lcp

Cây Si: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Cây Si hay còn được gọi là Cây Gừa, Cây Cừa, thuộc họ Dâu tằm với danh pháp khoa học là Moraceae. Cây Si là loại cây khá phổ biến được trồng làm cảnh trong nghệ thuật bonsai.Trong y học, Cây Si có tác dụng chữa ứ huyết do ngã hay bị đánh, bị thương, nhức mỏi chân tay, đau xương hoặc bị choáng, dùng chữa lở loét, chữa ho và cắt cơn hen.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Cây Si sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cây Si cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Si, Cây Gừa, Cây Cừa.
  • Tên khoa học: Ficus microcarpa L.
  • Họ: Dâu tằm - Moraceae.
  • Công dụng: Cây Si có tác dụng chữa ứ huyết do ngã hay bị đánh, bị thương, nhức mỏi chân tay, đau xương hoặc bị choáng, dùng chữa lở loét, chữa ho và cắt cơn hen.

Mô tả cây Cây Si

Cây Si là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có cây sống tới hàng trăm năm, cây trưởng thành có thể cao tới 20 – 25m, lớp vỏ ngoài thân hơi nhẵn, màu trắng xám. Đặc điểm nổi bật của cây này là bộ rễ phụ. Rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao, mọc dài ra đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Sau khi tiếp đất, các rễ này sẽ phát triển ngày một to lớn, tạo thành một bộ phận như những cột chống xung quanh thân chính, làm cho cây càng thêm phần bề thế, vững chãi.

Lá cây màu xanh bóng hình bầu dục, mọc so le. Lá khá lớn, dài khoảng 10 – 15cm, rộng tầm 5 – 6cm, chóp nhọn hoặc bo tròn. Cuống lá dài 1,5 – 3,5cm. Lá kèm có lông trắng lúc còn non. Quả Si là dạng quả sung, thường mọc ở đầu cành. Quả khi non màu xanh, khi chín màu hồng, và lúc già chuyển màu tím đen. Mùa hoa quả thường vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ. Thường thấy ở ven đường, và trong công viên, sân vườn, các khu rừng ở độ cao thấp và trung bình lên đến 1.500 mét ở Ấn Độ (Quần đảo Andaman và Nicobar, Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, vùng bán đảo, Punjab, Rajasthan, Sikkim), Úc, Bhutan , Trung Quốc, Đông Dương, Nhật Bản, Malesia, Nepal, Sri Lanka và Đài Loan.

Thu hoạch: Rễ và nhựa cây si có thể được thu hái vào quanh năm.

Chế biến: Đối với rễ phụ, sau khi hái về, cần rửa sạch rồi đem sao cho vàng, thơm. Tuy vào nhu cầu sử dụng, có thể đem ngâm với rượu hoặc sắc nước uống.

Thu hái nhựa bằng cách chích vào toàn thân cây và được sử dụng trực tiếp bằng cách hòa vào rượu.

Bộ phận sử dụng của Cây Si

Bộ phận dùng của nó là nhựa cây chích ở toàn thân, lá hoặc phần rễ phụ của cây được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Thành phần hóa học

Rễ trên không được nghiên cứu nhiều nhất, và mang lại số lượng hợp chất cao nhất, đáng chú ý là triter-benoit, phenylpropanoid và axit phenolic. Các đặc tính dược lý của rễ cây si bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, chống tiểu đường, chống tiêu chảy, chống viêm, chống hen suyễn, hỗ trợ gan và giảm lipid máu.

Vỏ cây si có sự hiện diện của triterpenoids, rượu béo, steroid, coumarin, flavane, 4-hydroxybenzoates, phenol. Các phenol thực vật có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn như axit protocatechuic, catechol, p-vinylguaiacol, syringol, p-propylphenol, vanilin và syringaldehyde.

Mủ của cây đã được báo cáo là có chứa chitinase, làm tăng đặc tính kháng nấm, khả năng chống ho và long đờm.

Tác dụng của Cây Si

Theo y học cổ truyền

Tính vị

Rễ phụ có vị se, hơi đắng và tính mát.

Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

Công năng, chủ trị

Theo y học cổ truyền, cây si thể được điều trị bằng cách sử dụng vỏ cây, nhựa mủ từ lá và rễ.

Rễ cây

Rễ trên không của loài này được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị đau răng, thấp khớp và viêm chân.

Mủ cây

Ở Ấn Độ, nhựa mủ được dùng để chữa bệnh gan hoặc bôi ngoài da để chữa đau bụng.

Vỏ cây

Đây là một trong những bộ phận quan trọng của cây thuốc, được dân gian sử dụng để chữa bệnh. Vỏ cây có cấu trúc rất phức tạp và có khả năng chứa nhiều chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp. Cấu trúc phức tạp của vỏ cây có thể được sử dụng để xác định chính xác nhằm duy trì chất lượng và độ tinh khiết của thuốc.

Vỏ cây nổi tiếng là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường, loét, cảm giác nóng rát, xuất huyết, bệnh phong, ngứa, bệnh gan và đau răng.

Lá cây

Họ sử dụng lá để giảm đau đầu, làm lành các vết bầm tím và vết thương.

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, cây si có những công dụng như:

  • Trị những vết thương lở loét.
  • Trị các trường hợp bị đánh đập, té ngã dẫn đến vết thương ứ huyết, sưng đau, bầm tím.
  • Chữa đau nhức xương khớp.
  • Chữa ho hay cắt cơn hen.
  • Chữa viêm amidan, viêm phế quản.
  • Chữa cảm cúm, sốt cao.
  • Chữa các trường hợp viêm ruột cấp, lỵ.
  • Tính bạch huyết, thanh lọc máu, chống viêm loét dạ dày.
  • Chăm sóc răng miệng.

Liều lượng và cách dùng Cây Si

Các vị thuốc thường có ở quanh ta. Cây Si cũng là một trong số các thuốc của kho tàng dược liệu phong phú của dân tộc. Tuy nhiên, để một món thuốc có thể sử dụng được hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết chính xác tình trạng của người bệnh. Điều này đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Si

Chữa cắt cơn hen suyễn cấp tính

Trộn đều 10ml nhựa cây si và 10 ml rượu uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn

Lá Si tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm trị hen

Dùng 0,01 lít nhựa Si hòa với rượu để uống.

Bài thuốc kinh nghiệm giúp giảm đau nhức xương khớp

Trộn khoảng 10 - 20ml nhựa cây si với rượu theo tỉ lệ 1:1 uống trực tiếp.

Hoặc cho thêm rượu vào hỗn hợp đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp 

Bài thuốc giúp giảm tê bì chân tay và đau lưng mỏi gối

Sử dụng 20 – 25g rễ phụ cây si đem rửa sạch, thái nhỏ, sao cho dược liệu vàng và đem sắc uống liên tục trong vài ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm trị sỏi thận

Dùng 30g rễ si, 20g rễ nhàu và 20g thân cây muồng trâu, 10g vỏ thân cây chân chim và 10g rễ cây thài lài trắng, hay còn gọi là rau trai, 4 g lõi cỏ bấc. Đem tất cả phơi khô, thái nhỏ rồi sắc trong 400 ml nước đến khi còn 100 ml nước thì ngưng và chia làm hai lần uống trong ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 5 -7 ngày liên tiếp.

Bài thuốc chữa viêm ruột

Lá Si tươi 500g, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc dự phòng cúm

Lá Si và Lá Bạch đàn mỗi thứ đều 30g rồi đem sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng Cây Si

Không sử dụng Cây Si khi:

Đang mang thai: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để uống khi mang thai hay không.

Đang cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không.

Bảo quản Cây Si

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cây Si cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.