Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Hasanvit
Hoạt chất: Acid ascorbic 60 mg; Thiamin HCI 1,4 mg; Riboflavin natri phosphat 1,6 mg; Calci pantothenat 6 mg; Pyridoxin HCI 2 mg; Biotin 0,15 mg; Acid folic 0,2 mg; Alpha tocopheryl acetat 50% 20 mg; Nicotinamid 18 mg.
Tá dược: Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Saccharose, Kollidon K30, Màu sunset yellow, Màu tartrazin yellow, Mùi cam, Natri saccharin, PEG 6000.
Tá dược: Acid citric khan, Natri hydrocarbonat khan, Saccharose, Kollidon K30, Màu sunset yellow, Màu tartrazin yellow, Mùi cam, Natri saccharin, PEG 6000.
2. Công dụng của Hasanvit
Cung cấp các vitamin cho cơ thể và dùng như một nguồn bổ sung dinh dưỡng trong trường hợp chế độ ăn không cân đối, ăn kiêng thiếu chất, rối loạn hấp thu thức ăn, người làm việc căng thẳng về trí óc và sức lực, người nghiện thuốc lá, trẻ em thời kỳ phát triển, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc giai đoạn phục hồi sau mắc bệnh mãn tính.
3. Liều lượng và cách dùng của Hasanvit
- Cách dùng: Hòa tan một viên trong một ly nước, nên uống ngay sau khi hoà tan. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của các vitamin nhưng nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và giảm các tác dụng phụ.
- Liều dùng: 1 đến 3 viên mỗi ngày.
- Liều dùng: 1 đến 3 viên mỗi ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Hasanvit
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, xuất huyết động
mạch, hạ huyết áp nặng.
- Bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, xuất huyết động
mạch, hạ huyết áp nặng.
5. Thận trọng khi dùng Hasanvit
- Không nên dùng để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin trầm trọng.
- Khi sử dụng chế độ ăn kiêng, phải dùng ít hay không dùng muối natri, lưu ý mỗi viên Hasanvit có chứa 287,5 mg natri.
- Khi sử dụng chế độ ăn kiêng, phải dùng ít hay không dùng muối natri, lưu ý mỗi viên Hasanvit có chứa 287,5 mg natri.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Dùng viên sủi HASANVIT với thành phần là các vitamin với liều như đã nêu không gây tác hại cho mẹ, thai nhi cũng như trẻ bú sữa mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Với liều các thành phần trong HASANVIT không ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng dị ứng, nổi ban da, rối loạn tiêu hóa.
- Các tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể phục hồi hoàn toàn nếu giảm liều.
- Các tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể phục hồi hoàn toàn nếu giảm liều.
9. Tương tác với các thuốc khác
Acid ascorbic (VitaminC):
- Dùng đồng thời với aspirin làm tăng bài tiết acid ascorbic và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
- Vitamin C có tính khử mạnh nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản úng oxy hoá khử như lượng creatinin, glucose trong máu và trong nước tiểu.
Riboflavin (Vitamin B2):
- Rượu gây cản trở hấp thu Riboflavin ở ruột.
- Riboflavin sẽ bị giảm hấp thu ở dạ dày, ruột nếu dùng chung với probenecid.
Pyridoxin (Vitamin B6):
Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Biotin (Vitamin B7):
Một số thuốc đối kháng tác dụng của Biotin: avidin, biotin sulfon, desthiobiotin và một vài acid imidazolidon carboxylic.
Acid folic (Vitamin B9):
- Thuốc chống co giật có thể làm giảm folat, nhưng nếu dùng acid folic để bổ sung folat thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
- Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu hồng cầu to của acid folic.
Alpha tocopheryl acetat (Vitamin E):
- Đối kháng với tác dụng của Vitamin K nên làm tăng thời gian đông máu.
- Vitamin E bị kém hấp thu khi dùng cholestyramin.
- Dùng đồng thời với aspirin làm tăng bài tiết acid ascorbic và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
- Vitamin C có tính khử mạnh nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản úng oxy hoá khử như lượng creatinin, glucose trong máu và trong nước tiểu.
Riboflavin (Vitamin B2):
- Rượu gây cản trở hấp thu Riboflavin ở ruột.
- Riboflavin sẽ bị giảm hấp thu ở dạ dày, ruột nếu dùng chung với probenecid.
Pyridoxin (Vitamin B6):
Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Biotin (Vitamin B7):
Một số thuốc đối kháng tác dụng của Biotin: avidin, biotin sulfon, desthiobiotin và một vài acid imidazolidon carboxylic.
Acid folic (Vitamin B9):
- Thuốc chống co giật có thể làm giảm folat, nhưng nếu dùng acid folic để bổ sung folat thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
- Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu hồng cầu to của acid folic.
Alpha tocopheryl acetat (Vitamin E):
- Đối kháng với tác dụng của Vitamin K nên làm tăng thời gian đông máu.
- Vitamin E bị kém hấp thu khi dùng cholestyramin.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng quá liều Vitamin gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Có thể gây lợi tiểu bằng truyền dịch.
11. Bảo quản
Dưới 30°C. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.