Công dụng của cây mỏ quạ đối với sức khỏe
Cây mỏ quạ là cây bụi nhỏ thân mềm, cành leo vươn dài, mọc hoang và thường mọc thành bụi cao từ 2-3m. Đây là một vị thuốc quý trong đông y với tính mát, vị đắng và có nhiều công dụng để làm mát phổi, phá ứ, khứ phong, phế nhiệt, chữa đau nhức xương khớp... Cùng MEDIGO tìm hiểu qua về công dụng cũng như cách dùng loại thuốc đặc biệt này nhé.
Mô tả dược liệu Mỏ quạ
Cây mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania cochinchinensis, thường được gọi với những cái tên khác như hoàng lồ, cây bướm, xuyên phá thạch, cây móc câu. Là một loại cây thuốc họ dâu tằm giỏi chịu khô hạn với những đặc điểm riêng biệt như:
Đặc điểm cây mỏ quạ
Cây thân nhỏ có nhiều cành và thường mọc thành từng bụi tựa vào nhau, cành cây mềm và thân cây có nhựa trắng. Vỏ thân cây màu tro nâu, thân cây có nhiều gai nhọn xung quanh có hình dáng giống như mỏ quạ cong xuống.
Rễ cây sẽ mọc ngang rất dài và phân thành nhiều nhánh, bộ rễ khá khỏe mạnh và có thể xuyên qua đá. Lá mỏ quạ mọc cách nhau trải dài theo cành cây, lá hình bầu dục thuôn dài với hai đầu nhọn. Mặt lá nhẵn bóng và mép lá trơn phẳng.
Cây mỏ quạ là loại cây bụi nhỏ mọc thành cụm
Cụm hoa thường có màu vàng nhạt, nhỏ hình tròn và thường mọc từ cành cây hoặc nách lá. Trái mỏ quạ có hình cầu, dạng kép, có màu vàng và sau đó chuyển sang màu đỏ khi trái chín. Vỏ quả sần sùi giống trái vải, bên trong trái là hạt nhỏ. Mỏ quạ thường có mùa ra hoa vào tháng 4-5 hàng năm, sau đó trái mỏ quạ sẽ ra vào tháng 10-12 hàng năm.
Thành phần hóa học
Thành phần hoạt tính quan trọng nhất của cây chính là chất Morin được tìm thấy nhiều nhất từ lá mỏ quạ. Bên cạnh đó là các thành phần như Tannin pyrocatechin, flavonoid và acid hữu cơ. Và một lượng nhỏ các hoạt chất khác như Kaempferol, Aromadendrin, Cudraniaxanthon, Quercetin, Butyrospermol Acetat, Popuinin, Taxifolin...
Thu hái và sơ chế
Có thể thu hoạch mỏ quạ quanh năm để đem về sản xuất các vị thuốc. Lá mỏ quạ được thu hoạch, bỏ cuống và dùng tươi, còn rễ cây sẽ được đào lên sau đó rửa sạch đất, thái thành những lát nhỏ và phơi khô. Bảo quản trong hũ đựng kín và dùng dần. Bên cạnh đó nếu muốn bảo quản lâu hơn, người ta sẽ dùng cách nấu mỏ quạ thành cao và sử dụng lâu dài.
Phân bố, bộ phận sử dụng trên cây mỏ quạ
Trong số những bộ phận của cây mỏ quạ, thông thường người ta chỉ lấy lá và rễ của cây mỏ quạ để sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên chiết xuất từ tâm gỗ cây mỏ quạ cũng có tác dụng chữa bệnh gút, giảm viêm tuy nhiên cách thực hiện khó hơn nên ít được dùng.
Là và rễ của cây mỏ quạ là hai thành phần được dùng để điều chế dược liệu
Cây mỏ quạ thường tập trung mọc tại những vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm như Châu Á, Phi và Châu Úc. Tại nước ta thường gặp nhiều ở những sườn núi, ven đường tại các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam, Lào Cai, Đồng Nai và thường được trồng để làm hàng rào.
Tác dụng của cây mỏ quạ
Theo đông y, cây mỏ quạ có tính mát, vị đắng và được quy vào kinh Phế. Nó có khả năng phá ứ, khứ phong, hoạt huyết, giãn gân, mát phổi, chữa ho. Do đó các bộ phận của cây mỏ quạ đều được tận dụng làm thuốc đặc biệt là lá cây.
Cây mỏ quạ chữa bệnh gì?
Hiện nay cây mỏ quạ được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Các thành phần hoạt chất của cây mỏ quạ có khả năng cải thiện và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như:
- Chủ trị điều trị phong thấp, mất kinh nguyệt, giảm ho do lao phổi.
- Trị vàng da, ung sang thũng độc, ứ tích lâu ngày.
- Chấn thương, vết thương ở mô mềm.
- Chữa bệnh động kinh.
- Trị đau nhức mỏi gối, đau lưng.
- Trị ho ra máu, khạc ra đờm máu, sốt mãn tính.
- Trị tiêu chảy.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Mỏ quạ
Cây mỏ quạ dùng làm thuốc có thể ở dạng thuốc đắp ngoài da, sắc thành thuốc uống, nấu rượu hoặc thậm chí là nấu thành cao lỏng để sử dụng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mỏ quạ nên tham khảo:
Trị ho do lao phổi
Cây mỏ quạ dùng để trị ho, lao phổi
Chuẩn bị 40g rễ cây mỏ quạ, 30g rung rúc, 20g hoàng liên ô rô, 20g bách bộ. Đem các nguyên liệu đi rửa sạch và sắc với khoảng 700ml nước cho tới khi cạn một nửa. Gạn lấy nước và chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 15 ngày cho tới khi giảm ho.
Với trường hợp ho có đờm vàng và sốt do lao phổi, cần dùng 63g rễ mỏ quạ với 12g bách bộ. Cũng đun lấy nước và chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Nếu bị ho ra máu, cần chuẩn bị rễ mỏ quạ đã được rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái mỏng. Đem sao lên trên lửa nhỏ rồi mang đi sắc lấy nước uống ngày 3 lần. Liên tục trong vài ngày tới khi giảm được cơn ho.
Trị bế kinh
Chuẩn bị 30g rễ mỏ quạ đã rửa sạch bụi đất. Thái nhỏ rồi đem sắc với 500ml nước tới khi cạn còn 200ml. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày và sử dụng liên tục trong 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt.
Chữa phong thấp
Cần tìm 40g mỏ quạ, 20g các vị thuốc thiên niên kiện, cành dâu, quế nhục và rửa sạch các nguyên liệu. Cho tất cả vào ấm sắc thuốc đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 250ml nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục 10 ngày và theo dõi cải thiện bệnh.
Chữa phong thấp, đau mỏi chân tay với cây mỏ quạ
Nếu bị đau nhức chân tay, đau lưng do phong thấp thì có thể dùng cách kết hợp với rượu như sau: Chuẩn bị 250 rễ mỏ quạ rửa sạch và thái mỏng, tẩm với 1 ít rượu trắng khoảng vài tiếng cho rượu ngấm vào trong. Sau đó đem sao vàng với lửa nhỏ, rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị các chấn thương phần mềm
Đối với vết thương mới, cần khử trùng bằng nước lá trầu không nấu lên và để nguội, sau đó thêm phèn phi vào và rửa vết thương. Sau đó mới dùng một nắm lá mỏ quạ đã bỏ cuống, rửa sạch và giã nát. Đắp lá lên trên vết thương và rửa lại, thay băng mỗi ngày 1 lần.
Trường hợp nếu vết thương chậm lành thì dùng bài thuốc sau: Dùng một nắm lá mỏ quạ và một nắm lá bòng bong rửa sạch, giã nát rồi đắp lên trên vết thương. Cùng dùng cách rửa vết thương với nước trầu không như trên. Tuy nhiên sẽ thêm lá hèn the giã nát vào cùng mỏ quạ và bòng bong sau khi thực hiện được 3-4 ngày. Thực hiện cách đắp vết thương thêm 3 ngày rồi đổi thuốc.
Chữa mụn nhọt sưng đau
Chuẩn bị 20g vỏ rễ cây mỏ quạ đã rửa sạch bùn đất, giã nát rồi đắp lên vùng bị mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tục vài ngày tới khi mụn giảm sưng đau.
Chữa co giật do bệnh kinh giản
Chuẩn bị 20g các vị thuốc mỏ quạ, hạt cau (binh lang), thảo quả. Đem sắc thành nước uống hàng ngày 3 lần và dùng liên tục 1 tháng cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Chữa sỏi mật, sỏi đường tiết niệu
Với sỏi mật, cần chuẩn bị 30g trần bì, 30g kim tiền thảo, 15g mỏ qua, 12g uất kim, 10g xuyên quân. Tất cả được làm sạch và sắc thành nước uống hàng ngày.
Với sỏi đường tiết niệu, hãy chuẩn bị 25g đậu vảy rồng, 15g các vị thuốc mỏ quạ, hoạt thạch, đồng quỳ tử, râu mèo, 12g ngưu tất. Cho các nguyên liệu sắc thành thuốc uống mỗi ngày.
Chữa chứng thận hư
Cần dùng tới 15g mỗi vị thuốc mỏ quạ, vương bất lưu hành, hoài ngưu tất, hoàng tinh, hải kim sa. Thêm vào 20g kim tiền thảo, 30g hoàng kỳ rồi đem tất cả nguyên liệu đi sắc thành nước uống hàng ngày.
Điều trị ung thư dạ dày và thực quản
Bài thuốc cần tới các loại dược liệu như rễ mỏ quạ, mã tiên thảo, tam lăng. Rửa sạch nguyên liệu rồi sắc thành nước thuốc dùng để uống hàng ngày.Một số lưu ý khi sử dụng cây Mỏ quạ
- Cách dùng và liều lượng: Chỉ dùng 12-40g mỗi ngày nếu uống, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Dùng ngoài da cần thử nghiệm trước trên vùng da khỏe để đảm bảo không bị kích ứng.
- Không dùng vị thuốc mỏ quạ cho phụ nữ có thai.
- Nếu gặp các tác dụng phụ thì nên ngừng thuốc và tới ngay bác sĩ để được tư vấn.
Cây mỏ quạ là vị thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hợp dùng loại dược liệu này. Bài viết chỉ tham khảo thông tin, không thể thay thế tư vấn y khoa. Để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tư vấn với chuyên gia của MEDIGO trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm