Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Eurolux - 2
Mỗi viên chứa:
Repaglinid 2 mg;
Tá dược: Polysorbat 80, natri bicarbonat, glycerol, povidon, cellulose vi tinh thể M101, crospovidon, oxyd sắt đỏ, natri lauryl sulfat, magnesi stearat.
Repaglinid 2 mg;
Tá dược: Polysorbat 80, natri bicarbonat, glycerol, povidon, cellulose vi tinh thể M101, crospovidon, oxyd sắt đỏ, natri lauryl sulfat, magnesi stearat.
2. Công dụng của Eurolux - 2
Điều trị cho người bệnh đái tháo đường typ 2 khi chế độ ăn, giảm cân và luyện tập hợp lý không kiểm soát được glucose huyết. Repaglinid có thể được dùng phối hợp với metformin khi dùng đơn độc không kiểm soát được đường huyết. Nếu dùng phối hợp vẫn không kiểm soát được đường huyết, thì phải thay bằng insulin.
3. Liều lượng và cách dùng của Eurolux - 2
Liều dùng:
Repaglinid được uống trước bữa ăn và được điều chỉnh theo từng bệnh nhân để kiểm soát glucose huyết tối ưu. Bên cạnh việc bệnh nhân tự theo dõi glucose huyết và glucose niệu thường xuyên, glucose huyết của bệnh nhân phải được kiểm tra định kỳ bởi bác sĩ để xác định liều tối thiểu có hiệu quả cho bệnh nhân. Mức hemoglobin glycosyl hóa cũng có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Cần theo dõi định kỳ để phát hiện sự giảm glucose huyết không đầy đủ ở liều tối đa được khuyến cáo (thất bại ban đầu) và phát hiện mất đáp ứng hạ glucose huyết sau một thời gian đầu điều trị có hiệu quả (thất bại thứ cấp).
Điều trị với repaglinid trong thời gian ngắn có thể cho hiệu quả đầy đủ trong thời gian mất kiểm soát thoáng qua ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thường kiểm soát tốt bằng chế độ ăn.
Liều khởi đầu:
Liều dùng nên được xác định bởi bác sĩ dựa trên nhu cầu của bệnh nhân.
Liều khởi đầu khuyến cáo là 0,5 mg. điều chỉnh liều từng bước sau mỗi 1 đến 2 tuần (được xác định bởi đáp ứng trên glucose huyết).
Nếu bệnh nhân được chuyển qua dùng repaglinid từ một thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 mg.
Liều duy trì:
Liều đơn tối đa khuyến cáo là 4 mg, uống cùng bữa ăn chính.
Tổng liều hàng ngày không quá 16 mg.
Dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt:
Người cao tuổi:
Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được thực hiện trên bệnh nhân > 75 tuổi.
Suy giảm chức năng thận:
Repaglinid chủ yếu được bài tiết qua mật và do đó, sự thải trừ không bị ảnh hưởng bởi rối loạn chức năng thận.
8% liều dùng của repaglinid được thải trừ qua thận và tổng thanh thải huyết tương của thuốc giảm ở bệnh nhân suy thận. Do sự nhạy cảm với insulin tăng ở bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận, thận trọng khi khởi đầu điều trị cho những bệnh nhân này.
Suy giảm chức năng gan:
Chưa có nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan.
Bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng:
Ở bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng, cần thận trọng khi khởi đầu điều trị, điều trị duy trì và chỉnh liều để tránh phản ứng hạ đường huyết.
Bệnh nhân đang dùng các thuốc hạ đường huyết khác:
Bệnh nhân có thể được chuyển trực tiếp từ các thuốc hạ đường huyết khác sang repaglinid. Tuy nhiên, không có mối quan hệ liều lượng chính xác giữa repaglinid và các thuốc hạ đường huyết đường uống khác. Liều khởi đầu tối đa được khuyến cáo ở bệnh nhân được chuyển sang dùng repaglinid là 1 mg trước bữa ăn chính.
Repaglinid có thể được dùng phối hợp với metformin, khi glucose huyết không được kiểm soát đầy đủ khi chỉ dùng metformin. Trong trường hợp này, nên duy trì liều của metformin và dùng đồng thời repaglinid. Liều khởi đầu của repaglinid là 0,5 mg, uống trước bữa ăn chính; chỉnh liều dựa trên đáp ứng glucose huyết tương tự như đơn trị.
Trẻ em:
An toàn và hiệu quả của repaglinid ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được chứng minh, chưa có thông tin về việc dùng thuốc trên nhóm bệnh nhân này.
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống, uống trước bữa ăn chính.
Thuốc thường được uống trong vòng 15 phút của bữa ăn nhưng có thể thay đổi từ ngay trước bữa ăn đến 30 phút trước bữa ăn. Bệnh nhân bỏ bữa (hoặc ăn thêm bữa phụ) cần được hướng dẫn bỏ qua (hoặc thêm) một liều cho bữa ăn đó.
Trong trường hợp dùng đồng thời với các hoạt chất khác, xin xem phần cảnh báo và thận trọng và phần tương tác để đánh giá liều.
Repaglinid được uống trước bữa ăn và được điều chỉnh theo từng bệnh nhân để kiểm soát glucose huyết tối ưu. Bên cạnh việc bệnh nhân tự theo dõi glucose huyết và glucose niệu thường xuyên, glucose huyết của bệnh nhân phải được kiểm tra định kỳ bởi bác sĩ để xác định liều tối thiểu có hiệu quả cho bệnh nhân. Mức hemoglobin glycosyl hóa cũng có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Cần theo dõi định kỳ để phát hiện sự giảm glucose huyết không đầy đủ ở liều tối đa được khuyến cáo (thất bại ban đầu) và phát hiện mất đáp ứng hạ glucose huyết sau một thời gian đầu điều trị có hiệu quả (thất bại thứ cấp).
Điều trị với repaglinid trong thời gian ngắn có thể cho hiệu quả đầy đủ trong thời gian mất kiểm soát thoáng qua ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thường kiểm soát tốt bằng chế độ ăn.
Liều khởi đầu:
Liều dùng nên được xác định bởi bác sĩ dựa trên nhu cầu của bệnh nhân.
Liều khởi đầu khuyến cáo là 0,5 mg. điều chỉnh liều từng bước sau mỗi 1 đến 2 tuần (được xác định bởi đáp ứng trên glucose huyết).
Nếu bệnh nhân được chuyển qua dùng repaglinid từ một thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 mg.
Liều duy trì:
Liều đơn tối đa khuyến cáo là 4 mg, uống cùng bữa ăn chính.
Tổng liều hàng ngày không quá 16 mg.
Dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt:
Người cao tuổi:
Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được thực hiện trên bệnh nhân > 75 tuổi.
Suy giảm chức năng thận:
Repaglinid chủ yếu được bài tiết qua mật và do đó, sự thải trừ không bị ảnh hưởng bởi rối loạn chức năng thận.
8% liều dùng của repaglinid được thải trừ qua thận và tổng thanh thải huyết tương của thuốc giảm ở bệnh nhân suy thận. Do sự nhạy cảm với insulin tăng ở bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận, thận trọng khi khởi đầu điều trị cho những bệnh nhân này.
Suy giảm chức năng gan:
Chưa có nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan.
Bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng:
Ở bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng, cần thận trọng khi khởi đầu điều trị, điều trị duy trì và chỉnh liều để tránh phản ứng hạ đường huyết.
Bệnh nhân đang dùng các thuốc hạ đường huyết khác:
Bệnh nhân có thể được chuyển trực tiếp từ các thuốc hạ đường huyết khác sang repaglinid. Tuy nhiên, không có mối quan hệ liều lượng chính xác giữa repaglinid và các thuốc hạ đường huyết đường uống khác. Liều khởi đầu tối đa được khuyến cáo ở bệnh nhân được chuyển sang dùng repaglinid là 1 mg trước bữa ăn chính.
Repaglinid có thể được dùng phối hợp với metformin, khi glucose huyết không được kiểm soát đầy đủ khi chỉ dùng metformin. Trong trường hợp này, nên duy trì liều của metformin và dùng đồng thời repaglinid. Liều khởi đầu của repaglinid là 0,5 mg, uống trước bữa ăn chính; chỉnh liều dựa trên đáp ứng glucose huyết tương tự như đơn trị.
Trẻ em:
An toàn và hiệu quả của repaglinid ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được chứng minh, chưa có thông tin về việc dùng thuốc trên nhóm bệnh nhân này.
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống, uống trước bữa ăn chính.
Thuốc thường được uống trong vòng 15 phút của bữa ăn nhưng có thể thay đổi từ ngay trước bữa ăn đến 30 phút trước bữa ăn. Bệnh nhân bỏ bữa (hoặc ăn thêm bữa phụ) cần được hướng dẫn bỏ qua (hoặc thêm) một liều cho bữa ăn đó.
Trong trường hợp dùng đồng thời với các hoạt chất khác, xin xem phần cảnh báo và thận trọng và phần tương tác để đánh giá liều.
4. Chống chỉ định khi dùng Eurolux - 2
Quá mẫn với repaglinid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân đái tháo đường typ 1, peptid C âm tính.
Bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm toan – ceton hôn mê hoặc không hôn mê, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường.
Người suy gan nặng.
Dùng đồng thời với gemfibrozil.
Bệnh nhân đái tháo đường typ 1, peptid C âm tính.
Bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm toan – ceton hôn mê hoặc không hôn mê, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường.
Người suy gan nặng.
Dùng đồng thời với gemfibrozil.
5. Thận trọng khi dùng Eurolux - 2
Chung
Repaglinid chỉ nên dùng khi kiểm soát đường huyết kém và các triệu chứng kéo dài mặc dù đã thực hiện đầy đủ chế độ ăn kiêng, tập luyện và giảm cân.
Ở bệnh nhân đã ổn định với bất cứ thuốc hạ glucose huyết nào bị stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật, mất kiểm soát glucose huyết có thể xảy ra. Lúc đó, có thể ngưng repaglinid và điều trị tạm thời bằng insulin.
Hạ glucose huyết
Như các chất tiết tương tự insulin khác, repaglinid có thể gây hạ glucose huyết.
Dùng đồng thời với các chất tiết tương tự insulin
Tác dụng hạ glucose huyết của các thuốc hạ glucose huyết đường uống giảm ở nhiều bệnh nhân theo thời gian. Điều này có thể do sự tiến triển của bệnh đái tháo đường hoặc giảm đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được gọi là thất bại thứ cấp, để phân biệt với thất bại ban đầu, khi mà thuốc không có hiệu quả ở bệnh nhân khi khởi đầu điều trị. Nên đánh giá việc chỉnh liều và tuân thủ chế độ ăn và tập luyện trước khi phân loại bệnh nhân vào nhóm thất bại thứ cấp.
Repaglinid tác dụng qua một vị trí gắn kết riêng biệt, với hoạt tính ngắn trên tế bào β. Việc sử dụng repaglinid trong trường hợp thất bại thứ cấp với các chất tiết tương tự insulin chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
Các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu phối hợp với các chất tiết tương tự insulin khác chưa được thực hiện.
Phối hợp insulin tác dụng trung bình (NPH) hoặc thiazolidinedion
Các thử nghiệm dùng phối hợp với insulin NPH hoặc thiazolidinedion đã được thực hiện. Tuy nhiên, mức độ lợi ích/nguy cơ so với các liệu pháp phối hợp khác vẫn chưa được thiết lập.
Phối hợp với metformin
Phối hợp điều trị với metformin làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
Hội chứng mạch vành cấp
Sử dụng repaglinid có thể làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng mạch vành cấp (như nhồi máu cơ tim).
Dùng đồng thời
Thận trọng hoặc tránh sử dụng repaglinid ở bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa repaglinid. Nếu việc dùng đồng thời là cần thiết, cần theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
Cảnh báo liên quan tá dược
Thuốc có chứa polysorbat 80 có thể gây dị ứng.
Eurolux-2 có chứa khoảng 0,71 mg natri/viên. Lưu ý khi dùng cho bệnh nhân có chế độ ăn kiểm soát natri.
Repaglinid chỉ nên dùng khi kiểm soát đường huyết kém và các triệu chứng kéo dài mặc dù đã thực hiện đầy đủ chế độ ăn kiêng, tập luyện và giảm cân.
Ở bệnh nhân đã ổn định với bất cứ thuốc hạ glucose huyết nào bị stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật, mất kiểm soát glucose huyết có thể xảy ra. Lúc đó, có thể ngưng repaglinid và điều trị tạm thời bằng insulin.
Hạ glucose huyết
Như các chất tiết tương tự insulin khác, repaglinid có thể gây hạ glucose huyết.
Dùng đồng thời với các chất tiết tương tự insulin
Tác dụng hạ glucose huyết của các thuốc hạ glucose huyết đường uống giảm ở nhiều bệnh nhân theo thời gian. Điều này có thể do sự tiến triển của bệnh đái tháo đường hoặc giảm đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được gọi là thất bại thứ cấp, để phân biệt với thất bại ban đầu, khi mà thuốc không có hiệu quả ở bệnh nhân khi khởi đầu điều trị. Nên đánh giá việc chỉnh liều và tuân thủ chế độ ăn và tập luyện trước khi phân loại bệnh nhân vào nhóm thất bại thứ cấp.
Repaglinid tác dụng qua một vị trí gắn kết riêng biệt, với hoạt tính ngắn trên tế bào β. Việc sử dụng repaglinid trong trường hợp thất bại thứ cấp với các chất tiết tương tự insulin chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
Các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu phối hợp với các chất tiết tương tự insulin khác chưa được thực hiện.
Phối hợp insulin tác dụng trung bình (NPH) hoặc thiazolidinedion
Các thử nghiệm dùng phối hợp với insulin NPH hoặc thiazolidinedion đã được thực hiện. Tuy nhiên, mức độ lợi ích/nguy cơ so với các liệu pháp phối hợp khác vẫn chưa được thiết lập.
Phối hợp với metformin
Phối hợp điều trị với metformin làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
Hội chứng mạch vành cấp
Sử dụng repaglinid có thể làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng mạch vành cấp (như nhồi máu cơ tim).
Dùng đồng thời
Thận trọng hoặc tránh sử dụng repaglinid ở bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa repaglinid. Nếu việc dùng đồng thời là cần thiết, cần theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
Cảnh báo liên quan tá dược
Thuốc có chứa polysorbat 80 có thể gây dị ứng.
Eurolux-2 có chứa khoảng 0,71 mg natri/viên. Lưu ý khi dùng cho bệnh nhân có chế độ ăn kiểm soát natri.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chưa có đủ thông tin về sự an toàn khi dùng repaglinid cho phụ nữ mang thai. Bởi vì bất kỳ sự bất thường đường huyết trong quá trình mang thai sẽ tăng nguy cơ các bất thường bẩm sinh. Vì vậy insulin vẫn được khuyên dùng cho suốt quá trình mang thai để kiểm soát đường huyết. Nếu phụ nữ đang dùng repaglinid mà có thai phải ngừng thuốc và thay bằng insulin.
Thời kỳ cho con bú
Chưa có thông tin đầy đủ. Có bằng chứng cho thấy repaglinid có trong sữa của chuột mẹ khi uống thuốc. Do đó cần tránh dùng repaglinid cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần dùng thuốc, phải ngừng cho con bú.
Chưa có đủ thông tin về sự an toàn khi dùng repaglinid cho phụ nữ mang thai. Bởi vì bất kỳ sự bất thường đường huyết trong quá trình mang thai sẽ tăng nguy cơ các bất thường bẩm sinh. Vì vậy insulin vẫn được khuyên dùng cho suốt quá trình mang thai để kiểm soát đường huyết. Nếu phụ nữ đang dùng repaglinid mà có thai phải ngừng thuốc và thay bằng insulin.
Thời kỳ cho con bú
Chưa có thông tin đầy đủ. Có bằng chứng cho thấy repaglinid có trong sữa của chuột mẹ khi uống thuốc. Do đó cần tránh dùng repaglinid cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần dùng thuốc, phải ngừng cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Repaglinid không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc, nhưng có thể gây tụt đường huyết.
Bệnh nhân cần được cảnh báo thận trọng để tránh xảy ra tụt đường huyết trong khi lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân bị giảm khả năng nhận biết các dấu hiệu tụt đường huyết hoặc bị tụt đường huyết thường xuyên. Xem xét khả năng lái xe trong những trường hợp này.
Bệnh nhân cần được cảnh báo thận trọng để tránh xảy ra tụt đường huyết trong khi lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân bị giảm khả năng nhận biết các dấu hiệu tụt đường huyết hoặc bị tụt đường huyết thường xuyên. Xem xét khả năng lái xe trong những trường hợp này.
8. Tác dụng không mong muốn
Rất thường gặp, ADR ≥ 10/100
Thần kinh: đau đầu (9 – 11%).
Nội tiết và chuyển hóa: hạ glucose huyết (16 – 31%).
Hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp trên (10 – 16%).
Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 10/100
Tim mạch: thiếu máu cục bộ (4%), đau ngực (2 – 3%).
Tiêu hóa: tiêu chảy (4 – 5%), táo bón (2 – 3%), đau bụng, buồn nôn, khó tiêu (5%), tăng enzym gan (1%).
Hệ sinh dục: viêm đường tiết niệu (2 – 3%).
Thần kinh cơ và cơ xương: đau lưng (5 – 6%), đau khớp (3 – 5%).
Hô hấp: viêm xoang (3 – 6%), viêm phế quản (2 – 6%).
Khác: dị ứng (1 – 2%).
Ít gặp, ADR ≤ 1/100
Miễn dịch: sốc phản vệ.
Tim mạch: loạn nhịp tim, tăng huyết áp.
Huyết học: thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Gan – mật: rối loạn chức năng gan (nặng), viêm gan cấp.
Tiêu hóa: viêm tụy cấp.
Da và mô dưới da: hội chứng Stevens-Johnson.
Mắt: rối loạn thị giác (thoáng qua).
Chưa rõ tần suất:
Chuyển hóa và dinh dưỡng: hôn mê hạ đường huyết.
Mô tả một số tác dụng không mong muốn:
Phản ứng dị ứng:
Phản ứng dị ứng toàn thân (như phản ứng phản vệ), hoặc phản ứng thuộc miễn dịch như viêm mạch.
Rối loạn thị giác:
Thay đổi mức glucose huyết dẫn đến rối loạn thị giác thoáng qua, nhất là khi bắt đầu điều trị. Những rối loạn này chỉ được báo cáo trong rất ít trường hợp sau khi bắt đầu điều trị với repaglinid, không có trường hợp nào dẫn đến ngừng điều trị với repaglinid trong các thử nghiệm lâm sàng.
Chức năng gan bất thường, tăng enzym gan:
Đã có báo cáo các trường hợp tăng enzym gan khi điều trị với repaglinid. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và thoáng qua, rất ít bệnh nhân phải ngưng điều trị do tăng enzym gan. Trong rất ít trường hợp, đã có báo cáo rối loạn chức năng gan nặng.
Quá mẫn:
Các phản ứng quá mẫn trên da có thể xảy ra như đỏ da, ngứa, phát ban và mày đay. Không có căn cứ nghi ngờ phản ứng dị ứng chéo với sulphonylure do sự khác biệt về cấu trúc hóa học.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các tai biến trên (trừ tụt đường huyết) thường xảy ra trong giai đoạn đầu khi thăm dò liều và thường giảm, rồi mất đi trong quá trình điều trị. Trường hợp nặng, phải ngừng thuốc.
Thần kinh: đau đầu (9 – 11%).
Nội tiết và chuyển hóa: hạ glucose huyết (16 – 31%).
Hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp trên (10 – 16%).
Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 10/100
Tim mạch: thiếu máu cục bộ (4%), đau ngực (2 – 3%).
Tiêu hóa: tiêu chảy (4 – 5%), táo bón (2 – 3%), đau bụng, buồn nôn, khó tiêu (5%), tăng enzym gan (1%).
Hệ sinh dục: viêm đường tiết niệu (2 – 3%).
Thần kinh cơ và cơ xương: đau lưng (5 – 6%), đau khớp (3 – 5%).
Hô hấp: viêm xoang (3 – 6%), viêm phế quản (2 – 6%).
Khác: dị ứng (1 – 2%).
Ít gặp, ADR ≤ 1/100
Miễn dịch: sốc phản vệ.
Tim mạch: loạn nhịp tim, tăng huyết áp.
Huyết học: thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Gan – mật: rối loạn chức năng gan (nặng), viêm gan cấp.
Tiêu hóa: viêm tụy cấp.
Da và mô dưới da: hội chứng Stevens-Johnson.
Mắt: rối loạn thị giác (thoáng qua).
Chưa rõ tần suất:
Chuyển hóa và dinh dưỡng: hôn mê hạ đường huyết.
Mô tả một số tác dụng không mong muốn:
Phản ứng dị ứng:
Phản ứng dị ứng toàn thân (như phản ứng phản vệ), hoặc phản ứng thuộc miễn dịch như viêm mạch.
Rối loạn thị giác:
Thay đổi mức glucose huyết dẫn đến rối loạn thị giác thoáng qua, nhất là khi bắt đầu điều trị. Những rối loạn này chỉ được báo cáo trong rất ít trường hợp sau khi bắt đầu điều trị với repaglinid, không có trường hợp nào dẫn đến ngừng điều trị với repaglinid trong các thử nghiệm lâm sàng.
Chức năng gan bất thường, tăng enzym gan:
Đã có báo cáo các trường hợp tăng enzym gan khi điều trị với repaglinid. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và thoáng qua, rất ít bệnh nhân phải ngưng điều trị do tăng enzym gan. Trong rất ít trường hợp, đã có báo cáo rối loạn chức năng gan nặng.
Quá mẫn:
Các phản ứng quá mẫn trên da có thể xảy ra như đỏ da, ngứa, phát ban và mày đay. Không có căn cứ nghi ngờ phản ứng dị ứng chéo với sulphonylure do sự khác biệt về cấu trúc hóa học.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các tai biến trên (trừ tụt đường huyết) thường xảy ra trong giai đoạn đầu khi thăm dò liều và thường giảm, rồi mất đi trong quá trình điều trị. Trường hợp nặng, phải ngừng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Một số thuốc có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của repaglinid. Do đó, cần lưu ý một số thận trọng có thể xảy ra.
Dữ liệu in vitro cho thấy repaglinid được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2C8, nhưng cũng được chuyển hóa bởi CYP3A4. Dữ liệu lâm sàng trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy CYP2C8 là enzym quan trọng nhất trong chuyển hóa repaglinid cùng với một phần nhỏ bởi CYP3A4, phần này có thể tăng lên nếu CYP2C8 bị ức chế. Vì vậy, sự chuyển hóa, và do đó thanh thải của repaglinid, có thể bị thay đổi bởi các chất ảnh hưởng đến những enzym cytochrom P-450 này thông qua sự ức chế hoặc cảm ứng. Đặc biệt thận trọng khi dùng đồng thời các chất ức chế cả CYP2C8 và 3A4 với repaglinid.
Dựa trên dữ liệu in vitro, repaglinid là một cơ chất cho sự hấp thu chủ động tại gan (protein vận chuyển anion hữu cơ OATP1B1). Các chất ức chế OATP1B1 cũng có thể làm tăng nồng độ huyết tương của repaglinid, như ciclosporin.
Các chất sau có thể làm tăng và/hoặc kéo dài tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid: Gemfibrozil, clarithromycin, itraconazol, ketokonazol, trimethoprim, ciclosporin, deferasirox, clopidogrel, các thuốc điều trị đái tháo đường khác, các thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), các thuốc chẹn beta không chọn lọc, các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), salicylat, NSAIDs, octreotid, alcohol, và các steroid đồng hóa.
Dùng đồng thời gemfibrozil (600 mg x 2 lần/ngày), một thuốc ức chế CYP2C8, và repaglinid (liều đơn 0,25 mg) ở người tình nguyện khỏe mạnh làm tăng AUC và Cmax của repaglinid lần lượt gấp 8,1 lần và 2,4 lần. Thời gian bán thải kéo dài từ 1,3 giờ đến 3,7 giờ, có thể làm tăng và kéo dài tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid, và nồng độ repaglinid huyết tương lúc 7 giờ tăng gấp 28,6 lần do gemfibrozil. Chống chỉ định dùng đồng thời gemfibrozil và repaglinid.
Dùng đồng thời trimethoprim (160 mg x 2 lần/ngày), một thuốc ức chế trung bình CYP2C8, với repaglinid (liều đơn 0,25 mg) làm tăng AUC, Cmax và T1/2 (tương ứng là 1,6 lần, 1,4 lần và 1,2 lần) và không ảnh hưởng đáng kể đến mức glucose huyết. Đã có báo cáo thiếu tác dụng dược lực ở dưới liều điều trị 0,25 mg repaglinid. Do thông tin an toàn của phối hợp này chưa được chứng minh với liều trên 0,25 mg repaglinid và 320 mg trimethoprim, tránh dùng đồng thời trimethoprim với repaglinid. Nếu việc sử dụng đồng thời là cần thiết, theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
Rifampicin, một thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 và cả CYP2C8, vừa cảm ứng vừa ức chế chuyển hóa repaglinid. Điều trị trước 7 ngày với rifampicin (600 mg), sau đó dùng đồng thời repaglinid (liều đơn 4 mg) vào ngày thứ 7 làm giảm AUC 50% (phối hợp tác dụng cảm ứng và ức chế). Khi dùng repaglinid vào 24 giờ sau khi dùng liều rifampicin cuối cùng, AUC repaglinid giảm 80% (chỉ có tác dụng cảm ứng). Do đó, khi dùng đồng thời rifampicin và repaglinid có thể cần chỉnh liều repaglinid dựa trên nồng độ glucose huyết được theo dõi chặt chẽ cả khi khởi đầu điều trị với rifampicin (ức chế cấp), sau khi dùng thuốc (cả ức chế và cảm ứng), ngưng thuốc (chỉ có tác dụng cảm ứng) và đến khoảng 2 tuần sau khi ngưng rifampicin, khi mà không còn tác dụng cảm ứng của rifampicin nữa.
Không thể loại trừ các thuốc cảm ứng khác, như phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, cỏ St. John, có thể có tác dụng tương tự.
Ảnh hưởng của ketoconazol, một thuốc ức chế cạnh tranh và mạnh CYP3A4, trên dược động học của repaglinid đã được nghiên cứu ở người khỏe mạnh. Dùng đồng thời 200 mg ketoconazol làm tăng repaglinid (AUC và Cmax) gấp 1,2 lần với nồng độ glucose huyết thấp hơn 8% (liềuđơn 4 mg repaglinid). Dùng đồng thời 100 mg itraconazol, một thuốc ức chế CYP3A4, cũng đã được nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh, làm tăng AUC gấp 1,4 lần. Không có ảnh hưởng đáng kể nào đối với mức glucose huyết ở người tình nguyện khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu tương tác thuốc ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời 250 mg clarithromycin, một thuốc ức chế mạnh CYP3A4, làm tăng nhẹ repaglinid (AUC) 1,4 lần và Cmax 1,7 lần, tăng AUC trung bình của insulin huyết thanh 1,5 lần và nồng độ tối đa 1,6 lần. Cơ chế chính xác của tương tác này chưa rõ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời repaglinid (liều đơn 0,25 mg) và ciclosporin (liều lặp lại 100 mg) làm tăng AUC và Cmax repaglinid tương ứng khoảng 2,5 lần và 1,8 lần. Do tương tác chưa được chứng minh với liều trên 0,25 mg repaglinid, tránh dùng đồng thời ciclosporin với repaglinid. Nếu việc dùng phối hợp là cần thiết, theo dõi cẩn thận lâm sàng và glucose huyết.
Một nghiên cứu tương tác thuốc ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời deferasirox (30 mg/kg/ngày, 4 ngày), một chất ức chế trung bình CYP2C8 cà CYP3A4, và repaglinid (liều đơn 0,5 mg) làm tăng AUC repaglinid 2,3 lần (90% CI [2,03 – 2,63]), tăng Cmax lên 1,6 lần (90% CI [1,42 – 1,84]), và giảm nhẹ, đáng kể giá trị glucose huyết. Vì tương tác này chưa được chứng minh với liều cao hơn 0,5 mg, tránh dùng đồng thời deferasirox với repaglinid. Nếu cần thiết dùng phối hợp, theo dõi cẩn thận lâm sàng và glucose huyết.
Trong một nghiên cứu tương tác thuốc trên người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời clopidogrel (300 mg, liều tấn công), một thuốc ức chế CYP2C8, làm repaglinid tăng AUC (0 - ∞) 5,1 lần và khi dùng liên tục (75 mg/ngày) làm repaglinid tăng AUC (0 - ∞) 3,9 lần. Giá trị glucose huyết giảm nhẹ, đáng kể. Do thông tin an toàn của điều trị đồng thời chưa được chứng minh ở những bệnh nhân này, tránh dùng đồng thời clopidogrel và repaglinid. Nếu cần thiết dùng phối hợp, theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng.
Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose huyết.
Dùng đồng thời cimetidin, nifedipin, estrogen hoặc simvastatin với repaglinid, tất cả cơ chất của CYP3A4, không làm thay đổi đáng kể các thông số dược động học của repaglinid. Repaglinid không gây ảnh hưởng lâm sàng đến dược động học của digoxin, theophylin hoặc warfarin ở trạng thái ổn định khi sử dụng trên người tình nguyện khỏe mạnh. Do đó, không cần chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời repaglinid.
Các chất sau có thể làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid: Thuốc tránh thai đường uống, rifampicin, các barbiturat, carbamazepin, các thiazid, các corticosteroid, danazol, hormon tuyến giáp và các thuốc ức chế giao cảm.
Khi những thuốc này được dùng hoặc ngưng sử dụng ở những bệnh nhân đang dùng repaglinid, cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi trên kiểm soát glucose huyết.
Khi dùng repaglinid cùng các chế phẩm khác mà chủ yếu được bài tiết bởi mật như repaglinid, cần cân nhắc các tương tác có thể xảy ra.
Tương tác thuốc ở trẻ em: Chưa có nghiên cứu tương tác thuốc trên trẻ em và trẻ vị thành niên được thực hiện.
Dữ liệu in vitro cho thấy repaglinid được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2C8, nhưng cũng được chuyển hóa bởi CYP3A4. Dữ liệu lâm sàng trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy CYP2C8 là enzym quan trọng nhất trong chuyển hóa repaglinid cùng với một phần nhỏ bởi CYP3A4, phần này có thể tăng lên nếu CYP2C8 bị ức chế. Vì vậy, sự chuyển hóa, và do đó thanh thải của repaglinid, có thể bị thay đổi bởi các chất ảnh hưởng đến những enzym cytochrom P-450 này thông qua sự ức chế hoặc cảm ứng. Đặc biệt thận trọng khi dùng đồng thời các chất ức chế cả CYP2C8 và 3A4 với repaglinid.
Dựa trên dữ liệu in vitro, repaglinid là một cơ chất cho sự hấp thu chủ động tại gan (protein vận chuyển anion hữu cơ OATP1B1). Các chất ức chế OATP1B1 cũng có thể làm tăng nồng độ huyết tương của repaglinid, như ciclosporin.
Các chất sau có thể làm tăng và/hoặc kéo dài tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid: Gemfibrozil, clarithromycin, itraconazol, ketokonazol, trimethoprim, ciclosporin, deferasirox, clopidogrel, các thuốc điều trị đái tháo đường khác, các thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), các thuốc chẹn beta không chọn lọc, các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), salicylat, NSAIDs, octreotid, alcohol, và các steroid đồng hóa.
Dùng đồng thời gemfibrozil (600 mg x 2 lần/ngày), một thuốc ức chế CYP2C8, và repaglinid (liều đơn 0,25 mg) ở người tình nguyện khỏe mạnh làm tăng AUC và Cmax của repaglinid lần lượt gấp 8,1 lần và 2,4 lần. Thời gian bán thải kéo dài từ 1,3 giờ đến 3,7 giờ, có thể làm tăng và kéo dài tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid, và nồng độ repaglinid huyết tương lúc 7 giờ tăng gấp 28,6 lần do gemfibrozil. Chống chỉ định dùng đồng thời gemfibrozil và repaglinid.
Dùng đồng thời trimethoprim (160 mg x 2 lần/ngày), một thuốc ức chế trung bình CYP2C8, với repaglinid (liều đơn 0,25 mg) làm tăng AUC, Cmax và T1/2 (tương ứng là 1,6 lần, 1,4 lần và 1,2 lần) và không ảnh hưởng đáng kể đến mức glucose huyết. Đã có báo cáo thiếu tác dụng dược lực ở dưới liều điều trị 0,25 mg repaglinid. Do thông tin an toàn của phối hợp này chưa được chứng minh với liều trên 0,25 mg repaglinid và 320 mg trimethoprim, tránh dùng đồng thời trimethoprim với repaglinid. Nếu việc sử dụng đồng thời là cần thiết, theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
Rifampicin, một thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 và cả CYP2C8, vừa cảm ứng vừa ức chế chuyển hóa repaglinid. Điều trị trước 7 ngày với rifampicin (600 mg), sau đó dùng đồng thời repaglinid (liều đơn 4 mg) vào ngày thứ 7 làm giảm AUC 50% (phối hợp tác dụng cảm ứng và ức chế). Khi dùng repaglinid vào 24 giờ sau khi dùng liều rifampicin cuối cùng, AUC repaglinid giảm 80% (chỉ có tác dụng cảm ứng). Do đó, khi dùng đồng thời rifampicin và repaglinid có thể cần chỉnh liều repaglinid dựa trên nồng độ glucose huyết được theo dõi chặt chẽ cả khi khởi đầu điều trị với rifampicin (ức chế cấp), sau khi dùng thuốc (cả ức chế và cảm ứng), ngưng thuốc (chỉ có tác dụng cảm ứng) và đến khoảng 2 tuần sau khi ngưng rifampicin, khi mà không còn tác dụng cảm ứng của rifampicin nữa.
Không thể loại trừ các thuốc cảm ứng khác, như phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, cỏ St. John, có thể có tác dụng tương tự.
Ảnh hưởng của ketoconazol, một thuốc ức chế cạnh tranh và mạnh CYP3A4, trên dược động học của repaglinid đã được nghiên cứu ở người khỏe mạnh. Dùng đồng thời 200 mg ketoconazol làm tăng repaglinid (AUC và Cmax) gấp 1,2 lần với nồng độ glucose huyết thấp hơn 8% (liềuđơn 4 mg repaglinid). Dùng đồng thời 100 mg itraconazol, một thuốc ức chế CYP3A4, cũng đã được nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh, làm tăng AUC gấp 1,4 lần. Không có ảnh hưởng đáng kể nào đối với mức glucose huyết ở người tình nguyện khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu tương tác thuốc ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời 250 mg clarithromycin, một thuốc ức chế mạnh CYP3A4, làm tăng nhẹ repaglinid (AUC) 1,4 lần và Cmax 1,7 lần, tăng AUC trung bình của insulin huyết thanh 1,5 lần và nồng độ tối đa 1,6 lần. Cơ chế chính xác của tương tác này chưa rõ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời repaglinid (liều đơn 0,25 mg) và ciclosporin (liều lặp lại 100 mg) làm tăng AUC và Cmax repaglinid tương ứng khoảng 2,5 lần và 1,8 lần. Do tương tác chưa được chứng minh với liều trên 0,25 mg repaglinid, tránh dùng đồng thời ciclosporin với repaglinid. Nếu việc dùng phối hợp là cần thiết, theo dõi cẩn thận lâm sàng và glucose huyết.
Một nghiên cứu tương tác thuốc ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời deferasirox (30 mg/kg/ngày, 4 ngày), một chất ức chế trung bình CYP2C8 cà CYP3A4, và repaglinid (liều đơn 0,5 mg) làm tăng AUC repaglinid 2,3 lần (90% CI [2,03 – 2,63]), tăng Cmax lên 1,6 lần (90% CI [1,42 – 1,84]), và giảm nhẹ, đáng kể giá trị glucose huyết. Vì tương tác này chưa được chứng minh với liều cao hơn 0,5 mg, tránh dùng đồng thời deferasirox với repaglinid. Nếu cần thiết dùng phối hợp, theo dõi cẩn thận lâm sàng và glucose huyết.
Trong một nghiên cứu tương tác thuốc trên người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời clopidogrel (300 mg, liều tấn công), một thuốc ức chế CYP2C8, làm repaglinid tăng AUC (0 - ∞) 5,1 lần và khi dùng liên tục (75 mg/ngày) làm repaglinid tăng AUC (0 - ∞) 3,9 lần. Giá trị glucose huyết giảm nhẹ, đáng kể. Do thông tin an toàn của điều trị đồng thời chưa được chứng minh ở những bệnh nhân này, tránh dùng đồng thời clopidogrel và repaglinid. Nếu cần thiết dùng phối hợp, theo dõi cẩn thận glucose huyết và theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng.
Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose huyết.
Dùng đồng thời cimetidin, nifedipin, estrogen hoặc simvastatin với repaglinid, tất cả cơ chất của CYP3A4, không làm thay đổi đáng kể các thông số dược động học của repaglinid. Repaglinid không gây ảnh hưởng lâm sàng đến dược động học của digoxin, theophylin hoặc warfarin ở trạng thái ổn định khi sử dụng trên người tình nguyện khỏe mạnh. Do đó, không cần chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời repaglinid.
Các chất sau có thể làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của repaglinid: Thuốc tránh thai đường uống, rifampicin, các barbiturat, carbamazepin, các thiazid, các corticosteroid, danazol, hormon tuyến giáp và các thuốc ức chế giao cảm.
Khi những thuốc này được dùng hoặc ngưng sử dụng ở những bệnh nhân đang dùng repaglinid, cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi trên kiểm soát glucose huyết.
Khi dùng repaglinid cùng các chế phẩm khác mà chủ yếu được bài tiết bởi mật như repaglinid, cần cân nhắc các tương tác có thể xảy ra.
Tương tác thuốc ở trẻ em: Chưa có nghiên cứu tương tác thuốc trên trẻ em và trẻ vị thành niên được thực hiện.
10. Dược lý
Repaglinid là một thuốc có tác dụng gây hạ đường huyết thuộc nhóm meglitinid, thuộc dẫn chất acid carbamoyl-methyl-benzoic, có tác dụng kích thích tế bào beta của tuyến tụy tiết insulin làm giảm glucose huyết. Cơ chế tác dụng của repaglinid là đóng kênh kali phụ thuộc ATP ở màng tế bào beta, làm cho tế bào beta bị khử cực, kênh calci mở ra, khiến cho ion calci xâm nhập vào trong tế bào, kích thích giải phóng insulin ra khỏi tế bào. Trên động vật thí nghiệm, repaglinid làm tăng nồng độ insulin trong huyết tương nhanh, nhiều hơn đồng thời gây hạ đường huyết sớm hơn so với glyburid và glimepirid. So với sulfonylurê, repaglinid có khởi đầu tác dụng sớm hơn, thời gian tác dụng ngắn hơn, nên ít gây tụt đường huyết kéo dài.
Repaglinid làm giảm nồng độ đường huyết cả lúc đói và sau bữa ăn trên động vật thí nghiệm, người khỏe mạnh và trên bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời repaglinid làm giảm nồng độ đường và hemoglobin A1c (HbA1c) trong huyết tương tương tự với thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. Mức liều tối thiểu có tác dụng hạ đường huyết của repaglinid ít hơn 18 đến 25 lần so với glyburid và glimepirid. Mức độ giảm phụ thuộc vào liều dùng hàng ngày trong phạm vi 0,25 – 16 mg. khác với các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê, repaglinid không kích thích tiết insulin khi lượng đường huyết không tăng và lượng insulin được giải phóng sẽ giảm khi nồng độ đường huyết thấp. Repaglinid tác động đến hoạt động tiết insulin ở mức đường huyết trung bình từ 54 – 180 mg/dL, khi nồng độ đường huyết vượt ngưỡng 270 mg/dL thì tăng liều repaglinid không làm tăng tiết insulin. Repaglinid tác động lên kênh kali và calci của tế bào beta tuyến tụy một cách khá chọn lọc trong khi đó không có tác động lên tế bào xương, cơ tim hay tuyến giáp. Repaglinid kích thích bài tiết insulin một cách sinh lý hơn so với sulfonylurê (nghĩa là khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác dụng ngắn), nên repaglinid đặc biệt có ích để kiểm soát tăng đường huyết sau bữa ăn theo nguyên tắc “ăn một bữa, dùng một liều; Không ăn, không dùng”.
Trong các nghiên cứu so sánh, cả ngắn ngày lẫn dài ngày, repaglinid (sau khi có điều chỉnh liều ban đầu) có tác dụng bằng glyburid và tác dụng hơn glipizid để điều trị tăng đường huyết ở người đái tháo đường typ 2 trước đó chưa được điều trị bằng các thuốc uống chống đái tháo đường khác. giống như sulfonylurê, liệu pháp repaglinid thường làm tăng nồng độ insulin huyết sau bữa ăn.
Tác dụng hạ đường huyết của repaglinid không bị ảnh hưởng bởi thời gian mắc bệnh, chủng tộc hoặc tuổi.
Repaglinid tác động không đáng kể đến nồng độ lipid (cholesterol toàn phần, LDL, HDL) và fibrinogen trong máu. Với các người bệnh đã được điều trị bằng các thuốc chống đái tháo đường khác thì cân nặng không thay đổi khi chuyển sang dùng repaglinid trong khi đó với các bệnh nhân dùng repaglinid là lựa chọn đầu tiên thì cân nặng tăng khoảng 3,3%.
Repaglinid làm giảm nồng độ đường huyết cả lúc đói và sau bữa ăn trên động vật thí nghiệm, người khỏe mạnh và trên bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời repaglinid làm giảm nồng độ đường và hemoglobin A1c (HbA1c) trong huyết tương tương tự với thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. Mức liều tối thiểu có tác dụng hạ đường huyết của repaglinid ít hơn 18 đến 25 lần so với glyburid và glimepirid. Mức độ giảm phụ thuộc vào liều dùng hàng ngày trong phạm vi 0,25 – 16 mg. khác với các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê, repaglinid không kích thích tiết insulin khi lượng đường huyết không tăng và lượng insulin được giải phóng sẽ giảm khi nồng độ đường huyết thấp. Repaglinid tác động đến hoạt động tiết insulin ở mức đường huyết trung bình từ 54 – 180 mg/dL, khi nồng độ đường huyết vượt ngưỡng 270 mg/dL thì tăng liều repaglinid không làm tăng tiết insulin. Repaglinid tác động lên kênh kali và calci của tế bào beta tuyến tụy một cách khá chọn lọc trong khi đó không có tác động lên tế bào xương, cơ tim hay tuyến giáp. Repaglinid kích thích bài tiết insulin một cách sinh lý hơn so với sulfonylurê (nghĩa là khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác dụng ngắn), nên repaglinid đặc biệt có ích để kiểm soát tăng đường huyết sau bữa ăn theo nguyên tắc “ăn một bữa, dùng một liều; Không ăn, không dùng”.
Trong các nghiên cứu so sánh, cả ngắn ngày lẫn dài ngày, repaglinid (sau khi có điều chỉnh liều ban đầu) có tác dụng bằng glyburid và tác dụng hơn glipizid để điều trị tăng đường huyết ở người đái tháo đường typ 2 trước đó chưa được điều trị bằng các thuốc uống chống đái tháo đường khác. giống như sulfonylurê, liệu pháp repaglinid thường làm tăng nồng độ insulin huyết sau bữa ăn.
Tác dụng hạ đường huyết của repaglinid không bị ảnh hưởng bởi thời gian mắc bệnh, chủng tộc hoặc tuổi.
Repaglinid tác động không đáng kể đến nồng độ lipid (cholesterol toàn phần, LDL, HDL) và fibrinogen trong máu. Với các người bệnh đã được điều trị bằng các thuốc chống đái tháo đường khác thì cân nặng không thay đổi khi chuyển sang dùng repaglinid trong khi đó với các bệnh nhân dùng repaglinid là lựa chọn đầu tiên thì cân nặng tăng khoảng 3,3%.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Nguyên nhân:
Triệu chứng của tụt đường huyết là quan trọng nhất khi dùng quá liều repaglinid. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác gây tụt đường huyết. Người bệnh không chấp hành tốt các yêu cầu của thầy thuốc, ăn uống thất thường, thiếu chất dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn, uống rượu nhất là lại kèm với ăn ớt, hoạt động thể lực quá mức so với bình thường; rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn mất bù của hệ nội tiết đều ảnh hưởng đến chuyển hóa repaglinid hoặc phối hợp với thuốc khác làm tăng tác dụng của repaglinid.
Triệu chứng:
Nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, người mệt lả, run rẩy, vã mồ hôi, da ẩm lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, hồi hộp, bứt rứt, tức ngực, loạn nhịp tim, đói cồn cào, buồn nôn, buồn ngủ, giảm tập trung, giảm linh hoạt, giảm phản ứng, rối loạn lời nói, rối loạn cảm giác, liệt nhẹ, rối loạn thị giác, ngủ gà, trầm cảm.
Nặng: nôn, lú lẫn, mất ý thức, dẫn đến hôn mê. Khi hôn mê, thở nặng, nhịp tim chậm. Bệnh cảnh lâm sàng của cơn hạ đường huyết có thể giống như một cơn đột quỵ.
Xử trí:
Báo cho thầy thuốc ngay, nhập viện nếu bị nặng.
Trường hợp nhẹ: Cho uống glucose hoặc đường trắng khoảng 20 – 30 g hòa tan vào một cốc nước và theo dõi đường huyết. Cứ sau khoảng 15 phút lại lặp lại cho uống một lần, cho đến khi đường huyết trở về giưới hạn bình thường.
Trường hợp nặng: Người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải tiêm ngay 50 ml dung dịch glucose 50% nhanh vào tĩnh mạch. Sau đó, phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10 – 20% để nồng độ đường huyết lên đến giới hạn bình thường, cần theo dõi liên tục đường huyết đến 24 – 48 giờ, vì rất dễ xuất hiện cơn hạ đường huyết tái phát. Nếu quá nặng, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp glucagon 1 mg. Nhưng cũng cần phải hết sức cẩn thận, tránh xảy ra tăng đường huyết.
Triệu chứng của tụt đường huyết là quan trọng nhất khi dùng quá liều repaglinid. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác gây tụt đường huyết. Người bệnh không chấp hành tốt các yêu cầu của thầy thuốc, ăn uống thất thường, thiếu chất dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn, uống rượu nhất là lại kèm với ăn ớt, hoạt động thể lực quá mức so với bình thường; rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn mất bù của hệ nội tiết đều ảnh hưởng đến chuyển hóa repaglinid hoặc phối hợp với thuốc khác làm tăng tác dụng của repaglinid.
Triệu chứng:
Nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, người mệt lả, run rẩy, vã mồ hôi, da ẩm lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, hồi hộp, bứt rứt, tức ngực, loạn nhịp tim, đói cồn cào, buồn nôn, buồn ngủ, giảm tập trung, giảm linh hoạt, giảm phản ứng, rối loạn lời nói, rối loạn cảm giác, liệt nhẹ, rối loạn thị giác, ngủ gà, trầm cảm.
Nặng: nôn, lú lẫn, mất ý thức, dẫn đến hôn mê. Khi hôn mê, thở nặng, nhịp tim chậm. Bệnh cảnh lâm sàng của cơn hạ đường huyết có thể giống như một cơn đột quỵ.
Xử trí:
Báo cho thầy thuốc ngay, nhập viện nếu bị nặng.
Trường hợp nhẹ: Cho uống glucose hoặc đường trắng khoảng 20 – 30 g hòa tan vào một cốc nước và theo dõi đường huyết. Cứ sau khoảng 15 phút lại lặp lại cho uống một lần, cho đến khi đường huyết trở về giưới hạn bình thường.
Trường hợp nặng: Người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải tiêm ngay 50 ml dung dịch glucose 50% nhanh vào tĩnh mạch. Sau đó, phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10 – 20% để nồng độ đường huyết lên đến giới hạn bình thường, cần theo dõi liên tục đường huyết đến 24 – 48 giờ, vì rất dễ xuất hiện cơn hạ đường huyết tái phát. Nếu quá nặng, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp glucagon 1 mg. Nhưng cũng cần phải hết sức cẩn thận, tránh xảy ra tăng đường huyết.
12. Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.