lcp

Dây gắm


Dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót, vương tôn, thuộc họ Dây gắm với danh pháp khoa học là Gnetaceae. Dây gắm thuộc họ nhà dây leo, được biết đến là một loại thảo dược quý. Với công dụng hỗ trợ chữa bệnh tê thấp, giải độc do rắn cắn, chữa bệnh sốt rét, giảm đau, tiêu viêm. Hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp, kháng khuẩn tốt.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Dây gắm sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Dây gắm cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Dây gắm, dây sót, dây mấu, dây gắm lót, vương tôn.
  • Tên khoa học: Cnetum montanum Mgf.
  • Họ: Dây gắm - Gnetaceae.
  • Công dụng: giải độc, chữa đau nhức gân xương, sốt rét.

Mô tả cây Dây gắm

Dây gắm được mọc trên các thân cây to, chiều dài của thân từ 10 đến 12m. Thân cây gắm có rất nhiều mấu, ở các đốt chúng phình lên. Lá loại cây này mọc đối hình trứng, có chiều dài là 30cm và chiều rộng là 12cm. Cây này thường ra hoa vào thắng 6 và tháng 8, quá có cuống ngắn, mặt ngoài phủ 1 lớp sáng, khi chín có màu vàng.

Dây gắm

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Dây gắm sinh sống và phát triển mạnh ở những vùng núi cao. Cây thường mọc tựa và quấn vào những cây lớn. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố nhiều ở Sapa, Hà Tây, Tuyên Giang và Hà Giang.

Thu hái – sơ chế: Thu hái rễ và thân cây quanh năm. Khi hái về đem rửa sạch rồi thái từng lát mỏng, phơi cho khô hoàn toàn.

Dây gắm

Bộ phận sử dụng của Dây gắm

Thân và rễ được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra hạt còn dùng để ăn hoặc chế thành thuốc xoa bóp trị đau nhức.

Dây gắm

Thành phần hóa học

Phân lập cây dây gắm nhận thấy các thành phần hóa học như 2-hydroxy-3-methoxymethyl-4- methoxycarbony-lpyrrol, Bsitosterol, 3diphenylpyrrole, 4′-trihydroxy-4 methoxydibenzylether, N,N-dimethylethano-lamin, 2-hy-droxy-3-methoxy-4-methoxycarbonypyrrol, resveratrol,…

Tác dụng của Dây gắm

Theo y học cổ truyền

Tính vị , qui kinh: Vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.

Công dụng: Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc, còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét.

Theo y học hiện đại

Thực nghiệm trên tim cô lập của chuột nhận thấy, hoạt chất dl-demethyl coclaurin hydroclorid từ dược liệu có tác dụng làm mạnh tim.

Tiêm dịch chiết xuất từ cây dây gắm cho chuột thực nghiệm nhận thấy thuốc có tác dụng chống co thắt phế quản (bình suyễn) với liều 0.1mg/ kg thể trọng.

Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn nhóm A (Group A Streptococcus), tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn tan máu (Haemophilus haemolyticus), trực khuẩn lỵ (Shigella flexneri), vi khuẩn gây viêm phổi Catarrhl, trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa).

Kết quả thực nghiệm cho thấy nước sắc từ cây dây gắm có tác dụng giảm ho nhẹ và bình suyễn.

Liều lượng và cách dùng Dây gắm

Cây dây gắm được sử dụng ở dạng đắp ngoài, thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Liều dùng uống: 15 – 30g/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Dây gắm

1. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp

Chuẩn bị: Ngũ gia bì, hy thiêm, rễ gắm, thạch lựu, cốt toái bổ và ngưu tất mỗi vị 4 lạng, quán chúng và lá ké mỗi vị 2 lạng 5 đồng cân, tỳ giải 5 lạng và cẩu tích 8 lạng.

Thực hiện: Đem các vị sấy khô rồi đem tán bột làm thành viên. Dùng uống với nước gừng/ rượu hoặc có thể đem ngâm rượu.

2. Bài thuốc chữa lở sơn

Chuẩn bị: Rễ gắm 20g.

Thực hiện: Đem sắc với 300ml nước còn lại 150ml, ngày uống 2 lần.

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đau nhức gân xương

Chuẩn bị: Ngũ gia bì, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ và rễ gắm mỗi vị 80g, rễ xích đồng nam, tầm gửi dâu, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, rễ bạch đồng nữ, rễ ô dược, rễ bưởi bung và rễ bướm bạc mỗi vị 40g, cỏ roi ngựa và rễ chỉ thiên mỗi vị 20g.

Thực hiện: Đem dược liệu thái nhỏ, phơi khô rồi ngâm với 1 lít rượu trắng trong 15 ngày. Sau đó mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ uống trước khi ngủ.

4. Bài thuốc chữa phong thấp

Chuẩn bị: Rễ tầm xuân, dây đau xương, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, rễ gắm và rễ cà gai leo mỗi vị 20g.

Thực hiện: Cho 500ml vào nồi rồi bỏ dược liệu vào và đem sắc còn 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 2 lần, áp dụng bài thuốc trong 15 ngày.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout

Chuẩn bị: Dây gắm khô 10g.

Thực hiện: Đem hãm với 150ml nước sôi và dùng uống như trà.

6. Bài thuốc chữa sốt rét

Chuẩn bị: Binh lang (hạt cau), dây cóc và ô mai mỗi vị 4g, thường sơn, lá màng cầu ta tươi, thảo quả, dây gắm và dây hà thủ ô mỗi vị 10g, cây chó đẻ 8g.

Thực hiện: Sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 2 lần uống. Nên dùng trước khi lên cơn sốt rết khoảng 2 giờ, nếu không thuyên giảm nên gia thêm sài hồ 10g.

7. Bài thuốc trị đau nhức do phong thấp

Chuẩn bị: Vỏ chân chim 100g, bạch hoa xà 10g, cốt toái bổ 40g, rễ chiên chiến 10g, rễ bưởi bung, tiền hồ, ô dược, cây cỏ xước và bạch đồng nữ mỗi vị 40g, rễ gắm 120g và rễ rung rúc 80g.

Thực hiện: Đun dược liệu kỹ rồi chế thành cao đặc, sau đó ngâm với rượu trắng 40 độ (khoảng 2 lít) trong vòng 3 ngày. Lọc lấy dịch trong để dùng uống. Mỗi lần sử dụng khoảng 30mg, ngày dùng 2 lần.

8. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Chuẩn bị: Nghệ đen 6g, bạch đồng nữ 10g, rễ gắm 8g, nhân trần 12g, lá đuôi lươn 10g và ích mẫu 12g.

Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

9. Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: 1 ít lá gắm tươi.

Thực hiện: Ngồi yên để tránh chất độc lan nhanh, sau đó nhai lá gắm nuốt lấy nước rồi dùng bã đắp lên vết cắn. Sau khi sơ cứu, cần đến ngay bệnh viện để được xử lý.

Lưu ý khi sử dụng Dây gắm

Trong thời gian sử dụng dây gắm thì bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ cay nóng, hải sản.

Tăng cường tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và săn chắc xương.

Bảo quản Dây gắm

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Dây gắm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm