lcp

Cốc nguyệt san là gì? Có nên thay thế băng vệ sinh bằng cốc nguyệt san? Hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san đơn giản

Ngày cập nhật 15/05/2024

Chia sẻ:

Chắc hẳn chị em nào cũng đã và đang trải qua những “ngày dâu” đầy phiền toái, rắc rối bởi việc tràn dịch kinh nguyệt ở nơi đông người. Cũng giống như băng vệ sinh hay tampon thì cốc nguyệt san được ra đời để hỗ trợ chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng cốc nguyệt san lại sở hữu những đặc tính tuyệt vời riêng. Vậy chị em có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh hay tampon không?

1. Cốc nguyệt san là gì? Công dụng của cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san là chiếc cốc có dạng hình phễu, làm bằng silicon hoặc cao su, được chị em đưa vào âm đạo để chứa dịch kinh nguyệt(1). Trong đó, phần phễu được giữ tại thành âm đạo để chứa máu kinh nguyệt khi chảy ra. Còn phần cuống phễu được dùng để điều chỉnh vị trí của cốc giúp chị em dễ dàng đặt cốc vào hay lấy cốc ra khỏi âm đạo. 

cốc nguyệt san là gì

Cốc nguyệt san là dụng cụ được đưa vào âm đạo để chứa máu kinh nguyệt 

Tùy thuộc vào kích thước của cốc hay lượng máu kinh mà chị em cần phải đổ cốc với tần suất khác nhau, thông thường một người có thể đeo cốc trong vòng khoảng 6 - 12 giờ(2). Điều đặc biệt là cốc nguyệt san có thể chứa lượng chất lỏng gấp 3 lần so với tampon và dễ dàng tái sử dụng nhiều lần sau khi vệ sinh sạch sẽ cốc.

2. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng cốc nguyệt san

2.1. Ưu điểm tuyệt vời của cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san được khá nhiều chị em tin tưởng lựa chọn vào các hành kinh bởi những ưu điểm vượt trội sau đây(1)(3):

  • Tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường: cốc nguyệt san hoàn toàn có thể sử dụng nhiều lần sau khi bạn đã vệ sinh kỹ càng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với băng vệ sinh hay tampon phải mua hằng tháng. Vì được tái sử dụng nên cốc nguyệt san giúp hạn chế lượng rác thải đưa vào môi trường.  
  • Hạn chế mùi hôi khó chịu: dùng cốc nguyệt san giúp hạn chế mùi hôi khó chịu so với khi dùng băng vệ sinh do tránh được việc tiếp xúc giữa dịch kinh nguyệt với không khí. 
  • Dùng trong thời gian dài hơn: với băng vệ sinh thì chị em cần thay mới sau mỗi 4 - 8 giờ tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt, trong khi đó cốc nguyệt san có thể sử dụng tối đa 12 giờ. 
  • Dung tích lớn hơn: cốc nguyệt san có thể chứa lượng máu kinh gấp đôi so với băng vệ sinh và gấp 3 tampon, nhờ đó giúp chị em thoải mái hoạt động hơn trong những ngày đầu khi kinh nguyệt ra nhiều. 
so sánh cốc nguyệt san với tampon

Cốc nguyệt san có thể chứa lượng máu kinh gấp 3 lần so với tampon

  • Độ an toàn cao: do cốc nguyệt san hoạt động bằng cách chứa đựng thay vì thấm hút nên giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc hay bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng tampon. 
  • Vẫn có thể quan hệ tình dục: đối với loại cốc tái sử dụng cho lần sau thì chị em cần lấy chúng ra trước khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với cốc nguyệt san dùng một lần thì bạn không cần phải làm điều đó mà vẫn khiến bạn tình cảm thấy thoải mái và không lo rò rỉ. 

2.2. Nhược điểm khi dùng cốc nguyệt san

Tuy sở hữu những ưu điểm vượt trội thế nhưng cốc nguyệt san cũng có một số nhược điểm sau: 

  • Gây kích ứng vùng kín: hầu hết cốc nguyệt san làm từ chất liệu không chứa latex, do đó thích hợp với những người dị ứng với latex. Thế nhưng chất liệu cao su hay silicon cũng có khả năng gây dị ứng đối với một số người. Ngoài ra, cốc nguyệt san còn có thể gây kích ứng âm đạo nếu chị em không vệ sinh và bảo quản cốc đúng cách. 
  • Gặp khó khăn khi lựa chọn kích cỡ: một số chị em gặp khó khăn khi lựa chọn kích cỡ vừa vặn vì cốc không chỉ có một loại phù hợp tất cả mọi người. Chính vì thế, chị em có thể phải thử một vài nhãn hiệu trước khi tìm được loại phù hợp cho bản thân. 
  • Gây một số bất tiện nhỏ khi sử dụng: thời gian đầu sử dụng chị em có thể gặp khó khăn khi đặt cốc vào hay lấy cốc ra khỏi âm đạo, nếu không cẩn thận sẽ gây tràn dịch kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cốc ở những nơi công cộng có thể khiến chị em cảm thấy không thoải mái. 
  • Ảnh hưởng đến vòng tránh thai: cốc nguyệt san có khả năng làm lệch vị trí của vòng tránh thai, do đó tốt nhất chị em không nên sử dụng chúng cùng một lúc.
cốc nguyệt san ảnh hưởng đến vòng tránh thai

Cốc nguyệt san có thể làm ảnh hưởng đến vị trí của vòng tránh thai

>> Đặt online Tampon Sofy nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản với giá chỉ từ 62.000đ freeship giao tận nơi tại Medigo

3. Hướng dẫn cách chọn cốc nguyệt san sao cho phù hợp?

Thông thường cốc nguyệt san sẽ có 2 loại kích cỡ phù hợp với các đối tượng khác nhau, cụ thể là(4)

  • Kích cỡ nhỏ: thích với chị em có lượng máu kinh từ ít đến trung bình, phụ nữ dưới 30 tuổi, chưa từng sinh con qua đường âm đạo. 
  • Kích cỡ lớn: phù hợp với chị em có lượng máu kinh nhiều, trên 30 tuổi và đã từng sinh con qua đường âm đạo. 

Cốc nguyệt san cũng có nhiều hình dạng khác nhau:

  • Hình chữ V (V-shape): Cốc có chiều dài lớn hơn chiều rộng, thon dần dần từ vành. Đây là thiết kế phổ biến nhất.
  • Hình chuông (Bell-shape): Cốc nguyệt san dạng này có hình tròn hơn hình chữ V, loe ra khỏi vành.
  • Hình tròn (Round): Dạng cốc duy nhất có chiều rộng lớn hơn chiều dài, với điểm rộng nhất của chiếc cốc nằm ở phía dưới vành.
  • Không đối xứng (Asymmetrical): Cốc có cạnh nghiêng để ngồi ở một góc và góc xoay nhất định dưới cổ tử cung.

Để lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp với mình, bạn có thể so sánh các cốc nguyệt san dựa vào kích thước, hình dạng và xem loại nào sẽ dễ chịu nhất khi sử dụng.

>> Nhận tư vấn từ Dược Sĩ về Cốc nguyệt san siêu mềm Beucup miễn phí

các loại cốc nguyệt san

Chỉ có bạn mới có thể cảm nhận được chiếc cốc nguyệt san nào phù hợp với mình nhất

4. Hướng dẫn chị em cách dùng cốc nguyệt san đơn giản, đúng cách

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa khi dùng cốc nguyệt san, chị em cần lưu ý thực hiện theo các bước đưa cốc vào và tháo cốc ra khỏi cơ thể(4)

Cách đưa cốc nguyệt san vào âm đạo:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch sẽ bằng dung dịch nước rửa tay. 
  • Bước 2: Sử dụng chất bôi trơn gốc nước thoa một lớp mỏng lên mép cốc để dễ dàng đưa cốc vào âm đạo.
  • Bước 3: Gấp chặt phần phễu cốc nguyệt san làm đôi tạo thành một đường cong hình chữ C hoặc có thể bẻ cong một góc của cốc để tạo thành hình số 7 hay tam giác. 
cách gấp cốc nguyệt san thành hình chữ c

Bạn có thể gấp cốc nguyệt san thành hình chữ C để dễ dàng đặt vào âm đạo 

  • Bước 4: Chuẩn bị tư thế ngồi xổm, ngồi trên nắp bồn cầu hay giơ một chân lên để dễ dàng đặt cốc. Sau đó, tiến hành đưa cốc vào âm đạo sao cho phần cuống nằm ở dưới, phần phễu hướng lên phía trên. 
  • Bước 5: Khi cốc đã ở trong âm đạo, bạn cần xoay nhẹ để miệng cốc mở ra và lấp kín âm đạo. 

Cách tháo cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo:

  • Bước 1: Rửa tay thật kỹ càng với dung dịch rửa tay và nước sạch. 
  • Bước 2: Tiến hành ngồi xổm, dang rộng 2 chân, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái để xác định vị trí của cuống phễu. 
  • Bước 3: Kéo nhẹ nhàng cuống cốc nguyệt san cho đến khi chạm tới đáy cốc.
  • Bước 4: Tiến hành chụm phần miệng cốc và tiếp tục kéo để đưa cốc ra bên ngoài.
  • Bước 5: Đổ bỏ phần dịch kinh nguyệt vào bồn cầu và xả nước.
  • Bước 6: Vệ sinh cốc bằng nước ấm hay xà phòng không chứa chất tạo mùi, lau khô và bảo quản ở nơi khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo.
cách vệ sinh cốc nguyệt san

Chị em cần vệ sinh cốc nguyệt san sạch sẽ nếu tái sử dụng cho lần sau

5. Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới cốc nguyệt san

5.1. Có nên dùng cốc nguyệt san để thay thế băng vệ sinh không?

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mong muốn của bạn, nếu bạn ngại việc thay đổi hay va chạm âm đạo thì nên dùng băng vệ sinh. Còn nếu bạn muốn tham gia vào các hoạt động mạnh như bơi lội hoặc muốn chống tràn tối ưu thì có thể dùng cốc nguyệt san. 

5.2. Có nên dùng cốc nguyệt san khi chưa quan hệ không? 

Không giống như băng vệ sinh chỉ mang bên ngoài âm đạo thì cốc nguyệt san được đặt vào bên trong âm đạo, do đó có thể ảnh hưởng đến màng trinh khi thao tác không đúng cách. Do đó, nếu chị em chưa quan hệ và muốn giữ màng trinh thì không nên dùng cốc, còn nếu không quá quan trọng về điều này thì có thể sử dụng cốc nguyệt san khi chưa quan hệ.

>> Đọc thêm Top 5 thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên của Medigo đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về cốc nguyệt san là gì, ưu nhược điểm, cách đặt cốc, tháo cốc cũng như giải đáp một số vấn đề liên quan đến cốc nguyệt san. Có thể chị em sẽ gặp một số khó khăn khi lần đầu dùng cốc nguyệt san, để cải thiện tình trạng này bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ Medigo để chọn được loại phù hợp cũng như được hướng dẫn chi tiết hơn về cách sử dụng cốc nguyệt san.

>> Mua online Băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san từ các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Kotex, Laurier, Doctor care, Sofy,… tại Medigo giao tận nơi trong 30 phút! Tải app ngay TẠI ĐÂY!


Nguồn tham khảo

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software