Cách sử dụng retinol từ A - Z hiệu quả và an toàn nhất
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về retinol
Để biết cách dùng retinol bước đầu tiên không thể bỏ qua chắc chắn là tìm hiểu về nguồn gốc cũng như cơ chế hoạt động của nó.
1.1 Retinol là gì?
Retinol là một dẫn xuất từ Vitamin A, thuộc nhóm Retinoid, được mệnh danh là “hoạt chất vàng” giúp phái đẹp có một làn da hiệu quả. Nổi bật với khả năng ổn định các gốc tự do trong da giúp ngăn chặn quá trình lão hóa nó không chỉ cải thiện các vết thâm sạm, nếp nhăn mà còn cải thiện được tình trạng mụn viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, Retinol còn kích thích quá trình tái tạo tế bào da và chống viêm, kháng khuẩn vô cùng vượt trội.
1.2 Cơ chế hoạt động của Retinol
Lớp tế bào chết trên da sẽ bị loại bỏ và được Retinol làm mới lại lớp da trên bề mặt đồng thời tạo điều kiện cho lớp tế bào ở tầng dưới phát triển. Điều này giúp ức chế lại quá trình phân hủy collagen cũng như làm dày phần da bên dưới.
Retinol sẽ kích thích tái tạo các tế bào da mới một cách nhanh chóng
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Retinol cũng giúp hạn chế quá trình sản sinh ra các sắc tố Melanin trong da và sự rối loạn sắc tố thông qua việc kích thích quá trình sản sinh collagen nhanh hơn và duy trì được lượng collagen và elastin có sẵn trong da. Và từ đó chậm quá trình lão hóa da, giảm các nếp nhăn, đánh bay các vết nám, tàn nhang, đốm nâu và mang đến làn da hồng hào, chắc khỏe.
1.3 Tác dụng của Retinol
Vậy dùng retinol đúng cách có thể mang đến những tác dụng gì mà nó lại xuất hiện phổ biến ở nhiều loại mỹ phẩm đến thế? Dưới đây là 3 tác dụng lớn và điển hình nhất của “hoạt chất vàng” này.
- Chống lão hóa: Sự kết hợp của quá trình tái tạo tế bào da và tăng cường sản sinh Collagen là bí quyết giúp Retinol làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn và phục hồi làn da bị tổn thương do tác động của tia UV. Không chỉ thế, Retinol còn ngăn chặn sự hình thành các sắc tố Melanin, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thâm sạm da, đồng thời giúp giảm thâm nám và làm đều màu làn da.
- Điều trị mụn ẩn: Khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông của Retinol giúp ngăn chặn sự tích tụ của bụi bẩn và dầu thừa, đồng thời giúp kháng viêm và kháng khuẩn cho da, bảo vệ da trước vi khuẩn gây mụn P.acnes và các tác nhân gây mụn từ môi trường.
Sản phẩm này sẽ giúp đẩy hoàn toàn mụn ẩn lên bề mặt da
- Dưỡng da sáng và đều màu: Với khả năng kích thích quá trình thay mới lớp tế bào da và ngăn chặn sự phát triển của hắc tố, Retinol sẽ giúp bạn có làn da sáng hơn và đều màu hơn. Retinol lúc này sẽ hình thành nên một "lớp áo" bảo vệ da khỏi tác động xấu từ môi trường và mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh, mịn màng từ tận sâu bên trong.
2. Hướng dẫn cách sử dụng retinol hiệu quả
Là một thành phần làm đẹp được đánh giá là khá “nặng đô”, vậy nên bạn cần phải biết cách dùng retinol đúng cách để không gây kích ứng hoặc mang đến tác dụng phụ không mong muốn cho da. Và dưới đây là cách sử dụng retinol hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Bước 1: Lựa chọn nồng độ phù hợp
Như đã đề cập bên trên, Retinol là một sản phẩm khá mạnh mà da không phải làn da nào cũng có thể tiếp nhận nồng độ cao ngay từ đầu. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ từ 0.025% đến 0.1% vào thời gian đầu sử dụng để da có thời gian làm quen và thích nghi. Sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy kích ứng và cảm thấy da đã thích ứng được với sản phẩm thì hãy xem xét điều chỉnh nồng độ cao hơn.
Xem thêm các sản phẩm Retinol cho người mới bắt đầu để chọn được sản phẩm phù hợp với làn da.
Lựa chọn Retinol có nồng độ thích hợp là bước quan trọng nhất
2.2 Bước 2: Thử nghiệm trước khi sử dụng
Trước khi áp dụng lên toàn bộ khuôn mặt, hãy bôi Retinol thử lên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng và xem có dấu hiệu kích ứng nào xảy ra không. Nếu sau 24 giờ mà không có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bạn đã có thể yên tâm sử dụng Retinol để điều trị mụn, làm mờ vết thâm nám và ngăn ngừa lão hóa.
2.3 Bước 3: Làm sạch da trước sử dụng
Retinol sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trên da khô, vậy nên hãy đảm bảo da đã được làm sạch và lau khô trước khi sử dụng. Và vì Retinol có thể gây kích ứng nhẹ, đặc biệt với người mới sử dụng, bạn nên kết hợp sử dụng cùng toner và kem dưỡng ẩm để giảm tác động này.
2.4 Bước 4: Dưỡng ẩm
Một cách sử dụng Retinol giảm kích ứng hiệu quả là đảm bảo da đã được dưỡng ẩm trước khi bôi Retinol. Những ai có da dầu hay da nhạy cảm nên chọn các loại kem dưỡng dạng gel còn những ai có da khô thì nên dùng kem dưỡng dạng cream.
Bên cạnh đó, bạn cũng có mix kem dưỡng ẩm và Retinol để thoa lên vùng da cần cải thiện, nó không chỉ hạn chế tình trạng khô da mà còn giảm kích ứng hiệu quả.
Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong quá trình làm đẹp với Retinol
2.5 Bước 5: Bắt đầu sử dụng retinol trên toàn bộ vùng da cần cải thiện
Sau khi da được dưỡng ẩm kỹ càng, hãy thoa một lượng Retinol vừa đủ để thoa lên da và massage nhẹ nhàng. Vậy là bạn đã hoàn thành quy trình sử dụng retinol đúng cách cho da.
Đối với những ai đã sử dụng được một thời gian, hãy quan sát sự thay đổi của da và cân nhắc tăng nồng độ cao hơn.
2.6 Bước 6: Thay đổi tần suất dùng Retinol
Khi mới bắt đầu sử dụng Retinol, bạn chỉ nên dùng 1 lần mỗi tuần. Sau đó khi da đã dần làm quen có thể gia tăng tần suất lên 2 đến 3 lần mỗi tuần hoặc sử dụng cách ngày. Lưu ý nên sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra bạn cũng nên biết thời điểm ngưng sử dụng, tránh sử dụng liên tục gây ảnh hưởng đến trạng thái của da.
2.7 Bước 7: Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
Retinol sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vậy nên đừng quên dùng kem chống nắng cũng như che chắn kỹ với mũ, khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh tác động có hại ảnh hưởng đến quá trình điều trị nhé.
Cần phải bôi kem chống nắng vào ban ngày
3. Hướng dẫn chăm sóc da trong từng giai đoạn sử dụng retinol
Theo cách dùng Retinol để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải quan tâm đến 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của Retinol rõ rệt sau khoảng 10 đến 12 tuần. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và làn da mà mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau vào từng giai đoạn. Dưới đây là cách chăm sóc da trong mỗi giai đoạn:
3.1 Giai đoạn tấn công
Ở giai đoạn này, bạn nên chú ý sử dụng Retinol có nồng độ thấp, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Lúc này, Retinol sẽ xâm nhập và loại bỏ lớp biểu bì cũ và đẩy mụn ẩn dần xuất hiện. Vì làn da chưa kịp làm quen với Retinol nên có thể gây kích ứng hoặc làm tình trạng mụn tệ hơn, vậy nên để hạn chế trường hợp này hãy kết hợp dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
3.2 Giai đoạn duy trì
Sau khi mụn ẩn đã được đẩy lên bề mặt da, lúc này bạn có thể để cho nhân mụn tự thoát hay tận dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc có thể sử dụng dịch vụ lấy nhân mụn theo phương pháp y khoa tại các cơ sở uy tín để loại bỏ nhân mụn còn sót lại một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da.
Và bạn có thể xem xét tăng nồng độ và tần suất sử dụng Retinol trong giai đoạn này. Kết hợp với các bước skincare chính xác, làn da của bạn sẽ ngày càng trở nên mịn màng và rạng rỡ hơn.
Tùy vào mỗi giai đoạn mà bạn nên dùng Retinol có nồng độ khác nhau
4. Lưu ý khi sử dụng retinol hiệu quả
Và để có cách dùng Retinol chuẩn nhất, bên cạnh những điều trên bạn cũng cần phải lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
- Chuẩn bị sẵn các sản phẩm phục hồi da khi sử dụng Retinol: Trong trường hợp da bị khô hay chấm chích, nên tạm ngưng sử dụng Retinol và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, mụn ẩn xuất hiện là dấu hiệu của Retinol đang “làm việc” vậy nên bạn không cần phải lo lắng.
- Hạn chế trang điểm: Việc này sẽ hạn chế tác động lên da, hạn chế tương tác không mong muốn của Retinol và các thành phần có trong mỹ phẩm trang điểm.
- Tăng cường bảo vệ da: Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng sau Retinol không chỉ giúp giảm kích ứng, khô da và bong tróc mà còn bảo vệ làn da da bạn trước những tác hại từ bên ngoài.
- Không sử dụng retinol ngay sau khi rửa mặt: Để da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn, bạn nên dùng theo quy trình toner > retinol > các bước dưỡng tiếp theo. Tuyệt đối không dùng Retinol ngay sau khi rửa mặt vì sẽ dễ dẫn đến kích ứng cho da.
- Cẩn trọng khi kết hợp sản phẩm khác: AHA/BHA có thể tăng cường tác động của Retinol vậy nên hãy cân nhắc cách dùng sao cho hợp lý để tránh tác dụng không mong muốn. Không nên dùng vitamin c và AHA/BHA cùng lúc, nên dùng AHA/BHA vào buổi tối và Vitamin C vào buổi sáng.
Nên lưu ý khi sử dụng Retinol cùng các thành phần khác
- Kiên trì: Thời gian để nhận thấy kết quả trên da thông thường sẽ từ 10 đến 12 tuần, vậy nên hãy kiên trì sử dụng để có làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
- Hiểu rõ thành phần Retinol: Hiểu rõ thành phần Retinol sẽ giúp bạn tránh sử dụng sai và đạt hiệu quả tốt hơn.
5. Một số câu hỏi thường gặp về Retinol
5.1 Dùng retinol bao lâu thì ngưng?
Nếu thực hiện theo đúng cách dùng Retinol, sản phẩm này sẽ cần ít nhất 12 tuần để phát huy tác dụng, cần khoảng 3-6 tháng sử dụng để cải thiện màu da, các đốm đồi mồi hay cải thiện các nếp nhăn và đạt được hiệu quả tốt nhất từ 6 đến 12 tháng. Vậy nên không có thời gian cụ thể, bạn có thể ngừng dùng khi thấy da đã đạt được hiệu quả mong muốn.
5.2 Ngừng sử dụng retinol có sao không?
Có thể, tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn nhận được tác dụng chống lão hóa cũng như điều trị mụn của Retinol.
5.3 Bôi retinol sau bao lâu thì bôi kem dưỡng?
Kem dưỡng có thể sẽ làm loãng tác dụng của Retinol nếu bôi nó ngay sau khi bôi Retinol. Vậy nên theo cách sử dụng Retinol được khuyên dùng, bạn nên chờ khoảng 20 phút rồi mới bôi kem dưỡng để Retinol có thời gian thẩm thấu vào da.
Nên chờ một thời gian ngắn rồi mới bôi kem dưỡng
5.4 Có nên dùng retinol hằng ngày?
Như đã đề cập bên trên, thời gian đầu bạn nên dùng với tần suất thấp 1 lần/tuần rồi tăng dần 2 -3 lần/ tuần. Khi da đã quen thuộc với Retinol, nếu bạn cảm thấy da đủ khỏe để chịu được tác động của Retinol thì vẫn có thể sử dụng hàng ngày.
5.5 Tại sao retinol không dùng ban ngày?
Retinol mặc dù là một chất mạnh nhưng điểm yếu của nó là khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng hoặc các tác động từ mặt trời. Chính vì thế mà sản phẩm này nên được sử dụng vào ban đêm và người dùng cũng phải lưu ý xài kem chống nắng và che chắn kỹ càng khi ra đường vào ban ngày.
5.6 Nên sử dụng retinol bao nhiêu phần trăm?
Tùy vào tình trạng da và thời điểm mà bạn có thể chọn Retinol có nồng độ khác nhau. Bạn nên chọn sản phẩm có nồng độ từ 0.1 – 0.3% ở thời gian đầu để da làm quen, sau đó khi da đã thích ứng được thì tăng nồng độ lên từ 0.5 - 1%.
5.7 Tại sao dùng retinol bị nổi mụn?
Khi da bạn bắt đầu xuất hiện các nốt mụn trắng li ti hay tình trạng mụn viêm trở nên nặng hơn là lúc Retinol bắt đầu hoạt động. Việc này xảy ra do đặc tính kích thích quá trình thay thế lớp tế bào mới, nó sẽ đẩy toàn bộ lớp mụn lên bề mặt da và lớp da mới sẽ đi từ lớp biểu bì lên trên bề mặt nhanh hơn.
Đẩy mụn ẩn là bước đầu tiên khi sử dụng Retinol để có làn da sáng hồng rạng rỡ
5.8 Dùng retinol bị bong da thì phải làm sao?
Khi gặp tình trạng bong tróc da, bạn nên giảm liều lượng cũng như tần suất sử dụng Retinol. Bên cạnh đó, cần lưu ý dùng kem chống nắng và che chắn da kỹ càng, tránh cho da tiếp xúc trực với ánh nắng mặt trời.
5.9 Tại sao sử dụng retinol bị sạm da?
Cơ chế hoạt động của Retinol sẽ khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vậy nên nếu không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ da kỹ càng, bạn sẽ không thể đạt được hiệu quả làn da trắng hồng như mong muốn mà nó thậm chí còn thâm sạm đi.
Retinol với khả năng làm đẹp và tái tạo làn da từ sâu bên trong từ lâu đã nhận được ưu ái của chị em phái đẹp. Tuy nhiên, hãy lưu ý tuân thủ cách dùng Retinol theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả làm đẹp như mong muốn mà không gặp các tác dụng phụ không mong muốn nhé.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm