Không tìm thấy sản phẩm
Danh mục này chưa đầy đủ do chỉ liệt kê thuốc không kê đơn của một số nhà thuốc trên hệ thống
Đừng lo, Dược sĩ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Danh mục này chưa đầy đủ do chỉ liệt kê thuốc không kê đơn của một số nhà thuốc trên hệ thống
Đừng lo, Dược sĩ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp hoặc mắc bệnh gan, thận thường được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu như một biện pháp giúp đào thải muối và nước ở thận qua đường bài tiết. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn dùng thuốc sai mục đích dẫn tới những tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về thuốc lợi tiểu cũng như những lưu ý khi sử dụng, cùng tham khảo nhé!
Đi tiểu là cách mà cơ thể xả các chất thải ra ngoài thông qua sự lọc của thận và hệ thống bài tiết. Tuy nhiên với một số trường hợp đi tiểu chưa đào thải được hết độc tố, lúc này sẽ cần đến sự hỗ trợ của thuốc lợi tiểu.
Nước tiểu chứa rất nhiều axit uric, độc tố, chất thải, ure và nước, các chất độc này đều được thận lọc và chuyển xuống cơ quan bài tiết. Tiểu tiện đóng vai trò quan trọng giúp bài tiết cặn bã dư thừa cùng chất lỏng độc hại đó ra khỏi cơ thể. Nhờ có hoạt động này cơ thể mới sạch độc tố, làm giảm áp lực ở thận và áp lực lên bàng quang.
Thuốc lợi tiểu là các loại thuốc được dùng để tăng sự bài tiết nhằm đào thải nhanh muối, nước ở thận và loại bỏ chất lỏng dư thừa trong hệ thống tuần hoàn. Thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ giảm áp lực tới tim, ổn định huyết áp, giải quyết tình trạng phù (nước) do suy tim, suy thận, xơ gan...
Thuốc lợi tiểu là biện pháp tăng đào thải muối và nước
Đa số thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng tăng đào thải những chất như natri và clo hòa tan trong nước tiểu. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản ống thận hấp thu natri, nhờ đó lượng natri trong nước tiểu sẽ tăng lên. Kéo theo đó là tăng đào thải lượng nước tiểu.
Thuốc giúp lợi tiểu được chia thành 3 loại bao gồm:
Thiazid – Thuốc kê toa lợi tiểu
Được chỉ định nhiều nhất, đặc biệt là trong các trường hợp điều trị cao huyết áp. Tác dụng của thuốc nhóm Thiazid giúp đào thải lượng chất lỏng lớn và có khả năng hạ huyết áp hiệu quả.
Một vài sản phẩm nổi bật trong nhóm gồm: chlorothiazide, chlorthalidone, hydrochlorothiazide, metolazone...
Lợi tiểu quai – Thuốc tác động quai Henle
Những chất lợi tiểu mạnh có khả năng tác động lên quai Henle, tăng nhanh sự đào thải chất lỏng. Từ đó làm mất natri và cả các chất điện giải khát hòa tan vào nước. Nhóm này thường được áp dụng với các trường hợp điều trị suy tim, phù giai đoạn nặng.
Bao gồm các sản phẩm: furosemide, ethacrynic acid, torsemide, bumetanide
Lợi tiểu tiết kiệm kali – Thuốc có thể phối hợp
Mặc dù tác dụng lợi tiểu không được cao như 2 loại trên những ưu điểm của nhóm thuốc này là vẫn giữ lại được kali cùng các chất điện giải, không bị đào thải theo nước tiểu. Vì thế đây là nhóm dùng để kết hợp với các loại thuốc lợi tiểu khác mạnh hơn.
Điển hình như: amilorid, spironolacton, triamteren...
Thuốc lợi tiểu nhóm giữ kali Amilorid
Mỗi nhóm thuốc lợi tiểu mặc dù có chung mục tiêu là tăng lượng nước tiểu qua thận, tăng khả năng đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên mỗi thành phần hoạt tính lại có cơ chế hoạt động khác nhau:
Thuốc lợi tiểu là thuốc có kê đơn, và thường được dùng trong các trường hợp điều trị sau:
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu khá hiệu quả
Thuốc lợi tiểu có khả năng làm tăng lượng nước tiểu thải ra, từ đó hạ thể tích nước có trong cơ thể xuống và gián tiếp làm hạ huyết áp. Ngoài ra thuốc cũng làm giảm thể tích máu, nhờ đó ổn định lưu thông máu, giảm áp lực trong động mạch và giúp hạ huyết áp.
Đối với các trường hợp giai đoạn 1 cao huyết áp, có thể sử dụng đến thuốc nhóm Thiazid. Còn với đối tượng kali máu thấp, cao huyết áp thứ phát có thể kết hợp thêm thuốc lợi tiểu giữ lại kali để tăng hiệu quả điều trị cao huyết áp.
Bệnh nhân suy thận nên chức năng thận suy giảm và thận thường bị quá tải dịch và nước. Do đó các thuốc lợi tiểu sẽ có tác dụng tăng đào thải chất lỏng qua đường tiểu. Để làm được điều đó, cơ thể cần lấy nước từ trong mạch máu, nhờ đó mà mạch máu được giảm áp lực. Bệnh nhân suy thận sẽ nhanh chóng được thải bớt dịch thận cùng chất lỏng dư thừa.
Thuốc lợi tiểu giúp điều trị suy thận
Như đã nói ở trên, nước tiểu chứa rất nhiều axit uric – một tác nhân gây bệnh gout. Vì thế khi tăng đào thải nước tiểu cũng chính là tăng đào thải axit uric, nhờ đó giảm lượng axit uric trong máu, hạn chế nguy cơ bị gout.
Tuy nhiên không phải nhóm thuốc nào cũng có tác dụng như kể trên, thực tế hầu hết các thuốc lợi tiểu đều sẽ gây tăng axit uric máu chứ không hề giảm. Chỉ có duy nhất nhóm spironolactone là không gây ảnh hưởng. Do đó thuốc này có thể dùng được cho người bệnh gout.
Tắc nghẽn đường tiết niệu là tình trạng nước tiểu không thể chảy (ở một bên hay cả hai bên) niệu quản nên thay vì chảy từ thận vào bàng quang, dòng nước tiểu lại chảy ngược trở lại về thận và có thể gây tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận.
Thuốc lợi tiểu giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tình trạng tắc nghẽn tiết niệu trong một số trường hợp nhất định.
Bệnh nhân suy tim thường bị giữ nước và natri ở thận, do đó áp lực mạch máu tăng cao dẫn tới các triệu chứng phù phổi hoặc phù toàn thân do tích nước và dịch dư thừa không thải được ra ngoài.
Thuốc lợi tiểu được dùng lúc này có tác dụng đào thải lượng lớn dịch và nước, giảm sung huyết phổi, giảm phù do dịch. Bên cạnh đó cũng giảm thể tích máu, giảm áp lực tĩnh mạch, bớt đi gánh nặng lên tim, giãn mạch toàn thân ở bệnh nhân suy tim.
Thuốc lợi tiểu quai thường được chỉ định vì hiệu quả đào thải cao, kết hợp với nhóm giữ kali để cải thiện tiên lượng bệnh.
Bên cạnh những công dụng với sức khỏe, thuốc lợi tiểu vẫn có những tác dụng phụ khi tự ý dùng thuốc không thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số chất điện giải quan trọng như kali, canxi, magie trong máu có thể bị hạ quá mức do đào thải theo nước tiểu khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu. Từ đó kéo theo rối loạn điện giải và các biến chứng như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, tê bì chân tay, co giật, chuột rút, chướng bụng...
Thuốc lợi tiểu thường gây mất chất điện giải, ảnh hưởng tới sức khỏe
Một số nhóm thuốc lợi tiểu có thể làm tăng chỉ số đường huyết trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người tiền đái tháo đường. Ở bệnh nhân tiểu đường sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng, huyết áp tăng cao và nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Các nhóm Thiazid và nhóm lợi tiểu quai đều được đánh giá là có khả năng làm tăng axid uric và là nguyên nhân gây bệnh gout, nguy cơ khởi phát cơn đau cấp, làm tình trạng gout trở nên tệ hơn.
Là một ảnh hưởng do dây thần kinh số VIII bị tổn thương bởi thuốc lợi tiểu, dẫn tới ù tai thậm chí điếc không phục hồi. Thường gặp ở những người cao tuổi, bệnh nhân suy thận bị mất nước.
Các chỉ số khi xét nghiệm có thể không khớp với thực tế vì ảnh hưởng của thuốc trong cơ thể.
Để đảm bảo hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý cách sử dụng như:
Liều lượng và loại thuốc đều cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó thời gian sử dụng thuốc, nồng độ thải natri và nước sau khi dùng thuốc và các tác dụng phụ xuất hiện đều cần báo lại với bác sĩ để được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
Dùng thuốc lợi tiểu đúng liều lượng theo chỉ dẫn
Phụ thuộc vào thời gian thuốc có tác dụng, diễn tiến của bệnh, mức độ đào thải... Các thuốc nhóm thiazid thường có tác dụng kéo dài với khả năng đào thải natri ở mức độ vừa phải. Nhóm lợi tiểu quai sẽ có thời gian tác động nhanh hơn.
Sau đây là một số thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến:
Thuốc lợi niệu nhóm Thiazid sẽ tác động đến tế bào thận để loại bỏ muối và nước ra khỏi cơ thể. Thường được sử dụng trong các chỉ định về tăng huyết áp, tăng canxi niệu, phù phổi, phù toàn thân.
Thuốc lợi tiểu nhóm Loop không được dùng phổ biến bằng nhóm Thiazide trong điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên tác dụng kích thích thận đào thải nước tiểu của nhóm Loop lại mạnh hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, loại thuốc này còn được dùng để điều trị bệnh suy tim (heart failure), phù nề ở chân (edema), các rối loạn ở gan và thận v.v…
Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm Loop gồm: bumetanide, Ethacrynic acid, furosemide, torsemide.
Thuốc lợi tiểu giữ kali thường được sử dụng kèm theo các thuốc khác giúp giữ kali – một chất điện giải quan trọng ảnh hưởng đến cơ thể.
Một số loại thuốc lợi tiểu giữ kali gồm: amiloride, spironolactone, triamterene, eplerenone.
Thuốc ức chế ACE được sử dụng với mục đích làm giảm huyết áp hiệu quả bằng cơ chế ngăn chặn chuyển angiotensin I thành angiotensin II – một chất làm tăng huyết áp. Thuốc này cũng có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có thể bất hoạt chúng để đem lại hiệu quả giảm huyết áp. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân suy tim nặng, tăng huyết áp do mạch thận, phụ nữ có thai.
Sau đây là một vài cách lợi tiểu từ tự nhiên rất dễ thực hiện.
Bổ sung kali và chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày có nhiều trong các loại thực phẩm như chuối, cam, dưa hấu, măng tây, bông cải xanh, khoai tây, dưa leo...
Việc đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngại uống nước. Thế nhưng cần nhớ rằng uống đủ nước sẽ giúp giữ ổn định chất điện giải và hạn chế nguy cơ mất nước.
Từ xưa dân gian đã truyền tai nhau những loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: rễ cỏ tranh, hoa cúc, mã đề, atiso, mía lau... Có thể dùng để nấu trà và pha nước uống, tuy nhiên cũng cần giới hạn liều lượng để hạn chế tác dụng phụ.
Mía lau cũng là loại thảo dược thiên nhiên giúp lợi tiểu
Khi phối hợp thuốc lợi tiểu với các thuốc khác cần lưu ý:
Một vài thuốc nhóm lợi tiểu quai có thể gây độc cho tai ở vài trường hợp, Nếu dùng song song với kháng sinh nhóm aminoglycosid thì độc tính càng nặng hơn.
Thuốc lợi tiểu kết hợp với kháng sinh aminoglycosid còn làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận.
Khi kết hợp thuốc lợi tiểu với NSAIDs sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và có thể dẫn tới tình trạng suy thận.
Ngoài ra khi dùng thuốc lợi tiểu quai cùng lúc với corticoid có thể dẫn đến giảm kali máu và tụt huyết áp.
Kết hợp thuốc lợi tiểu làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu (coumarin), cần chú ý giảm liều nếu sử dụng.
Các trường hợp không nên sử dụng thuốc lợi tiểu gồm:
Bệnh nhân đái tháo đường nên cân nhắc khi dùng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm cân không?
Thuốc lợi tiểu chỉ giúp làm tăng bài tiết, từ đó đi tiểu nhiều hơn gây mất nước, còn giảm cân vì mất nước thường sẽ không có hiệu quả lâu dài.
Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu khi mang bầu không?
Không nên dùng trong thời gian mang thai.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng phụ nguy hiểm không?
Tác dụng phụ sẽ xuất hiện khi dùng quá liều, gây tụt huyết áp, hôn mê, mất chất điện giải, giảm kali huyết, nguy cơ mắc bệnh gout.
Trên đây là những chia sẻ về thuốc lợi tiểu cũng như các trường hợp nên và không nên dùng loại thuốc này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.
Giờ đây bạn đã có thể mua online thuốc lợi tiểu tại nhà thuốc 24h qua App Medigo để được giao hàng tận nhà chỉ trong vòng 30 phút. Vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo về điện thoại.
Công Ty TNHH Medigo Software:
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp hoặc mắc bệnh gan, thận thường được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu như một biện pháp giúp đào thải muối và nước ở thận qua đường bài tiết. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn dùng thuốc sai mục đích dẫn tới những tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về thuốc lợi tiểu cũng như những lưu ý khi sử dụng, cùng tham khảo nhé!
Đi tiểu là cách mà cơ thể xả các chất thải ra ngoài thông qua sự lọc của thận và hệ thống bài tiết. Tuy nhiên với một số trường hợp đi tiểu chưa đào thải được hết độc tố, lúc này sẽ cần đến sự hỗ trợ của thuốc lợi tiểu.
Nước tiểu chứa rất nhiều axit uric, độc tố, chất thải, ure và nước, các chất độc này đều được thận lọc và chuyển xuống cơ quan bài tiết. Tiểu tiện đóng vai trò quan trọng giúp bài tiết cặn bã dư thừa cùng chất lỏng độc hại đó ra khỏi cơ thể. Nhờ có hoạt động này cơ thể mới sạch độc tố, làm giảm áp lực ở thận và áp lực lên bàng quang.
Thuốc lợi tiểu là các loại thuốc được dùng để tăng sự bài tiết nhằm đào thải nhanh muối, nước ở thận và loại bỏ chất lỏng dư thừa trong hệ thống tuần hoàn. Thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ giảm áp lực tới tim, ổn định huyết áp, giải quyết tình trạng phù (nước) do suy tim, suy thận, xơ gan...
Thuốc lợi tiểu là biện pháp tăng đào thải muối và nước
Đa số thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng tăng đào thải những chất như natri và clo hòa tan trong nước tiểu. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản ống thận hấp thu natri, nhờ đó lượng natri trong nước tiểu sẽ tăng lên. Kéo theo đó là tăng đào thải lượng nước tiểu.
Thuốc giúp lợi tiểu được chia thành 3 loại bao gồm:
Thiazid – Thuốc kê toa lợi tiểu
Được chỉ định nhiều nhất, đặc biệt là trong các trường hợp điều trị cao huyết áp. Tác dụng của thuốc nhóm Thiazid giúp đào thải lượng chất lỏng lớn và có khả năng hạ huyết áp hiệu quả.
Một vài sản phẩm nổi bật trong nhóm gồm: chlorothiazide, chlorthalidone, hydrochlorothiazide, metolazone...
Lợi tiểu quai – Thuốc tác động quai Henle
Những chất lợi tiểu mạnh có khả năng tác động lên quai Henle, tăng nhanh sự đào thải chất lỏng. Từ đó làm mất natri và cả các chất điện giải khát hòa tan vào nước. Nhóm này thường được áp dụng với các trường hợp điều trị suy tim, phù giai đoạn nặng.
Bao gồm các sản phẩm: furosemide, ethacrynic acid, torsemide, bumetanide
Lợi tiểu tiết kiệm kali – Thuốc có thể phối hợp
Mặc dù tác dụng lợi tiểu không được cao như 2 loại trên những ưu điểm của nhóm thuốc này là vẫn giữ lại được kali cùng các chất điện giải, không bị đào thải theo nước tiểu. Vì thế đây là nhóm dùng để kết hợp với các loại thuốc lợi tiểu khác mạnh hơn.
Điển hình như: amilorid, spironolacton, triamteren...
Thuốc lợi tiểu nhóm giữ kali Amilorid
Mỗi nhóm thuốc lợi tiểu mặc dù có chung mục tiêu là tăng lượng nước tiểu qua thận, tăng khả năng đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên mỗi thành phần hoạt tính lại có cơ chế hoạt động khác nhau:
Thuốc lợi tiểu là thuốc có kê đơn, và thường được dùng trong các trường hợp điều trị sau:
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc lợi tiểu khá hiệu quả
Thuốc lợi tiểu có khả năng làm tăng lượng nước tiểu thải ra, từ đó hạ thể tích nước có trong cơ thể xuống và gián tiếp làm hạ huyết áp. Ngoài ra thuốc cũng làm giảm thể tích máu, nhờ đó ổn định lưu thông máu, giảm áp lực trong động mạch và giúp hạ huyết áp.
Đối với các trường hợp giai đoạn 1 cao huyết áp, có thể sử dụng đến thuốc nhóm Thiazid. Còn với đối tượng kali máu thấp, cao huyết áp thứ phát có thể kết hợp thêm thuốc lợi tiểu giữ lại kali để tăng hiệu quả điều trị cao huyết áp.
Bệnh nhân suy thận nên chức năng thận suy giảm và thận thường bị quá tải dịch và nước. Do đó các thuốc lợi tiểu sẽ có tác dụng tăng đào thải chất lỏng qua đường tiểu. Để làm được điều đó, cơ thể cần lấy nước từ trong mạch máu, nhờ đó mà mạch máu được giảm áp lực. Bệnh nhân suy thận sẽ nhanh chóng được thải bớt dịch thận cùng chất lỏng dư thừa.
Thuốc lợi tiểu giúp điều trị suy thận
Như đã nói ở trên, nước tiểu chứa rất nhiều axit uric – một tác nhân gây bệnh gout. Vì thế khi tăng đào thải nước tiểu cũng chính là tăng đào thải axit uric, nhờ đó giảm lượng axit uric trong máu, hạn chế nguy cơ bị gout.
Tuy nhiên không phải nhóm thuốc nào cũng có tác dụng như kể trên, thực tế hầu hết các thuốc lợi tiểu đều sẽ gây tăng axit uric máu chứ không hề giảm. Chỉ có duy nhất nhóm spironolactone là không gây ảnh hưởng. Do đó thuốc này có thể dùng được cho người bệnh gout.
Tắc nghẽn đường tiết niệu là tình trạng nước tiểu không thể chảy (ở một bên hay cả hai bên) niệu quản nên thay vì chảy từ thận vào bàng quang, dòng nước tiểu lại chảy ngược trở lại về thận và có thể gây tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận.
Thuốc lợi tiểu giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tình trạng tắc nghẽn tiết niệu trong một số trường hợp nhất định.
Bệnh nhân suy tim thường bị giữ nước và natri ở thận, do đó áp lực mạch máu tăng cao dẫn tới các triệu chứng phù phổi hoặc phù toàn thân do tích nước và dịch dư thừa không thải được ra ngoài.
Thuốc lợi tiểu được dùng lúc này có tác dụng đào thải lượng lớn dịch và nước, giảm sung huyết phổi, giảm phù do dịch. Bên cạnh đó cũng giảm thể tích máu, giảm áp lực tĩnh mạch, bớt đi gánh nặng lên tim, giãn mạch toàn thân ở bệnh nhân suy tim.
Thuốc lợi tiểu quai thường được chỉ định vì hiệu quả đào thải cao, kết hợp với nhóm giữ kali để cải thiện tiên lượng bệnh.
Bên cạnh những công dụng với sức khỏe, thuốc lợi tiểu vẫn có những tác dụng phụ khi tự ý dùng thuốc không thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số chất điện giải quan trọng như kali, canxi, magie trong máu có thể bị hạ quá mức do đào thải theo nước tiểu khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu. Từ đó kéo theo rối loạn điện giải và các biến chứng như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, tê bì chân tay, co giật, chuột rút, chướng bụng...
Thuốc lợi tiểu thường gây mất chất điện giải, ảnh hưởng tới sức khỏe
Một số nhóm thuốc lợi tiểu có thể làm tăng chỉ số đường huyết trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người tiền đái tháo đường. Ở bệnh nhân tiểu đường sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng, huyết áp tăng cao và nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Các nhóm Thiazid và nhóm lợi tiểu quai đều được đánh giá là có khả năng làm tăng axid uric và là nguyên nhân gây bệnh gout, nguy cơ khởi phát cơn đau cấp, làm tình trạng gout trở nên tệ hơn.
Là một ảnh hưởng do dây thần kinh số VIII bị tổn thương bởi thuốc lợi tiểu, dẫn tới ù tai thậm chí điếc không phục hồi. Thường gặp ở những người cao tuổi, bệnh nhân suy thận bị mất nước.
Các chỉ số khi xét nghiệm có thể không khớp với thực tế vì ảnh hưởng của thuốc trong cơ thể.
Để đảm bảo hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý cách sử dụng như:
Liều lượng và loại thuốc đều cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó thời gian sử dụng thuốc, nồng độ thải natri và nước sau khi dùng thuốc và các tác dụng phụ xuất hiện đều cần báo lại với bác sĩ để được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
Dùng thuốc lợi tiểu đúng liều lượng theo chỉ dẫn
Phụ thuộc vào thời gian thuốc có tác dụng, diễn tiến của bệnh, mức độ đào thải... Các thuốc nhóm thiazid thường có tác dụng kéo dài với khả năng đào thải natri ở mức độ vừa phải. Nhóm lợi tiểu quai sẽ có thời gian tác động nhanh hơn.
Sau đây là một số thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến:
Thuốc lợi niệu nhóm Thiazid sẽ tác động đến tế bào thận để loại bỏ muối và nước ra khỏi cơ thể. Thường được sử dụng trong các chỉ định về tăng huyết áp, tăng canxi niệu, phù phổi, phù toàn thân.
Thuốc lợi tiểu nhóm Loop không được dùng phổ biến bằng nhóm Thiazide trong điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên tác dụng kích thích thận đào thải nước tiểu của nhóm Loop lại mạnh hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, loại thuốc này còn được dùng để điều trị bệnh suy tim (heart failure), phù nề ở chân (edema), các rối loạn ở gan và thận v.v…
Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm Loop gồm: bumetanide, Ethacrynic acid, furosemide, torsemide.
Thuốc lợi tiểu giữ kali thường được sử dụng kèm theo các thuốc khác giúp giữ kali – một chất điện giải quan trọng ảnh hưởng đến cơ thể.
Một số loại thuốc lợi tiểu giữ kali gồm: amiloride, spironolactone, triamterene, eplerenone.
Thuốc ức chế ACE được sử dụng với mục đích làm giảm huyết áp hiệu quả bằng cơ chế ngăn chặn chuyển angiotensin I thành angiotensin II – một chất làm tăng huyết áp. Thuốc này cũng có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có thể bất hoạt chúng để đem lại hiệu quả giảm huyết áp. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân suy tim nặng, tăng huyết áp do mạch thận, phụ nữ có thai.
Sau đây là một vài cách lợi tiểu từ tự nhiên rất dễ thực hiện.
Bổ sung kali và chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày có nhiều trong các loại thực phẩm như chuối, cam, dưa hấu, măng tây, bông cải xanh, khoai tây, dưa leo...
Việc đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngại uống nước. Thế nhưng cần nhớ rằng uống đủ nước sẽ giúp giữ ổn định chất điện giải và hạn chế nguy cơ mất nước.
Từ xưa dân gian đã truyền tai nhau những loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: rễ cỏ tranh, hoa cúc, mã đề, atiso, mía lau... Có thể dùng để nấu trà và pha nước uống, tuy nhiên cũng cần giới hạn liều lượng để hạn chế tác dụng phụ.
Mía lau cũng là loại thảo dược thiên nhiên giúp lợi tiểu
Khi phối hợp thuốc lợi tiểu với các thuốc khác cần lưu ý:
Một vài thuốc nhóm lợi tiểu quai có thể gây độc cho tai ở vài trường hợp, Nếu dùng song song với kháng sinh nhóm aminoglycosid thì độc tính càng nặng hơn.
Thuốc lợi tiểu kết hợp với kháng sinh aminoglycosid còn làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận.
Khi kết hợp thuốc lợi tiểu với NSAIDs sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và có thể dẫn tới tình trạng suy thận.
Ngoài ra khi dùng thuốc lợi tiểu quai cùng lúc với corticoid có thể dẫn đến giảm kali máu và tụt huyết áp.
Kết hợp thuốc lợi tiểu làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu (coumarin), cần chú ý giảm liều nếu sử dụng.
Các trường hợp không nên sử dụng thuốc lợi tiểu gồm:
Bệnh nhân đái tháo đường nên cân nhắc khi dùng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm cân không?
Thuốc lợi tiểu chỉ giúp làm tăng bài tiết, từ đó đi tiểu nhiều hơn gây mất nước, còn giảm cân vì mất nước thường sẽ không có hiệu quả lâu dài.
Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu khi mang bầu không?
Không nên dùng trong thời gian mang thai.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng phụ nguy hiểm không?
Tác dụng phụ sẽ xuất hiện khi dùng quá liều, gây tụt huyết áp, hôn mê, mất chất điện giải, giảm kali huyết, nguy cơ mắc bệnh gout.
Trên đây là những chia sẻ về thuốc lợi tiểu cũng như các trường hợp nên và không nên dùng loại thuốc này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.
Giờ đây bạn đã có thể mua online thuốc lợi tiểu tại nhà thuốc 24h qua App Medigo để được giao hàng tận nhà chỉ trong vòng 30 phút. Vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo về điện thoại.
Công Ty TNHH Medigo Software: