lcp

Dây thìa canh là gì? Tác dụng chữa bệnh của dây thìa canh


Dây thìa canh, hay còn được gọi là dây nuôi hoặc lõa ti, là một loại thảo mộc dân gian lưu truyền với công dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Vậy bạn có biết trong loại cây này chứa những thành phần gì? Công dụng chữa bệnh tiểu đường của dây thìa canh có thực sự như lời đồn. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thảo mộc này trong bài viết dưới đây.

dây thìa canh

Dây thìa canh là gì?

Dây thìa canh, còn có tên gọi khác là dây muôi hoặc lõa ti và có tên khoa học là Gymnema sylvestre, thuộc họ Apocynaceae.

Dây thìa canh thuộc loại thảo mộc thân có dạng dây leo, có thể leo dài khoảng 6-10m, phần thân có mũ màu trắng đục. Đường kính thân cây khoảng 3mm. Lá cây thìa canh thuộc nhóm lá nhọn, có mũi, dài khoảng 6-7cm và rộng 2.5-5cm, mặt dưới mỗi tấm lá xuất hiện nhiều đường gân phụ.

Hoa của cây thảo mộc này khá nhỏ, có màu vàng. Mỗi bông dài khoảng 8mm, rộng 12-15mm, mọc thành chùm dạng tán ở nách lá. Quả của cây thìa canh được xem là quả dại, khi chín sẽ tách ra có hình giống chiếc muôi. Cũng chính vì vậy mà nhiều nơi gọi nó là dây muôi. Cây ra hoa vào tầm tháng 7 và kết quả vào cuối tháng 8.

cây dây thìa canh

Dây thìa canh có nguồn gốc từ những cánh từng khô ở Ấn Độ, Châu Phi và Úc. Vào năm 2006, dây muôi này được tìm thấy ở Việt Nam. Hiện nay loại cây nào phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Nguyên.

Toàn bộ các bộ phận của dây muôi đều có dược tính và được thu hoạch quanh năm, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học của dây thìa canh

Các nghiên cứu khác còn cho thấy trong dây thìa canh có chứa nhiều thành phần hóa học như flavonoid, anthraquinone, hentriacontane, pentatriacontane, resins, α và β-chlorophylls, phytin, D-quercitol, axit butyric, axit formic, peptide gumarin.

Tác dụng của dây thìa canh

Dây thìa canh là một loại thảo mộc có tác dụng dược lý khá mạnh với người bị bệnh tiểu đường và được dân gian xem là bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh tiểu đường. Cụ thể, loại cây này còn có những tác dụng như:

Giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt: axit gymnemic - một thành phần hoạt động chính trong dây thừa canh, sẽ giúp ngăn chặn các thụ thể đường trên vị giác của bạn. Từ đó giảm cảm giác thèm ăn ngọt.

Giảm lượng đường trong máu: tương tự như trên, dây thìa canh có thể ngăn chặn các thụ thể trong ruột, giúp giảm hấp thụ đường, làm giảm lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Đối với những người có lượng đường trong máu cao hoặc HbA1c cao, dây thìa canh có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, sau bữa ăn và lâu dài. Nhưng nếu đang dùng thuốc hạ huyết áp, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dây thìa canh

Tăng sản xuất Insulin: mức insulin cao giúp quá trình đào thảo đường khỏi máu diễn ra nhanh hơn. Dây thìa canh giúp kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.

Cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chiết xuất từ dây thìa canh có khả năng giúp cơ thể duy trì cân nặng, hỗ trợ giảm cân và ngăn chặn sự tích tụ mỡ gan. Ngoài ra thảo mộc này còn làm giảm chất béo trung tính và cholesterol xấu "LDL", làm tăng cholesterol HDL "tốt", góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim

Giảm viêm: giảm lượng đường trong máu cũng dẫn tới giảm viêm do lượng đường dư thừa. Bên cạnh đó, hàm lượng tannin và saponin trong dây thìa canh có đặc tính chống viêm tốt, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm viên.

dây muôi

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Theo kinh nghiệm dân gian, dây thìa canh được dùng như một loại trà hoặc có thể dùng trực tiếp lá tươi để nhai hay làm thuốc chữa bệnh. Còn theo y học hiện đại, thảo mộc này được dùng ở dạng viên hoặc viên nén giúp dễ dàng theo dõi liều lượng sử dụng, hoặc cũng có thể dùng dưới dạng chiết xuất hay bột lá.

Liều lượng khuyến cáo cho dây thìa canh theo từng hình thức sử dụng như sau

Trà: Đun sôi lá trong 5 phút, sau đó ngâm trong 10-15 phút rồi  uống như nước trà

Bột: Bắt đầu với 2 gam, tăng lên 4 gam nếu không có tác dụng phụ xảy ra.

Viên nang: 100 mg, 3–4 lần mỗi ngày.

Việc sử dụng không đúng liều lượng hoặc uống quá nhiều dây thìa canh có thể khiến bạn bị hạ đường huyết, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy để đảm bảo sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dây thìa canh chữa bệnh.

uống dây thìa canh

Lưu ý khi dụng dây thìa canh

Tuy là một loại thảo dược thiên nhiên và chưa nhận được các kết quả tiêu cực khi sử dụng nhưng bạn vẫn nên chú ý khi sử dụng dây thìa canh để phòng và chữa bệnh. Đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Một số trường hợp ít gặp như dị ứng hay có thể có phản ứng kháng thuốc cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó nên tìm hiểu các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ phản ứng lại với bài thuốc từ dây thìa canh hay không.

Dây thìa canh có nhiều công dụng với sức khỏe nên hiện nay trên thị trường cũng đã có rất nhiều sản phẩm hàng giả. Bạn nên lựa chọn cơ sở mua thảo mộc uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn. 

Trên đây là những chia sẻ tổng quan về dây thìa canh cũng như công dụng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thảo mộc này. Có thể thấy đây là một vị thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả và hỗ trợ phòng chống nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của mình, bạn vẫn nên hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi dùng dây thìa canh.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.