Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Calcium D RP
Calcigluconat 500 mg
Vitamin D3 200 UI
Tá dược vừa đủ 1 viên (Tinh bột mì, PVP, Lactose, DST, Aerosin, Magnesi stearat, Talc, HPMC 606, PEG 6000, Màu chlorophyl E140, Màu Tartrazin, Titandioxid, Nước tinh khiết).
Vitamin D3 200 UI
Tá dược vừa đủ 1 viên (Tinh bột mì, PVP, Lactose, DST, Aerosin, Magnesi stearat, Talc, HPMC 606, PEG 6000, Màu chlorophyl E140, Màu Tartrazin, Titandioxid, Nước tinh khiết).
2. Công dụng của Calcium D RP
Dùng trong các trường hợp: Cơ thể thiếu calci (còi xương, loãng xương).
Tăng nhu cầu calci ở phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, trẻ đang phát triển và một số tình trạng dị ứng.
Tăng nhu cầu calci ở phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, trẻ đang phát triển và một số tình trạng dị ứng.
3. Liều lượng và cách dùng của Calcium D RP
Liều trung bình
Người lớn: uống mỗi lần 1 viên x 2 lần/ngày.
Trẻ em: uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Người lớn: uống mỗi lần 1 viên x 2 lần/ngày.
Trẻ em: uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
4. Chống chỉ định khi dùng Calcium D RP
Mẫn cảm với một trong thành phần của thuốc, điều trị kéo dài cho bệnh nhân bị suy thận, chứng tăng calci máu và tăng calci niệu, sỏi đường tiết niệu.
5. Thận trọng khi dùng Calcium D RP
Tránh dùng thuốc nếu có tăng calci huyết hay trong trường hợp dễ bị sỏi thận, cần thận trọng khi dùng các loại muối calci cho bệnh nhân suy thận, bệnh tim hay bệnh sarcoid.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng
8. Tác dụng không mong muốn
Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ: buồn nôn, nôn,... Tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng liều cao vitamin D. Uống vitamin D3 quá liều có thể gây ngộ độc vitamin D. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như:
Thường gặp: yếu, mệt mỏi, ngủ ngà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, ù tai, mất điều hòa, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp hoặc hiếm gặp: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển ở trẻ em, sút cân; tăng huyết áp, loạn nhịp tim, và một số rối loạn chuyển hóa...
Khi thấy các triệu chứng ngộ độc phải ngừng sử dụng thuốc và xử trí theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thường gặp: yếu, mệt mỏi, ngủ ngà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, ù tai, mất điều hòa, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp hoặc hiếm gặp: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển ở trẻ em, sút cân; tăng huyết áp, loạn nhịp tim, và một số rối loạn chuyển hóa...
Khi thấy các triệu chứng ngộ độc phải ngừng sử dụng thuốc và xử trí theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Không nên dùng các chế phẩm calci chung với digoxin, tetracyclin, các thuốc có Phospho, Calci khác, tanin.
10. Dược lý
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
Hạ calci huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về calci nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: Co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong nhuyễn xương bao gồm mềm xương, đau kiểu thấp trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gãy xương tự phát.
Việc bổ sung calci được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calci. Uống calci gluconat tan trong nước lợi hơn dùng muối calci tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2.
Vitamin D duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng cách làm tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ thức ăn và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu.
Hạ calci huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về calci nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: Co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong nhuyễn xương bao gồm mềm xương, đau kiểu thấp trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gãy xương tự phát.
Việc bổ sung calci được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calci. Uống calci gluconat tan trong nước lợi hơn dùng muối calci tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2.
Vitamin D duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng cách làm tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ thức ăn và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết nên tránh điều trị quá liều vitamin D cho trường hợp hạ calci huyết, trong khi điều trị cần định kỳ đo nồng độ calci huyết thanh không để nồng độ huyết thanh vượt quá 11 mg/decilic.
12. Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.