Chua ngút là gì? Tác dụng và vị thuốc từ chua ngút
Chua ngút là một loại cây có lá dùng để nấu canh. Đây là một loại dược liệu được biết đến với tác dụng trừ giun sán, tăng chuyển hóa và kích thích giải khát. Có lẽ còn nhiều người chưa biết đến cây dược liệu này. Mời bạn đọc cùng Medigo xem những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cây chua ngút.
Cây chua ngút có tên khoa học là Embelia laeta (L.) Mez. Ngoài ra, cây chua ngút còn có một số tên tiếng Việt khác như chua ngút hoa trắng, chua méo, vón vén và thùn mũn. Cây thuộc họ Myrsinaceae - Đơn nem.
Cây chua ngút ở Trung Quốc và Việt Nam thường mọc hoang ở rừng núi thấp và trung bộ tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Kontum.
Đặc điểm sinh thái
Cây chua ngút là loại cây bụi rụng lá, mọc trườn. Cây cao khoảng 1m đến 2m. Thân cây chua ngút là loại thân cứng, có màu nâu tím, mọc vươn dài. Cành cây non mềm có màu tía. Lá cây mọc so le nhau. Phiến lá có hình bầu dục, dài khoảng 4-9cm. Ngọn lá tù tròn, gân phụ rất mảnh và nhiều. Hoa chua ngút nhỏ, có màu trắng. Quả hạch hình cầu, có màu đỏ sẫm có pha chút màu lơ. Quả lớn khoảng 2.5mm, vỏ quả thường rất mỏng và nhăn nheo. Trong quả chua ngút có chứa một hạt.
Mùa ra hoa của cây chua ngút thuộc khoảng tháng 2 đến tháng 4. Mùa ra quả rơi vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Cây chua ngút có thân cứng, mọc vươn dài
Bộ phận dùng của chua ngút
Bộ phận dùng được của cây chua ngút là rễ, lá và quả chín.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Thu hái quả chua ngút thường là vào mùa thu. Đây là thời điểm trái cây đã chín. Người nông dân hái về xát vỏ, hạt đem phơi khô. Khi dùng hạt thì đem ra tán nhỏ. Rễ cây chua ngút đem về rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó đem phơi khô. Lá cây chua ngút có thể dùng tươi để làm rau ăn. Cần bảo quản chua ngút ở nơi khô thoáng, tránh ẩm.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong quả và lá chua ngút bao gồm:
Chua ngút có vị ngọt, tính mát và có tác dụng kháng sinh, sát trùng. Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, chua ngút có một số tác dụng sau:
Tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hóa, kích thích, giải khát và bổ của quả.
Cao lỏng của quả chua ngút có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichiacoli.
Tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng trên chức năng nội tiết sinh dục và chống thụ thai.
Tác dụng khu phong, giảm đau, tiêu viêm, cầm ỉa chảy.
Là non của cây được dùng để nấu canh chua, trị rắn cắn, vết đốt của bò cạp.
Thân của cây dùng trị ban trái, bạch đới.
Quả chua ngút có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát.
Dùng quả để trị giun, nhất là giun đũa, giun kim và sán dây.
Nước sắc từ quả khô có tác dụng làm thuốc hạ sốt, trị bệnh về ngực và da.
Nước hãm rễ dùng để trị ho và tiêu chảy.
Quả chua ngút có vị chua ăn được và có tác dụng giải khát
Một số vị thuốc từ chua ngút
Trị sán: Dùng quả chua ngút đem đi tán bột. Dùng bột thuốc trộn với mật, nhớ uống vào sáng sớm lúc đói, mỗi ngày 5g.
Trị rắn cắn: Dùng lá chua ngút đem nhai nuốt nước, dùng bã đắp vào vết thương.
Nôn ra máu, đau dạ dày ruột: Dùng 8-16g quả chua ngút đem sắc uống.
Quả chua ngót phơi khô
Lưu ý khi sử dụng chua ngút
Cây chua ngút là loại cây có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng nó cũng có tác dụng phụ riêng. Do vậy, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng theo các bài thuốc kinh nghiệm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin về cây chua ngút cũng như tác dụng của loại cây này. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế tư vấn và kê đơn của bác sĩ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.