lcp

Silica là gì? Công dụng của khoáng chất Silica trong làm đẹp

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Lương Tố Quyên

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Da liễu-Thẩm mỹ

Silica là một khoáng chất thường thấy trong bảng thành phần của nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da. Khoáng chất này được biết đến với công dụng giúp da căng mịn, săn chắc, chống lão hóa. Vậy cụ thể, silica là gì, công dụng của khoáng chất này trong làm đẹp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Medigo app.

1. Khoáng chất Silica là gì?

Silica còn được gọi là Dioxide silic với công thức hóa học là SiO2. Đây là một nguyên tố phổ biến có trong thành phần của vỏ Trái Đất. Trong tự nhiên, nguyên tố này tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể và thường được tìm thấy trong thạch anh. Trong khi đó, silica tổng hợp nhân tạo thường tồn tại ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình. 

Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe nếu vô tình hít phải. Chất này gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch, thậm chí là gây bệnh ung thư. 

silica

Silica là một nguyên tố có nhiều trong thành phần của vỏ Trái Đất

Trong lĩnh vực làm đẹp, silica tồn tại ở cấu trúc vô định hình nên rất an toàn khi sử dụng. Loại silica thường gặp trong thành phần của các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn nên chúng không tiếp xúc với phổi và gây hại như silica kết tinh. 

Ngoài lĩnh vực làm đẹp, hoạt chất này cũng được ứng dụng trong sản xuất các chất phụ gia, kiểm soát độ nhớt, chống tạo bột. Chất này cũng được sử dụng như một chất độn trong thuốc, vitamin. 

2. Công dụng của Silica trong mỹ phẩm

Trong lĩnh vực làm đẹp, silica có cấu trúc vô định hình và không gây hại cho sức khỏe. Chất này đóng vai trò như một chất mài mòn, chất độn và có mặt trong bảng thành phần của nhiều sản phẩm chăm sóc da. Tác dụng cụ thể của silica có thể kể đến như:

Ngăn ngừa lão hóa da 

Hàm lượng silica trong cơ thể giảm dần là nguyên nhân gây ra các tình trạng như da nhăn nheo, chảy xệ, sạm da, khô da. Bổ sung silica giúp các mô liên kết tăng cường tổng hợp collagen, elastin, gelatin và các chất khác giúp cải thiện các vấn đề da, ngăn ngừa lão hóa. 

silica

Silica giúp các mô liên kết tăng cường tổng hợp collagen, ngăn ngừa lão hóa da

Bảo vệ da trước tác động của tia UV

Ảnh hưởng của tia UV từ ánh nắng mặt trời khiến làn da xuất hiện nhiều đốm nâu, tăng cường hắc sắc tố melanin - nguyên nhân gây tàn nhang, sạm da. Tia UV cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ ung thư da. Silica có tác dụng ngăn chặn da hấp thụ ánh sáng, giảm sự sản sinh hắc sắc tố melanin, các khuyết điểm trên da. 

Giữ ẩm cho da

Silica trong mỹ phẩm còn có tác dụng giữ ẩm, cấp nước cho da, chống khô da. Chất này có tác hút các phân tử nước, giúp da luôn đủ ẩm. Do đó, hoạt chất này thường xuất hiện trong các loại kem dưỡng ẩm. 

silica

Silica có tác dụng cấp nước, giữ cho làn da luôn đủ ẩm

Làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn trên da

Silica có trong thành phần của các sản phẩm tẩy tế bào chết. Chúng hoạt động như một chất mài mòn nhẹ, giúp loại bỏ tế bào chết trên cùng của da, làm sạch lớp trang điểm, dầu thừa, bụi bẩn được tích tụ trong ngày. 

3. Công dụng của Silica đối với sức khỏe

Ngoài những tác dụng trong ngành làm đẹp, silica còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

  • Tăng cường sức khỏe xương: Silica giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi tốt hơn, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa gãy xương
  • Cải thiện sức khỏe khớp: Silica thúc đẩy sản sinh mô liên kết tại dây chằng và sụn giúp các khớp linh hoạt hơn, giảm chứng đau khớp và các triệu chứng viêm khớp. 
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Silica cải thiện hoạt động của các mạch máu, mô cơ, ngăn ngừa vôi hóa các mô, đặc biệt là quá trình vôi hóa các mảng bám động mạch, giúp tim mạch luôn khỏe mạnh. 
  • Giảm chứng rối loạn tiêu hóa: Chất này hỗ trợ xây dựng các cơ và mô dạ dày, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ các mô không bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học, ký sinh trùng, tuổi tác hay các chấn thương khác. 
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch: Silica là một chất quan trọng với làn da và mô tiêu hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tật, nhiễm trùng, xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 
  • Chữa lành vết thương nhanh chóng: Là một hoạt chất cấu thành nên collagen, chất này rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, giúp sẹo nhanh lành. 
  • Loại bỏ độc tố trong cơ thể: Silica có tác dụng loại bỏ chất thải, chất độc, kim loại nặng ra khỏi cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Sự tích tụ nhôm trong cơ thể là một nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. Chất silica có thể góp phần loại bỏ nhôm thông quá trình đào thải độc tố. 
silica

Silica mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

4. Liều lượng sử dụng silica

Các chuyên gia về sức khỏe đưa ra lời khuyên về liều lượng sử dụng silica an toàn là khoảng 700 - 1.750mg mỗi ngày. Chất này có thể hòa tan trong nước nên khi bổ sung quá nhiều, chúng sẽ được đào thải thông đường nước tiểu. Do đó, hoạt chất này thường không ra tác dụng phụ trừ khi được bổ sung quá nhiều. 

Tuy nhiên, để nhất cho sức khỏe, những đối tượng sau đây không nên sử dụng silica:

  • Trẻ em: Do chất này có chứa một số lượng nhỏ nicotin
  • Phụ nữ mang thai: Chất này không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
  • Những người mắc bệnh thận: Silica có thể tích tụ trong máu gây ra những vấn đề sức khỏe

5. Silica có an toàn không?

Silica có an toàn hay không còn phụ thuộc vào cấu trúc của loại silica mà bạn sử dụng. Cụ thể như sau: 

Cấu trúc tinh thể: đây là một chất độc có thể ảnh hưởng xấu đến hô hấp, cơ xương và hệ thống miễn dịch, gây ra ung thư, dị ứng, độc tính cho các cơ quan trong cơ thể. 

Cấu trúc vô định hình và silica ngậm nước: an toàn, vô hại với sức khỏe, thường được dùng trong sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Độ an toàn của chất này đã được FDA công nhận. 

silica

Độ an toàn của silica phụ thuộc vào cấu trúc của chất này

6. Lưu ý

Dù mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp nhưng nếu sử dụng không đúng cách, silica có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng chất này.

  • Nên tìm hiểu kỹ loại silica sẽ sử dụng để biết chúng là dạng tinh thể hay cấu trúc vô định hình và sử dụng một cách an toàn nhất. 
  • Có thể bổ sung silica từ chế độ thực phẩm bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vì chất xơ có thể giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thu silica.
  • Một số thực phẩm giàu silica như: dưa chuột, cần tây, măng tây, yến mạch, khoai lang, đậu xanh, dâu tây
  • Có thể bổ sung silica từ các thực phẩm bổ sung như bột cỏ đuôi ngựa, bột silica. Ngoài hàm lượng lớn silica, những thực phẩm này cũng chứa nhiều khoáng chất, chất dinh dưỡng khác cho sức khỏe. 
  • Tăng cường bổ sung các khoáng chất khác cho cơ thể bên cạnh silica như: magie, canxi, sắt, mangan, kali, phốt pho,...

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc silica là gì cũng như tác dụng của chất này đối với sức khỏe. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn những thực phẩm, bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mình. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm