lcp

Tác hại khi uống thuốc hạ mỡ máu không đúng cách

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Thị Minh Tuyết

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình

Uống thuốc hạ mỡ máu không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Vậy cách dùng thuốc mỡ máu đúng cách như thế nào? Khi sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ra tác dụng phụ gì? Cùng Medigo tìm hiểu qua bài viết này.

1. Hiểu về thuốc hạ mỡ máu

Mỡ máu hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, là tình trạng tăng Cholesterol toàn phần trong máu, Cholesterol có hại và giảm Cholesterol có lợi cho cơ thể. Bệnh này thường gặp ở những người trung tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc mỡ máu đang có xu hướng trẻ hóa. Giai đoạn mới phát hiện, mỡ máu có thể chưa gây hại gì cho cơ thể và chưa có biểu hiện rõ ràng. Nhưng nếu không được phát hiện bệnh và điều trị sớm, mỡ máu có thể gây hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng cực kỳ xấu tới sức khỏe người bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…

uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không

Mỡ máu có gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Sự ra đời của thuốc hạ mỡ máu được gọi là một cuộc cách mạng trong Y học hiện đại. Các loại thuốc tân dược trị mỡ máu thông thường sẽ ức chế gan sản sinh ra mỡ, từ đó hạ mỡ máu, khiến mỡ tại mô và tế bào giảm. Thuốc hạ mỡ máu giúp kiểm soát dự phòng và điều trị các bệnh lý về tim mạch, phòng đột quỵ, xơ vữa động mạch, giúp giảm các biến cố tử vong do tim mạch. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc thường gặp một số tác dụng phụ, thuốc thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh đã ở mức độ nặng, mắc các biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng như Statin (Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin), Resin (Cholestyramine, Colesevelam, Colestipol), Fibrate (Fenofibrate, Clofibrate, Gemfibrozil), Acid nicotinic (Vitamin PP, Niacin, Vitamin B3), thuốc ức chế PCSK9 (Evolovumab, Alirocumab). Trong đó, Statin là nhóm thuốc hạ mỡ máu đầu tay, được chỉ định sử dụng nhiều nhất. Có khoảng 28% người ở độ tuổi 40 tuổi đang phải sử dụng loại thuốc hạ mỡ máu này.

Statin ức chế hoạt động của enzym gan HMG - CoA, làm giảm tổng hợp Cholesterol, điều trị rối loạn lipid máu và hạn chế các biến chứng của bệnh. Statin còn được gọi là “thuốc ức chế men HMG - CoA). Statin có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng ngay cả khi chỉ số Cholesterol máu đã về mức an toàn để giảm nguy cơ xảy ra bệnh lý tim mạch.

2. Uống thuốc giảm mỡ máu không đúng cách có hại gì không?

Bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng phụ từ nhẹ tới nặng khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu, đặc biệt khi sử dụng không đúng cách:

2.1 Đối với gan mật

Các tác dụng phụ mà thuốc giảm mỡ máu có thể gây ra với gan mật bao gồm:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Tăng men gan SGOT/SGPT từ đó dẫn tới hoại tử tế bào gan. Nên nếu lượng SGOT?SGPT tăng gấp 3 lần, bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy yếu, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, 
  • Các tác dụng phụ liên quan đến gan mật bao gồm: rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn tới hoại tử tế bào gan. Bệnh nhân bị mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,…
tác dụng phụ của thuốc mỡ máu

Statin là thuốc hạ mỡ máu phổ biến nhất, có thể gây ra một số tác dụng phụ

2.2 Đối với hệ tiêu hóa

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,.. Đây là tác dụng phụ thường gặp (5%) ở bệnh nhân sử dụng thuốc.

2.3 Đối với da, cơ, xương, khớp

  • Thuốc hạ mỡ máu có thể gây các triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, đau nhức, chuột rút, viêm (sưng, nóng, đỏ đau)
  • Hiếm gặp các trường hợp: Đau cơ, tiêu cơ vân, hoại tử cơ vân tự miễn. 

Tiêu cơ vân là một tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải, do các tế bào cơ vân bị phân hủy, giải phóng các chất trong tế vào, thải Myoglobin qua đường tiểu thận, gây suy thận. Tác dụng không mong muốn này, dấu hiệu ban đầu là đau nhức cơ bắp, chuột rút, yếu cơ, dần dần nước tiểu chuyển sang màu đỏ đậm.

2.4  Đối với hệ thần kinh

Thuốc hạ mỡ máu có thể gây một số tác dụng phụ đối với hệ thần kinh:

  • Giảm trí nhớ, hay quên
  • Phù mạch thần kinh
  • Nhầm lẫn 
  • Bệnh lý của hệ thần kinh ngoại biên

Thuốc hạ mỡ máu gây một số vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ Statin. Statin được kê đơn nhiều nhất, hạ mỡ máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tuy nhiên, Statin có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ nặng như hủy cơ, hủy tế bào gan, nhiễm trùng tiết niệu, đi ngoài ra máu, đái tháo đường, thậm chí có thể khiến người bệnh mơ hồ, mất trí nhớ.

3. Hướng dẫn uống thuốc hạ mỡ máu an toàn

Khi người bệnh bị máu nhiễm mỡ nhẹ, được phát hiện ở giai đoạn đầu, chưa mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành,.. chưa cần sử dụng thuốc ngay, mà cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt điều độ bằng cách:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, các loại đậu, cá hồi, thịt trắng, hạn chế dầu mỡ, thịt đỏ, thực phẩm nhiều acid béo bão hòa.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga 
  • Tập thể dục thể thao điều độ
uống thuốc mỡ máu có hại không

Chế độ tập thể dục thể thao lành mạnh rất có ích cho sức khỏe.

Nếu thực hiện chế độ thể dục thể thao, ăn kiêng, bỏ thuốc một thời gian nhưng xét nghiệm lại thấy các chỉ số mỡ máu không được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hạ mỡ máu cho người bệnh.

Cách dùng thuốc đúng cách như sau: 

  • Nhóm thuốc Statin nên uống trước hoặc sau ăn. Đặc biệt là buổi tối sau ăn vì quá trình sinh tổng hợp Cholesterol đạt đỉnh vào ban đêm nên các Statin có thời gian bán hủy khá nhanh. Nhóm Fibrate cũng nên được dùng sau bữa ăn chính.
  • Tuân thủ liều lượng, cách dùng thuốc phù hợp. Tránh quên liều, quá liều thuốc. 
  • Các thuốc điều trị máu nhiễm mỡ chống chỉ định đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 
  • Kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Không sử dụng thuốc điều trị mỡ máu chung với bưởi vì bưởi là thực phẩm có thể gây tương tác với thuốc.
  • Lưu ý tương tác của thuốc hạ mỡ máu với một số thuốc khác, tham khảo ý kiến của bác sĩ về các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

  • Người bệnh sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng.
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây tương tác với một số thuốc khác. Nên người bệnh khi được bác sĩ tư vấn, cần trình bày với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc và thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn và thuốc.
  • Nếu gặp phải tác dụng phụ khó xử lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc, sang loại Statin khác hoặc các thuốc nhóm khác để tránh nguy cơ gây đau cơ. 
  • Nên kết hợp sử dụng thuốc với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, khoa học
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để xét nghiệm các chỉ số, đánh giá hiệu quả điều trị, từ đó điều chỉnh phương pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe người bệnh.

Bài viết này đưa ra những thông tin cơ bản về thuốc hạ mỡ máu, cách sử dụng thuốc đúng cách cũng như các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc không đúng cách. Hy vọng bài viết có ích cho mọi người cũng như giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuốc, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa - chữa bệnh rối loạn lipid máu. 

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm