lcp

Cúc lục lăng


Cúc lục lăng hay còn gọi là Linh đan hôi, cúc hoa xoắn, cúc đời, la ghe cánh, thuộc họ Cúc với danh pháp khoa học là Asteraceae. Trong y học, Cúc lục lăng chữa cảm cúm, ho kéo dài, đau khớp xương, đau lưng, viêm thận, phù thũng, vô kinh, đau bụng trước khi sinh, đau do đón ngã, bỏng, eczema, rắn cắn.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Cúc lục lăng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cúc lục lăng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cúc lục lăng, Linh đan hôi, cúc hoa xoắn, cúc đời, la ghe cánh.
  • Tên khoa học: Laggera alata (D.Don) Sch. Bip. ex Oliv.
  • Họ: Cúc (Asteraceae).
  • Công dụng: trị cảm cúm, ho kéo dài, đau khớp xương, đau lưng, viêm thận, phù thũng, vô kinh, đau bụng trước khi sinh, đau do đón ngã, bỏng, eczema, rắn cắn.

Mô tả cây Cúc lục lăng

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,8 – 1m. Thân mập, cứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc và có cánh, cánh rộng 4 – 5 mm, không khía răng, màu lục sẫm.

Lá mọc so le, không cuống, hình mác, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 2 cm, gốc thuôn, đầu từ hoặc nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mịn áp sát và tuyến tiết.

Cụm hoa mọc ở đầu ngọn và kẽ lá, lá bắc nhọn xếp thành nhiều hàng hoa màu trắng, cao 6 – 7 mm; hoa cái nhiều, hoa lưỡng tính 8 – 12; mào lông màu trắng, rụng sớm, tràng hoa cái có 4 răng nhọn, tràng hoa lưỡng tính có 5 thuỳ; nhị 5; bầu nhẵn.

Quả bế hình trụ, có lông, có 10 cạnh, dài 4-5 mm.

Mùa hoa quả: tháng 10 – 1.

Cúc lục lăng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Chi Laggera Sch. – Bip. phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, ôn đới ấm và một số loài có ở vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, 2 loài làm thuốc trong đó có loài cúc lục lăng trên. Trên thế giới, cúc lục lăng phân bố khá rộng rãi từ phía đông Ấn Độ sang Mianma, Trung Quốc, xuống phần bắc Lào, Thái Lan và Malaysia.

Ở Việt Nam, loài này đã ghi nhận được hầu hết các tỉnh miền núi giáp biên giới phía Bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn, và ở phía nam bao gồm: Kon Tum (Kon Plông), Đắc Lắc (Đào Min cũ), Lâm Đồng (Langbiang, Đức Trọng).

Cúc lục lăng

Bộ phận sử dụng của Cúc lục lăng

Toàn cây.

Cúc lục lăng

Thành phần hóa học

Lá chứa 34 thành phần trong đó các thành phần chính là: thymoquinol dl – Me ether 11,17% và eudesmol 12,55%.

Tác dụng của Cúc lục lăng

Theo y học cổ truyền

Toàn cây cúc lục lăng vị đắng và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có công năng tiêu thũng, tán ứ, tiêu độc, giảm đau.

Sách “Bản thảo cầu nguyện” ghi: cúc lục lăng vị cay ngọt, tính bình, sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: vị cay, đắng, tính hàn; sách “Phúc khiến dân gian thảo dược” ghi: vị đắng, hơi cay, tính ấm, sách “Nam Ninh thị dược vật chí” ghi: vị cay, đắng, tính hơi ẩm; sách “Mân Đông bản thảo ghi: cúc lục lăng vào ba kinh là phé, tỷ và bàng quang: có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu thũng, khư phong trục thấp, chỉ thông, thị thống kinh [TDTH, 1997, III: 5091].

Theo y học hiện đại

Thử độc tính cấp:

Cao khô toàn cây cúc lục lăng được tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 1000 mg/kg chuột vẫn không chết.

Tác dụng lợi tiểu:

Cho chuột cống trắng uống cao khô các lục lăng với liều 250 mg/kg một dung dịch có 5mg, cao/ml (thể tích uống là 5 ml/100g chuột), lô đối chứng cho uống nước với cùng thể tích 5 ml/ 100g, rồi cho vào lồng chuyển hóa, mỗi lồng một con chuột. Kết quả cho thấy cao 5 ml/100g có tác dụng lợi tiểu [Dhaw an et al., 1977: 208].

Tác dụng chống viêm:

Tác dụng chống viêm của các hợp chất phenolic tổng số được chiết từ toàn cây cúc lục lăng đã được đánh giá trên một số mô hình viêm cấp tính và viêm mạn tính in vivo.

Trong các mô hình gây viêm cấp thực ngiệm, các chất phenolic tổng số ức chế có ý nghĩa phủ tại ở chuột nhắt trắng do bối xylen vào tai chuột; ức chế có ý nghĩa phù chân chuột cống trắng do tiêm vào dưới da gan bàn chân chuột carragain để gây viêm; và ức chế tính thẩm mạch do acid acetic gây ra ở chuột nhắt trắng.

Tác dụng bảo vệ gan:

Tác dụng bảo vệ gan của flavonoid tổng số phân lập được từ cúc lục lăng đã được nghiên cứu trên tổn thương do carbon tetraclorid (CCL) ở tế gan chuột cống trắng mới sinh và ở chuột cống trắng bị tổn thương gan do CCl4.

Kết quả cho thấy, tác dụng bảo vệ gan của flavonoid tổng số trong cúc lục lăng có liên quan với tác dụng chống oxy hoá và tác dụng chống viêm.

Liều lượng và cách dùng Cúc lục lăng

Liều dùng: 20g – 30g cây khô, dùng dưới dạng thuốc sắc

Cách dùng: Cây khô đem rửa qua nước một lần cho sạch, bỏ vào ấm rồi chế nước sôi vào tráng qua một lần, chế thêm lượng nước sôi vừa đủ vào bình hãm rồi ủ trong thời gian khoảng 15 phút cho ngấm là dùng được.

Nước hãm lục lăng chắt uống hàng ngày như một loại trà.

Bảo quản Cúc lục lăng

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cúc lục lăng. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm