lcp

Takotsubo - Hội chứng trái tim “tan vỡ” cùng sự thật bất ngờ

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Được công bố lần đầu vào năm 1990 tại Nhật Bản, Takotsubo (Hội chứng trái tim “tan vỡ” - Broken-heart syndrome) là tình trạng đau tim cấp tính thường gặp ở nữ giới (trong độ tuổi từ 57 đến 85). Theo ước tính, khoảng 5% bệnh nhân nữ đã từng có cơn đau tim sẽ gặp phải hội chứng này. Đa số bệnh nhân sẽ tự bình phục hoàn toàn và không để lại biến chứng.

Nguyên nhân nào khiến một người mắc phải Takotsubo?

Bệnh lý tim mạch Takotsubo có nguyên nhân đến từ sự suy giảm của tâm thất trái; phụ trách chính trong việc tống máu từ tim đến các cơ quan qua động mạch chủ. Đây có thể là kết quả của việc cơ thể bất ngờ có vấn đề, trải qua một cú sốc tâm lý hay thảm họa thiên nhiên chợt tới (chẳng hạn như động đất). Đó là lý do vì sao tình trạng này còn được biết đến là Bệnh cơ tim liên quan đến stress (Stress-induced cardiomyopathy).

takotsubo (2).jpg

Những yếu tố gây stress có thể gây nên Takotsubo:

  • Hạ huyết áp đột ngột
  • Cơ thể đột ngột suy yếu, trải qua thủ thuật/phẫu thuật
  • Cơn đau bất chợt
  • Bị bạo hành
  • Lên đợt cấp hen suyễn
  • Tai nạn
  • Đột ngột mất đi người thân, bạn bè, thú cưng
  • Xung đột căng thẳng với người khác
  • Thất thoát tài chính
  • Lên cơn sợ hãi tột độ
  • Phải nói trước đám đông
  • Bị bất ngờ đột ngột

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của Takotsubo có giống cơn đau tim (Heart Attack) thật sự?

Cơn đau tim (Heart attack) xảy ra khi mạch vành bị thuyên tắc một phần hay hoàn toàn; khiến máu nuôi tim bị ngắt hoàn toàn. Trong khi đó, hội chứng Takotsubo lại không khiến mạch máu tắc nghẽn, hoặc chỉ giảm dòng máu tưới.

takotsubo (1).png

Các yếu tố nguy cơ có thể khiến một người dễ mắc phải Takotsubo bao gồm:

  • Giới tính: Hội chứng tim tan vỡ thường gặp ở nữ giới hơn
  • Độ tuổi: Người dễ mắc Takotsubo thường diễn ra ở độ tuổi trên 50
  • Đang/từng mắc hội chứng tâm lý: Nhóm đối tượng có rối loạn lo âu hay trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc Takotsubo cao hơn người bình thường

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa Takotsubo như thế nào?

Để chẩn đoán Takotsubo, bác sĩ tim mạch sẽ hỏi bệnh sử kết hợp cùng xét nghiệm/hình ảnh học để xác định nguyên nhân.

Các chẩn đoán/xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • ECG (Điện tâm đồ): Kết quả ECG sẽ cho biết nhịp tim bạn bình thường hay không, có dấu hiệu nhồi máu, thuyên tắc hay không qua gợi ý. Thông thường ECG của Takotsubo sẽ khác hẳn với tình trạng đau tim.
  • Chụp động mạch vành (Coronary angiogram): Đây là hình ảnh học giúp loại trừ cơn đau tim nghi do nhồi máu. Trong khi với người mắc Takotsubo lại không hiện ra dấu hiệu thuyên tắc mạch vành trên kết quả hình ảnh.
  • Siêu âm tim: Sẽ cho thấy kích thước, độ dày cơ tim, cấu trúc và chuyển động của tim khi co bóp. Khi tim có hình dạng bất thường hoặc lớn hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của Takotsubo.
  • Công thức máu: Người có Takotsubo sẽ có nồng độ enzyme liên quan tuần hoàn (troponin, TCK) cao hơn bình thường.
  • MRI tim mạch: Dùng để kiểm tra bất thường thông qua cấu trúc của tim.

Điều trị Takotsubo thường không đặc hiệu, thương thường người mắc phải Takotsubo sẽ phải mất trung bình tầm 4-6 tuần để hồi phục hoàn toàn mà không cần can thiệp sâu như Đau tim.

takotsubo (1).jpg

Một số thuốc tim mạch có thể sử dụng để giảm đi triệu chứng và ngừa cơn đau tim về sau, như:

  • Thuốc Ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)
  • Thuốc Chẹn thụ thể Angiotensin II (ARBs)
  • Thuốc Beta-blockers
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng đông

Phẫu thuật không được chỉ định để điều trị Takotsubo vì không có đây là tình trạng tim mạch không do nguyên nhân thuyên tắc.

Biên và phiên dịch: Xuân Nghiêm Nguồn: Mayo Clinic, Harvard Health

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm