Thuốc kháng lao có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao. Tuy nhiên các loại thuốc đặc trị lao thường đi kèm nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất,.
Thông tin tổng quan về thuốc kháng lao và bệnh lao
Tổng quan về bệnh lao
Bệnh lao (Tuberculosis) là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên chủ yếu là làm suy kiệt hệ thống hô hấp.
Vi khuẩn lao lan truyền qua đường không khí. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc gần với người bệnh lao, chúng tấn công vào đường hô hấp và ngấm ngầm phát triển thành bệnh lý. Rất khó để phát hiện bệnh lao tiềm ẩn vì chúng không có dấu hiệu cụ thể.
Lao là bệnh lý có tính truyền nhiễm mạnh, dễ lây lan và rất khó để kiểm soát. Vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm lao chính là tiêm vắc-xin để tạo sẵn hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bệnh lao xuất hiện phổ biến với chứng lao phổi - Vô cùng nguy hiểm và đe dọa tính mạng hàng triệu người.
Thuốc kháng lao là gì?
Thuốc kháng lao là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị và kiểm soát bệnh lao.
Đây là dòng thuốc được nghiên cứu dựa trên đặc tính kháng acid và chống nhuộm màu của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis để có thể dễ dàng phát hiện và tiêu diệt sự phát triển của chúng.
Phân loại thuốc kháng lao hiện tại
Thuốc kháng lao được phân thành 2 loại, dựa trên mức độ quan trọng và hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Thuốc chống lao hàng 1: Là nhóm thuốc đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị bệnh lao phổi nhờ vào hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Đây cũng là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bác sĩ chuyên khoa khi xây dựng phác đồ điều trị.
Các loại thuốc phổ biến:
Thuốc kháng lao Isoniazid (H)
Thuốc kháng lao Rifampicin(R)
Thuốc kháng lao Pyrazinamid (Z)
Thuốc kháng lao Ethambutol (E)
Thuốc kháng lao Streptomycin (S)
Thuốc kháng lao Rifabutin (Rfb)
Thuốc kháng lao Rifapentine (Rpt)
Thuốc chống lao hàng 2: Là nhóm thuốc ít được sử dụng hơn, được sử dụng để điều trị đối với vi khuẩn lao kháng thuốc. Đặc điểm của chúng là phạm vi điều trị hẹp và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.
Thuốc kháng lao nhóm 2 được chia thành 4 loại nhỏ dựa vào cách sử dụng, cụ thể:
Nhóm thuốc hàng 2 dùng tiêm:
Amikacin (Am)
Kanamycin (Km)
Capreomycin (Cm)
Nhóm thuốc hàng 2 thuộc họ Fluoroquinolone:
Moxifloxacin (Mfx)
Levofloxacin (Lfx)
Gatifloxacin (Gfx)
Nhóm thuốc hàng 2 dùng uống:
Prothionamide (Pto)
Ethionamide (Eto)
Terizidone (Trd)
Cycloserine (Cs)
Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na)
Para-aminosalicylic acid (PAS)
Nhóm thuốc hàng 2 nhưng chưa được kiểm nghiệm kết quả lâm sàng:
Delamanid (Dlm)
Bedaquiline (Bdq)
Clofazimine (Cfz)
Linezolid (Lzd)
Meropenem (Mpm)
Clavulanate/ Amoxicillin (Clv/ Amx)
Clarithromycin (Clr)
Thioacetazone (T)
Thuốc kháng lao được phân chia nhiều loại, phụ thuộc vào tỷ lệ dược liệu và tác dụng cụ thể trong điều trị lao truyền nhiễm.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc kháng lao
Các tác dụng phụ của thuốc chống lao
Các loại thuốc kháng lao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể người bệnh. Số lượng và tần suất xuất hiện của tác dụng phụ ít hay nhiều phụ thuộc vào loại thuốc dùng để điều trị.
Các triệu chứng về tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng lao phổ biến như:
Thuốc kháng lao Isoniazid:
Da mẫn cảm, nổi mẩn trên da.
Viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh, rối loạn tâm thần, nổi mụn, tăng tiết mồ hôi.
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
Tăng men gan, viêm gan, hoại tử tế bào gan.
Thuốc kháng lao Pyrazinamid:
Phát sốt toàn thân.
Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.
Dị ứng da, nổi mẩn ngứa trên da.
Tăng men gan, nặng hơn có thể gây viêm gan.
Tăng uric trong máu, gây gout hoặc làm nặng thêm tình trạng gout
Thuốc chống lao ít nhiều đều kèm theo các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì thế, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu từ tác dụng phụ mang đến.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị lao
Thời gian điều trị bệnh lao kéo dài từ 6 đến 9 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp đảm bảo bệnh được trị dứt điểm, tránh tái phát hoặc xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, mà còn giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ bệnh nhân phải chịu suốt thời gian điều trị.
Khi sử dụng thuốc kháng lao, bệnh nhân nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Dùng thuốc đúng liều: Mỗi loại thuốc đều chứa một hàm lượng dược tính chống lao nhất định. Dùng thuốc liều thấp sẽ không có hiệu quả trong điều trị bệnh và dễ gây ra tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn. Ngược lại, dùng thuốc liều cao sẽ dễ gây ra tai biến và nhiều tác dụng phụ khác.
Dùng thuốc đều đặn: Các loại thuốc chống lao thường được sử dụng vào cùng một thời điểm trong ngày, thường là buổi sáng và tránh xa bữa ăn để cơ thể tăng cường hiệu quả hấp thụ thuốc. Ngoài ra, chu kỳ sinh sản của vi khuẩn lao là 20h/lần. Vì thế, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian nhằm ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, rút ngắn thời gian điều trị.
Dùng phối hợp các thuốc chống lao: Không sử dụng đơn độc một loại thuốc nào để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Mỗi loại thuốc chống lao sẽ mang tác dụng nhất định. Thông thường, phác đồ điều trị bệnh lao sẽ bao gồm ít nhất 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong thời gian duy trì kiểm soát bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng thuốc kháng lao cũng cần thường xuyên theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu cảm thấy tình trạng tác dụng phụ quá tệ, hãy báo ngay với các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Dùng thuốc kháng lao cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 đúng: Đúng thuốc - Đúng giờ - Đúng liều.
Top 5+ sản phẩm thuốc chống lao tốt nhất hiện nay
Thuốc kháng lao Rifampicin
Thuốc kháng lao Rifampicin có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn lao, các loại vi khuẩn lao gram khác và vi khuẩn lao không điển hình Mycobacterium atypique.
Thuốc có nồng độ ức chế tối thiểu đối với huyết thanh thấp, tỷ lệ sinh đột biến kháng thuốc không cao, khả năng khuếch tán trong cơ thể tốt.
Gây nhiễm độc gan: xuất hiện ở liều cao, ở trẻ nhỏ và bệnh nhân suy gan.
Các chứng tai biến khác: nổi ban trên da, suy thận cấp, choáng phản vệ, hội chứng giả cúm, xuất huyết giảm tiểu cầu…
Thuốc kháng lao Rifampicin - Ảnh sản phẩm.
Thuốc chống lao Isoniazid
Thuốc kháng lao Isoniazid có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao bên trong và ngoài tế bào. Có thể sử dụng kết hợp với Rifampicin để điều trị bệnh lao phổi.
Đặc tính của Isoniazid:
Ảnh hưởng đến gan: gây viêm gan, xuất hiện phổ biến ở người già, trẻ nhỏ, người nghiện rượu hoặc những người có tiền sử viêm gan. Tỷ lệ xuất hiện tai biến tăng cao khi sử dụng phối hợp giữa Isoniazid với Rifampicin.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây viêm dây thần kinh ngoại biên do làm tăng quá trình đào thải vitamin B6.
Các chứng tai biến khác: viêm da, rối loạn nội tiết, hội chứng trầm cảm, rối loạn tinh thần…
Thuốc chống lao Isoniazid - Ảnh sản phẩm.
Thuốc chống lao Streptomycin
Streptomycin là thuốc kháng lao đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất. Thuốc có hiệu quả hữu hiệu trong tiêu diệt vi khuẩn lao ngoài tế bào, tuy nhiên không có tác dụng đối với vi khuẩn trong tế bào. Thuốc Streptomycin rất quan trọng trong điều trị lao phổi giai đoạn tấn công và điều trị các thể vi khuẩn lao có hang (ở phổi, thận).
Đặc tính của Streptomycin:
Đối với hệ thần kinh: gây viêm dây thần kinh số VIII. Ảnh hưởng đối với nhánh tiền đình có thể làm chóng mặt, mất thăng bằng khi nhắm mắt, ù tai… những tình trạng này có thể hồi phục. Ảnh hưởng đối với nhánh ốc tại có thể gây điếc, tình trạng này không thể hồi phục.
Đối với thận: gây suy giảm chức năng thận.
Đối với thai nhi: Streptomycin độc hại đối với thai nhi nên không được sử dụng thuốc này cho bệnh nhân đang mai thai.
Các chứng tai biến khác: nổi mẩn ngứa, sốt cao rét run, viêm giác mạc, phù quanh hốc mắt, ban đỏ toàn thân. Nhiều trường hợp nặng hơn gây sốc phản vệ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thuốc kháng lao Streptomycin - Ảnh sản phẩm
Thuốc chống lao Pyrazinamid
Thuốc chống lao Pyrazinamid có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.
Đặc tính của thuốc:
Đối với xương khớp: làm giảm đào thải acid uric của thận nên gây ra hội chứng gout. Có đến 33% bệnh nhân sẽ bị gout khi dùng thuốc Pyrazinamide.
Đối với gan: tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan do sử dụng loại thuốc này được giảm đáng kể do điều chỉnh liều dùng phù hợp hơn trong điều trị lao phổi.
Các biến chứng khác: có thể gây ngứa, nổi mề đay.
Thuốc chống lao Ethambutol
Thuốc kháng lao Ethambutol chỉ có tác dụng kìm khuẩn, ức chế hoạt động phát triển của chúng chứ không có khả năng tiêu diệt chúng. Loại thuốc này được sử dụng kết hợp với những loại thuốc chống lao khác như Isoniazid, Rifampicin để tránh hiện tượng vi khuẩn đột biến kháng thuốc.
Đặc tính của thuốc:
Có thể gây viêm thần kinh thị giác, rối loạn cảm nhận màu sắc, giảm thị lực.
Thuốc kháng lao Ethambutol - Ảnh sản phẩm.
Mua Online thuốc chống lao tại nhà thuốc 24h MEDIGO App
Thông thường, thuốc kháng lao sẽ được cấp phát miễn phí theo đúng phác đồ điều trị chuẩn được ban hành bởi Bộ Y tế và Chương trình Chống lao quốc gia. Bệnh nhân khám phát hiện nhiễm lao chỉ cần đến các bệnh viện huyện, tỉnh nơi sinh sống sẽ được hỗ trợ điều trị một cách hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay, nhiều nhà thuốc bên ngoài bệnh viện đã được phép bán các loại thuốc chống lao. Tuy nhiên vì đây là dòng thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe người dùng nên người mua cần phải có đơn từ bác sĩ chuyên khoa cung cấp.
Nếu bạn đang cần mua thuốc kháng lao trong trường hợp gấp , MEDIGO App có thể hỗ trợ tư vấn và kê đơn thuốc này.
MEDIGO App là ứng dụng giúp bạn đặt thuốc online nhanh và đáng tin cậy nhất hiện nay.
Bạn chỉ cần đăng nhập ứng dụng và gửi yêu cầu đặt hàng, dược sĩ của nhà thuốc sẽ gọi điện trực tiếp để tư vấn chi tiết về thông tin thuốc và báo giá cụ thể. Điều này đảm bảo bạn sẽ nhận được đúng loại thuốc, điều trị đúng bệnh và hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có khi sử dụng thuốc chống lao.
Các nhà thuốc liên kết với MEDIGO App đều phải đạt chuẩn GPP và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ loại thuốc, chất lượng cao và tốt về giá cả.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc chống lao
Tại sao bệnh viện ở huyện tôi sinh sống lại không cấp thuốc kháng lao miễn phí?
Chương trình Chống lao Quốc gia đã được triển khai rộng khắp ở 707 huyện, thuộc 63 tỉnh thành khắp cả nước. Bệnh nhân đến các đơn vị Y tế chống lao phổi sẽ được hỗ trợ điều trị miễn phí theo chuẩn của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Tuy nhiên một số cơ sở Y tế công hoặc tư nhân chưa phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc gia các tuyến để quản lý và điều trị bệnh lao theo đúng phác đồ của chương trình sẽ không được hỗ trợ cấp thuốc chống lao miễn phí.
Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đến cơ sở Y tế cấp huyện trở lên để hỏi thăm thông tin chi tiết về việc cấp miễn phí thuốc trị lao phổi. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận Chương trình Chống lao Quốc gia một cách nhanh nhất.
Hãy đến các cơ sở Chống lao Quốc gia để được điều trị và cấp phát thuốc miễn phí.
Nếu tôi không may tiếp xúc với người bệnh lao, tôi có thể lây truyền bệnh cho người khác không?
Chỉ bệnh nhân bị lao truyền nhiễm mới có thể lan truyền mầm bệnh. Trước khi có thể lây bệnh cho người khác, bạn phải bị nhiễm vi khuẩn lao và phát triển thành bệnh lao truyền nhiễm.
Làm cách nào để tránh lây truyền bệnh lao phổi?
Để tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên; đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên cửa ra vào, cửa sổ...)
MEDIGO App - Ứng dụng đặt thuốc online 24/7 siêu tiện lợi và tiết kiệm.
Thuốc kháng lao có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao. Tuy nhiên các loại thuốc đặc trị lao thường đi kèm nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất,.
Thông tin tổng quan về thuốc kháng lao và bệnh lao
Tổng quan về bệnh lao
Bệnh lao (Tuberculosis) là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên chủ yếu là làm suy kiệt hệ thống hô hấp.
Vi khuẩn lao lan truyền qua đường không khí. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc gần với người bệnh lao, chúng tấn công vào đường hô hấp và ngấm ngầm phát triển thành bệnh lý. Rất khó để phát hiện bệnh lao tiềm ẩn vì chúng không có dấu hiệu cụ thể.
Lao là bệnh lý có tính truyền nhiễm mạnh, dễ lây lan và rất khó để kiểm soát. Vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm lao chính là tiêm vắc-xin để tạo sẵn hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bệnh lao xuất hiện phổ biến với chứng lao phổi - Vô cùng nguy hiểm và đe dọa tính mạng hàng triệu người.
Thuốc kháng lao là gì?
Thuốc kháng lao là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị và kiểm soát bệnh lao.
Đây là dòng thuốc được nghiên cứu dựa trên đặc tính kháng acid và chống nhuộm màu của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis để có thể dễ dàng phát hiện và tiêu diệt sự phát triển của chúng.
Phân loại thuốc kháng lao hiện tại
Thuốc kháng lao được phân thành 2 loại, dựa trên mức độ quan trọng và hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Thuốc chống lao hàng 1: Là nhóm thuốc đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị bệnh lao phổi nhờ vào hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Đây cũng là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bác sĩ chuyên khoa khi xây dựng phác đồ điều trị.
Các loại thuốc phổ biến:
Thuốc kháng lao Isoniazid (H)
Thuốc kháng lao Rifampicin(R)
Thuốc kháng lao Pyrazinamid (Z)
Thuốc kháng lao Ethambutol (E)
Thuốc kháng lao Streptomycin (S)
Thuốc kháng lao Rifabutin (Rfb)
Thuốc kháng lao Rifapentine (Rpt)
Thuốc chống lao hàng 2: Là nhóm thuốc ít được sử dụng hơn, được sử dụng để điều trị đối với vi khuẩn lao kháng thuốc. Đặc điểm của chúng là phạm vi điều trị hẹp và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.
Thuốc kháng lao nhóm 2 được chia thành 4 loại nhỏ dựa vào cách sử dụng, cụ thể:
Nhóm thuốc hàng 2 dùng tiêm:
Amikacin (Am)
Kanamycin (Km)
Capreomycin (Cm)
Nhóm thuốc hàng 2 thuộc họ Fluoroquinolone:
Moxifloxacin (Mfx)
Levofloxacin (Lfx)
Gatifloxacin (Gfx)
Nhóm thuốc hàng 2 dùng uống:
Prothionamide (Pto)
Ethionamide (Eto)
Terizidone (Trd)
Cycloserine (Cs)
Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na)
Para-aminosalicylic acid (PAS)
Nhóm thuốc hàng 2 nhưng chưa được kiểm nghiệm kết quả lâm sàng:
Delamanid (Dlm)
Bedaquiline (Bdq)
Clofazimine (Cfz)
Linezolid (Lzd)
Meropenem (Mpm)
Clavulanate/ Amoxicillin (Clv/ Amx)
Clarithromycin (Clr)
Thioacetazone (T)
Thuốc kháng lao được phân chia nhiều loại, phụ thuộc vào tỷ lệ dược liệu và tác dụng cụ thể trong điều trị lao truyền nhiễm.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc kháng lao
Các tác dụng phụ của thuốc chống lao
Các loại thuốc kháng lao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể người bệnh. Số lượng và tần suất xuất hiện của tác dụng phụ ít hay nhiều phụ thuộc vào loại thuốc dùng để điều trị.
Các triệu chứng về tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng lao phổ biến như:
Thuốc kháng lao Isoniazid:
Da mẫn cảm, nổi mẩn trên da.
Viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh, rối loạn tâm thần, nổi mụn, tăng tiết mồ hôi.
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
Tăng men gan, viêm gan, hoại tử tế bào gan.
Thuốc kháng lao Pyrazinamid:
Phát sốt toàn thân.
Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.
Dị ứng da, nổi mẩn ngứa trên da.
Tăng men gan, nặng hơn có thể gây viêm gan.
Tăng uric trong máu, gây gout hoặc làm nặng thêm tình trạng gout
Thuốc chống lao ít nhiều đều kèm theo các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì thế, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu từ tác dụng phụ mang đến.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị lao
Thời gian điều trị bệnh lao kéo dài từ 6 đến 9 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp đảm bảo bệnh được trị dứt điểm, tránh tái phát hoặc xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, mà còn giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ bệnh nhân phải chịu suốt thời gian điều trị.
Khi sử dụng thuốc kháng lao, bệnh nhân nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Dùng thuốc đúng liều: Mỗi loại thuốc đều chứa một hàm lượng dược tính chống lao nhất định. Dùng thuốc liều thấp sẽ không có hiệu quả trong điều trị bệnh và dễ gây ra tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn. Ngược lại, dùng thuốc liều cao sẽ dễ gây ra tai biến và nhiều tác dụng phụ khác.
Dùng thuốc đều đặn: Các loại thuốc chống lao thường được sử dụng vào cùng một thời điểm trong ngày, thường là buổi sáng và tránh xa bữa ăn để cơ thể tăng cường hiệu quả hấp thụ thuốc. Ngoài ra, chu kỳ sinh sản của vi khuẩn lao là 20h/lần. Vì thế, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian nhằm ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, rút ngắn thời gian điều trị.
Dùng phối hợp các thuốc chống lao: Không sử dụng đơn độc một loại thuốc nào để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Mỗi loại thuốc chống lao sẽ mang tác dụng nhất định. Thông thường, phác đồ điều trị bệnh lao sẽ bao gồm ít nhất 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong thời gian duy trì kiểm soát bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng thuốc kháng lao cũng cần thường xuyên theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu cảm thấy tình trạng tác dụng phụ quá tệ, hãy báo ngay với các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Dùng thuốc kháng lao cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 đúng: Đúng thuốc - Đúng giờ - Đúng liều.
Top 5+ sản phẩm thuốc chống lao tốt nhất hiện nay
Thuốc kháng lao Rifampicin
Thuốc kháng lao Rifampicin có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn lao, các loại vi khuẩn lao gram khác và vi khuẩn lao không điển hình Mycobacterium atypique.
Thuốc có nồng độ ức chế tối thiểu đối với huyết thanh thấp, tỷ lệ sinh đột biến kháng thuốc không cao, khả năng khuếch tán trong cơ thể tốt.
Gây nhiễm độc gan: xuất hiện ở liều cao, ở trẻ nhỏ và bệnh nhân suy gan.
Các chứng tai biến khác: nổi ban trên da, suy thận cấp, choáng phản vệ, hội chứng giả cúm, xuất huyết giảm tiểu cầu…
Thuốc kháng lao Rifampicin - Ảnh sản phẩm.
Thuốc chống lao Isoniazid
Thuốc kháng lao Isoniazid có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao bên trong và ngoài tế bào. Có thể sử dụng kết hợp với Rifampicin để điều trị bệnh lao phổi.
Đặc tính của Isoniazid:
Ảnh hưởng đến gan: gây viêm gan, xuất hiện phổ biến ở người già, trẻ nhỏ, người nghiện rượu hoặc những người có tiền sử viêm gan. Tỷ lệ xuất hiện tai biến tăng cao khi sử dụng phối hợp giữa Isoniazid với Rifampicin.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây viêm dây thần kinh ngoại biên do làm tăng quá trình đào thải vitamin B6.
Các chứng tai biến khác: viêm da, rối loạn nội tiết, hội chứng trầm cảm, rối loạn tinh thần…
Thuốc chống lao Isoniazid - Ảnh sản phẩm.
Thuốc chống lao Streptomycin
Streptomycin là thuốc kháng lao đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất. Thuốc có hiệu quả hữu hiệu trong tiêu diệt vi khuẩn lao ngoài tế bào, tuy nhiên không có tác dụng đối với vi khuẩn trong tế bào. Thuốc Streptomycin rất quan trọng trong điều trị lao phổi giai đoạn tấn công và điều trị các thể vi khuẩn lao có hang (ở phổi, thận).
Đặc tính của Streptomycin:
Đối với hệ thần kinh: gây viêm dây thần kinh số VIII. Ảnh hưởng đối với nhánh tiền đình có thể làm chóng mặt, mất thăng bằng khi nhắm mắt, ù tai… những tình trạng này có thể hồi phục. Ảnh hưởng đối với nhánh ốc tại có thể gây điếc, tình trạng này không thể hồi phục.
Đối với thận: gây suy giảm chức năng thận.
Đối với thai nhi: Streptomycin độc hại đối với thai nhi nên không được sử dụng thuốc này cho bệnh nhân đang mai thai.
Các chứng tai biến khác: nổi mẩn ngứa, sốt cao rét run, viêm giác mạc, phù quanh hốc mắt, ban đỏ toàn thân. Nhiều trường hợp nặng hơn gây sốc phản vệ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thuốc kháng lao Streptomycin - Ảnh sản phẩm
Thuốc chống lao Pyrazinamid
Thuốc chống lao Pyrazinamid có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.
Đặc tính của thuốc:
Đối với xương khớp: làm giảm đào thải acid uric của thận nên gây ra hội chứng gout. Có đến 33% bệnh nhân sẽ bị gout khi dùng thuốc Pyrazinamide.
Đối với gan: tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan do sử dụng loại thuốc này được giảm đáng kể do điều chỉnh liều dùng phù hợp hơn trong điều trị lao phổi.
Các biến chứng khác: có thể gây ngứa, nổi mề đay.
Thuốc chống lao Ethambutol
Thuốc kháng lao Ethambutol chỉ có tác dụng kìm khuẩn, ức chế hoạt động phát triển của chúng chứ không có khả năng tiêu diệt chúng. Loại thuốc này được sử dụng kết hợp với những loại thuốc chống lao khác như Isoniazid, Rifampicin để tránh hiện tượng vi khuẩn đột biến kháng thuốc.
Đặc tính của thuốc:
Có thể gây viêm thần kinh thị giác, rối loạn cảm nhận màu sắc, giảm thị lực.
Thuốc kháng lao Ethambutol - Ảnh sản phẩm.
Mua Online thuốc chống lao tại nhà thuốc 24h MEDIGO App
Thông thường, thuốc kháng lao sẽ được cấp phát miễn phí theo đúng phác đồ điều trị chuẩn được ban hành bởi Bộ Y tế và Chương trình Chống lao quốc gia. Bệnh nhân khám phát hiện nhiễm lao chỉ cần đến các bệnh viện huyện, tỉnh nơi sinh sống sẽ được hỗ trợ điều trị một cách hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay, nhiều nhà thuốc bên ngoài bệnh viện đã được phép bán các loại thuốc chống lao. Tuy nhiên vì đây là dòng thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe người dùng nên người mua cần phải có đơn từ bác sĩ chuyên khoa cung cấp.
Nếu bạn đang cần mua thuốc kháng lao trong trường hợp gấp , MEDIGO App có thể hỗ trợ tư vấn và kê đơn thuốc này.
MEDIGO App là ứng dụng giúp bạn đặt thuốc online nhanh và đáng tin cậy nhất hiện nay.
Bạn chỉ cần đăng nhập ứng dụng và gửi yêu cầu đặt hàng, dược sĩ của nhà thuốc sẽ gọi điện trực tiếp để tư vấn chi tiết về thông tin thuốc và báo giá cụ thể. Điều này đảm bảo bạn sẽ nhận được đúng loại thuốc, điều trị đúng bệnh và hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có khi sử dụng thuốc chống lao.
Các nhà thuốc liên kết với MEDIGO App đều phải đạt chuẩn GPP và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ loại thuốc, chất lượng cao và tốt về giá cả.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc chống lao
Tại sao bệnh viện ở huyện tôi sinh sống lại không cấp thuốc kháng lao miễn phí?
Chương trình Chống lao Quốc gia đã được triển khai rộng khắp ở 707 huyện, thuộc 63 tỉnh thành khắp cả nước. Bệnh nhân đến các đơn vị Y tế chống lao phổi sẽ được hỗ trợ điều trị miễn phí theo chuẩn của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Tuy nhiên một số cơ sở Y tế công hoặc tư nhân chưa phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc gia các tuyến để quản lý và điều trị bệnh lao theo đúng phác đồ của chương trình sẽ không được hỗ trợ cấp thuốc chống lao miễn phí.
Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đến cơ sở Y tế cấp huyện trở lên để hỏi thăm thông tin chi tiết về việc cấp miễn phí thuốc trị lao phổi. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận Chương trình Chống lao Quốc gia một cách nhanh nhất.
Hãy đến các cơ sở Chống lao Quốc gia để được điều trị và cấp phát thuốc miễn phí.
Nếu tôi không may tiếp xúc với người bệnh lao, tôi có thể lây truyền bệnh cho người khác không?
Chỉ bệnh nhân bị lao truyền nhiễm mới có thể lan truyền mầm bệnh. Trước khi có thể lây bệnh cho người khác, bạn phải bị nhiễm vi khuẩn lao và phát triển thành bệnh lao truyền nhiễm.
Làm cách nào để tránh lây truyền bệnh lao phổi?
Để tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên; đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên cửa ra vào, cửa sổ...)
MEDIGO App - Ứng dụng đặt thuốc online 24/7 siêu tiện lợi và tiết kiệm.