Uống nước mía có bị sảy thai không?
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Uống nước mía có bị sảy thai không?
Uống nước mía không hề gây sảy thai và cũng chưa có bất kỳ trường hợp nào ghi nhận sảy thai vì uống nước mía. Ngược lại, trong nước mía còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi.
Bên cạnh các vitamin, khoáng chất thì trong nước mía còn chứa lượng calo cao, nhiều chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu từ trong ra ngoài.
Uống nước mía có bị sảy thai không?
2. Công dụng của nước mía đối với mẹ bầu
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của nước mía dành cho mẹ bầu trong thai kỳ khi bổ sung nước mía trong khẩu phần dinh dưỡng của mình.
2.1 Cải thiện tình trạng ốm nghén
Phụ nữ mang thai uống nước mía sẽ giúp cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai. Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, có thể giúp bổ sung năng lượng và cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu bị nghén nặng nên dùng những loại thực phẩm có vị ngọt sẽ cung cấp năng lượng cho thai nhi, giúp tinh thần lẫn cơ thể mẹ bầu thoải mái, thư giãn hơn.
2.2 Nước mía ngăn ngừa táo bón
Nhiều mẹ bầu thường xuyên bị táo bón trong quá trình mang thai. Để khắc phục tính trạng này thì uống nước mía sẽ là lựa chọn ổn áp.
Nguyên nhân là do nước mía chứa lượng lớn khoáng chất kali, giúp cải thiện vấn đề táo báo, giúp mẹ dễ tiêu hóa, ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và viêm dạ dày.
2.3 Nước mía giúp tăng cường miễn dịch
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Do đó, mẹ bầu nên uống nước mía để bổ sung những chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Các chất này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng giúp cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài và ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Nước mía giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu
2.4 Nước mía cung cấp năng lượng cho thai nhi
Nước mía chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng vi lượng khác nhau, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển và tăng trưởng đúng theo từng giai đoạn trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên uống một cốc nước mía 200ml mỗi ngày, có thể tăng lượng uống lên một cốc trong những tháng cuối để cung cấp đủ năng lượng cho em bé.
2.5 Nước mía giúp làm đẹp da
Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ gặp phải tình trạng các hormone trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến da khô, sạm da hoặc mụn nội tiết, nám xuất hiện.
Đây là tình trạng không thể tránh khỏi nhưng mẹ bầu vẫn có thể uống nước mía để cải thiện tình trạng da từ bên trong.
Trong nước mía chứa hoạt chất alpha hydroxy acid giúp tăng sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và dưỡng ẩm cho da. Đồng thời, nó cũng giúp giảm tình trạng nám, tàn nhang và mụn trong thai kỳ đáng kể.
3. Lưu ý cho mẹ bầu khi uống nước mía cần tránh
Để có một thai kỳ an toàn, mẹ bầu khi uống nước mía cần tránh một số vấn đề như sau:
Lưu ý cho mẹ bầu khi uống nước mía cần tránh
Không để nước mía quá lâu rồi mới uống
Nước mía rất tốt và giàu dưỡng chất, nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, nó có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Chính vì thế, uống nước mía lâu để có thể gây nhiễm trùng hoặc nhiễm độc. Thay vào đó, hãy uống nước mía ngay sau khi ép và không để lâu trong tủ lạnh.
Không uống nước mía khi dùng thuốc
Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc điều trị, thực phẩm bổ sung hoặc thuốc chống đông máu thì không nên uống nước mía.
Thành phần trong thuốc có thể làm giảm hiệu quả của policosanol trong nước mía, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không uống nước mía nếu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Nước mía cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, có thể gây tăng cân và béo phì nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, nếu bạn có nguy cơ tiểu đường hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường thì không nên uống nước mía thường xuyên. (1)
Không uống quá nhiều nước mía
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước mía mà cần bổ sung đa dạng thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ chất cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.
Không uống nước mía lạnh
Mẹ bầu nên uống nước mía tươi, không nên uống nước mía đã được bảo quản trong tủ lạnh hoặc ép mía rồi để trong tủ lạnh trước khi uống nhé.
4. Gợi ý một số công thức nước mía dành cho mẹ bầu
Nếu muốn uống nước mía, mẹ bầu có thể tham khảo một số công thức nước mía ngon, dễ uống và tốt cho sức khỏe dưới đây:
Công thức nước mía ngon dành cho mẹ bầu
- Công thức nước mía + tắc/chanh: Sau khi ép nước mía, bạn có thể vắt nước cốt tắc hoặc chanh vào để gia tăng hương vị và giảm vị ngọt cho nước mía
- Công thức nước mía + cam: Nước cam có vị chua ngọt, mùi hương thơm nhẹ nhàng pha chung với nước mía sẽ kích thích vị giác hơn.
- Công thức nước mía + cà rốt: Thêm cả tốt cho món đồ uống sẽ tạo ra hương vị độc đáo, mới lạ mà còn bổ sung thêm vitamin a cho cơ thể.
Hy vọng các thông tin trên sẽ mang đến bạn kiến thức hữu ích, nước mía không gây sẩy thai mà còn an toàn và là loại nước uống tốt cho sức khỏe của người đang mang thai nếu sử dụng đúng cách trong thai kỳ.
Hy vọng thông tin bài viết trên của Medigo app tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại sẽ hữu ích với bạn.
Tài liệu tham khảo:
Đánh giá bài viết này
(2 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm