Cây xương khỉ như thế nào? Có tác dụng chữa bệnh gì?
Cây xương khỉ là dược liệu được sử dụng điều trị các loại triệu chứng viêm xoang, bệnh gan, kể cả ung thư. Toàn thân của loại cây này đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh. Vậy cây xương khỉ khác biệt thế nào? Công dụng chữa trị của cây cao không? Theo dõi bài chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về cây xương khỉ.
1. Đặc điểm của cây xương khỉ
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây xương khỉ còn có tên gọi phổ biến hơn đó là “cây bìm bịp”. Là cây nhỏ, thân thảo, tính tới khi trưởng thành có thể cao xấp xỉ từ 2-3 mét. Lá của cây xương khỉ có hình dạng thon dài và dần nhỏ đi về phần đầu. Trên mặt lá xuất hiện rất nhiều đường gân sần sùi. Trong đó gân giữa của lá sẽ dày nhất, các gân khác sẽ có sự đối xứng nhau.
Hoa của cây xương khỉ có màu đỏ, tụ lại thành từng cụm. Khi nở hoa sẽ có xu hướng rũ xuống ngọn cây. Cuống hoa thường ngắn, dài khoảng độ từ 3 - 5cm, đây cũng là những đặc điểm để người khác dễ nhận diện hoa này với nhiều loại khác.
Tìm hiểu thêm về cây con khỉ nào
1.2 Thành phần hóa học
Thành phần cây xương khỉ bao gồm các loại hợp chất như glycerol, glycosid, cerebroside đã tìm thấy bên trong cây. Bên cạnh đó, còn là chất đạm, chất xơ, cả canxi và nhiều nhiều hàm lượng chất béo. Đây đều là những hợp chất tốt cho sức khỏe người dùng và có khả năng trị bệnh khi kết hợp đúng cách.
1.3 Tác dụng của cây xương khỉ
Theo như các nghiên cứu chuyên môn, cây xương khỉ có chứa hàm lượng cao hợp chất có tên là flavonoid. Đây là chất quen thuộc với các bệnh nhân điều trị quá trình lão hóa cũng như khả năng kháng viêm tuyệt vời. Các loại chất khác khi được tìm thấy trong cây con khỉ cũng mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
- Y học hiện đại: Mang đến công dụng tuyệt vời trong điều trị ung thư ở giai đoạn sơ khởi. Hợp chất Flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, cây xương khỉ còn còn có tác dụng trong hỗ trợ cầm máu, giảm sẹo, lành vết thương nhanh chóng.
- Y học cổ truyền: Các thành phần trong cây xương khỉ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Điều trị bệnh dạ dày, các triệu chứng về da, viêm họng, các bệnh về gan khác và phục hồi chức năng của gan. Điều trị hiệu quả các bệnh về khớp của người lớn tuổi, lưu thông máu tốt và cải thiện huyết áp.
2. Công dụng của cây xương khỉ
Nhờ những chất và hợp chất khác nhau có trong cây xương khỉ, chúng ta có thể điều phối thêm rất nhiều bài thuốc khác nhau. Kết hợp cây xương khỉ với những dược liệu khác giúp tăng cường khả năng chữa trị bệnh.
Rất nhiều nguồn nghiên cứu đã chỉ ra được rằng cây xương khỉ thật sự có khả năng chữa trị bệnh ung thư vì có lượng flavonoid rất lớn. Thành phần bên trong còn giúp cây có thể hỗ trợ các bệnh về xương khớp cho người lớn tuổi.
Những công hiệu của cây xương khỉ
3. Một số bài thuốc dân gian từ cây xương khỉ
Cây xương khỉ trong các bài thuốc dân gian trị bệnh gì? Dược liệu được điều chế từ cây cũng trong các bài thuốc dân gian vô cùng đa dạng. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có thể vận dụng tốt tại nhà.
3.1 Bài thuốc mát gan, lợi mật
Cây xương khỉ sử dụng như một loại thảo dược, liều lượng sử dụng cây xương khỉ trong bài thuốc mát gan như sau: mỗi ngày, ngâm khoảng 30-40g cây xương khỉ trong nước sôi để tạo nước uống, liên tục uống trong 3 tháng và đợi kết quả sử dụng. Bên cạnh đó, ngọn cây xương khỉ cũng có thể được nấu thành canh để bổ sung thêm dưỡng chất hàng ngày.
3.2 Bài thuốc từ cây xương khỉ ngâm rượu
Cây xương khỉ có thân nhỏ được cắt thành khúc và sấy khô, có màu vàng và mùi thơm. Sau khi sấy, khúc cây được ngâm trong rượu 40 độ trong khoảng 3 tháng. Rượu này có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng như tiêu chảy, chóng mặt hoặc say tàu xe bằng cách uống khoảng từ 10 - 15ml mỗi lần.
Ngoài ra, rượu ngâm cây xương khỉ cũng có thể được áp dụng để xoa bóp trong các trường hợp đau nhức xương khớp hoặc giãn cơ.
Cây xương khỉ ngâm rượu bạn đã nghe qua?
3.3 Bài thuốc chữa vết thương
Lá của cây xương khỉ có khả năng kháng viêm và chữa lành vết thương. Trong trường hợp chân hoặc tay bị đứt hoặc những vết thương nhẹ, bạn có thể rửa sạch lá xương khỉ bằng nước ấm pha muối loãng và sau đó đắp lên vùng thương tổn.
3.4 Bài thuốc chữa ung thư
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cây xương khỉ có tiềm năng hỗ trợ điều trị ung thư. Trong bài thuốc dân gian, cây xương khỉ được kết hợp với xạ đen và hoa đu đủ đực, sau đó đun nước để uống hằng ngày có khả năng ức chế và làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
3.5 Bài thuốc chữa bệnh về gan
Hỗn hợp dược liệu bao gồm 30g cây xương khỉ, 15g trần bì, 15g lá vọng cách, 20g râu ngô, và 10g sâm đại hành. Các nguyên liệu được sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 800ml, sau khi sôi, có thể lấy ra dùng. Nước thuốc này có thể được chia thành nhiều lần và uống trong ngày.
Bệnh về gan cũng đặc biệt khó điều trị
3.6 Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
Hỗn hợp dược liệu gồm 80g cây xương khỉ tươi, 50g đại hành tươi và 50g ngải cứu. Sau khi giã nhuyễn, hỗn hợp được xào nóng với giấm. Sau đó, nó được đắp lên vị trí đau và băng cố định.
3.7 Bài thuốc chữa lở loét miệng
Lá xương khỉ sau khi hái về cần được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, lá được giã nhuyễn và nước được chắt lấy để sử dụng cho việc ngậm và nuốt dần.
3.8. Bài thuốc trị phong thấp
Hỗn hợp dược liệu gồm 30g cây bìm bịp, 20g cây gối hạc, 20g tầm gửi dâu và 20g cây cổ trâu. Sau đó, sắc trong 1,5 lít nước cho đến khi còn lại 800ml. Nước sau khi nấu được chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bệnh phong thấp khiến người lớn khổ sở
3.9. Bài thuốc chữa trĩ
Để điều trị trĩ, bạn có thể sử dụng 7-10g lá cây xương khỉ tươi, sau khi rửa sạch và giã nhuyễn, đắp lên vùng hậu môn. Thực hiện quy trình này hai lần mỗi ngày và cùng chờ đợi hiệu quả.
3.10. Bài thuốc trị cảm cúm
Để hạ sốt và giảm đau, bạn có thể ăn sống 1 nắm lá cây xương khỉ với tần suất cách nhau 1 giờ sẻ sử dụng 8 lá. Bên cạnh đó, việc nấu cháo từ lá cây bìm bịp và thêm một ít gừng và hạt tiêu cũng có tác dụng giải cảm ngay lập tức.
3.11. Bài thuốc cầm máu
Tận dụng cây xương khỉ để cầm máu, bạn sử dụng 7-10 lá đã được phơi khô và sắc để lấy nước uống. Thực hiện uống nước thuốc này 2-3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng. Để đạt được hiệu quả tốt, hãy sử dụng bài thuốc này liên tục trong một tuần. Hoặc đơn giản hơn có thể rửa sạch lá và nhai trực tiếp
3.12. Bài thuốc chữa lở loét, sẹo lồi và hạn chế mụn
Sử dụng khoảng một nắm lá cây bìm bịp đã được rửa sạch, giã nhuyễn và bôi lên vùng da bị sẹo mụn, lở loét. Thực hiện bài thuốc hai lần mỗi tuần trong vòng hai tháng sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp khôi phục vẻ đẹp mịn màng cho làn da.
4. Những lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ
Cây xương khỉ là loại dược có nhiều công dụng và đã được điều phối thành công nhiều bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng lá con khỉ cũng cần một số lưu ý như sau:
- Mỗi bài thuốc khác nhau liều lượng cây xương khỉ cũng khác nhau.
- Hạn chế tối đa chất kích thích, đồ uống có cồn trong xuyên suốt thời gian dùng thuốc.
- Tránh kết hợp quá nhiều loại thuốc khác trong khi trị bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh/vết thương khi sử dụng lá xương khỉ. Nếu có tình trạng bất thường cần đến khám và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
Cây xương khỉ là loại cây có dược tính tốt và được sử dụng trong hầu hết nhiều bài thuốc. Mong rằng với nội dung chia sẻ trên bạn đã bỏ túi được nhiều kiến thức hữu ích về loại cây này. Cùng theo dõi Medigo để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm