệm.
- Có tác dụng này mà không có hiệu ứng huyết động trực tiếp nào.
Ở người, các nghiên cứu có đối chứng vẻ bệnh nhân đau thắt ngực cho thấy là trimetazidine:
- Tăng lưu lượng mạch vành, do đó làm chậm khởi phát thiếu máu cục bộ gây ra do gắng sức kể từ ngày điều trị thứ 15.
- Giới hạn những dao động nhanh của huyết áp mà không làm biến thiên đáng kể chỉ số tim.
- Làm giảm đáng kể tần số cơn đau thắt ngực.
- Đưa đến làm giảm đáng kể việc sử dụng trini-troglycerin.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Thông báo ngay cho bác sĩ
12. Bảo quản
Điều kiện bảo quản: dưới 30°C. Không dùng thuốc đã quá hạn in trên hộp.