Đường trắng là gì? 12+ tác hại của đường trắng không phải ai cũng biết
Đường trắng là một trong những loại gia vị được sử dụng vô cùng phổ biến trong pha chế và nấu nướng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu tường tận về thành phần hóa học của đường kính trắng cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.
Giới thiệu chung về đường trắng
Đường trắng là gì?
Đường trắng còn có nhiều tên gọi khác như đường kính trắng, đường cát trắng, đường cát, đường RS (Refined Sugar). Đây là loại đường Saccharose được sản xuất từ cây mía, sau đó tinh chế và kết tinh để cho ra thành phẩm cuối cùng.
Đường kính trắng là đường tinh luyện làm từ cây mía
Quy trình sản xuất đường kính trắng
Cụ thể để sản xuất đường kính trắng, người ta sẽ nghiền mía để lấy phần nước ép rồi đun sôi tạo thành siro cô đặc màu nâu (bao gồm mật đường và đường sucrose). Sau đó loại bỏ mật mía và sấy khô phần đường saccharose còn lại đến khi nó kết tinh. Đường kết tinh sẽ tiếp tục được cho vào máy ly tâm - một loại máy quay cực nhanh giúp tách tinh thể khỏi mật đường.
Người ta tiếp tục xử lý đường trắng để tạo nên những tinh thể nhỏ hơn và loại bỏ mật đường còn tồn dư. Có thể tẩy trắng đường bằng sodium hyposulfite hoặc loại bỏ mật vàng bằng than hoạt tính. Tiếp đó, nó sẽ được cho vào hệ thống lọc làm bằng xương động vật nghiền hoặc than xương để tạo thành đường trắng.
Quy trình sản xuất đường kính trắng
Thành phần hóa học của đường trắng
Đường kính trắng phải trải qua nhiều công đoạn tinh chế khác nhau mới có thể cho ra thành phẩm cuối cùng. Chính vì vậy mà các khoáng chất, vitamin… của cây mía hầu như không còn tồn tại. Có thể khẳng định đường kính trắng có chứa 99,8% là saccarozo.
Những tác hại của đường trắng đối với sức khỏe
Thực trạng về việc lạm dụng đường trắng
Từ giai đoạn 1976 - 1980, trên thế giới rất ít bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 là người dưới 40 tuổi. Tuy nhiên ngày nay, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, dao động từ 25 - 30 tuổi. Vào năm 2004, tại Việt Nam bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 trẻ nhất từng được phát hiện khi chỉ mới 11 tuổi. Có thể thấy, thói quen ăn đồ ngọt là một vấn đề rất đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ.
Tại sao ăn đường trắng lại gây hại?
Khi ăn những loại thực phẩm được bổ sung nhiều đường trắng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Đó là bởi cơ thể đã sử dụng những khoáng chất có sẵn để có thể trung hòa lượng đường kính trắng nạp vào (hay còn gọi là năng lượng rỗng). Chính việc tiết ra khoáng chất khiến cho cơ thể dễ chịu hơn.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường kính trắng gây hại cho sức khỏe
12+ tác hại của việc ăn quá nhiều đường kính trắng
Tăng cân
Trong đường kính trắng có đến 99,8% là saccarozo. Chính vì vậy nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh béo phì. Khi sử dụng nhiều đồ ngọt sẽ tạo cảm giác nhanh đói và thèm ăn, từ đó khiến cân nặng gia tăng không kiểm soát.
Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Ăn nhiều đường sẽ gây béo phì, làm gia tăng nguy cơ mắc viêm, nhiễm trùng, khiến lượng chất béo trung tính tăng lên. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch….
Gây nổi mụn
Những loại thực phẩm chứa carbs tinh chế và có chỉ số đường huyết cao làm gia tăng lượng đường trong máu. Kéo theo đó là sự gia tăng đột biến của insulin để đưa glucose vào tế bào, từ đó gây ra tăng tiết androgen. Khi đó cơ thể sẽ tạo ra nhiều dầu hơn dẫn đến viêm nhiễm và mụn trứng cá.
Tiểu đường tuýp 2
Khi lạm dụng đường trắng quá nhiều và trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng kháng insulin - một hormone có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi đó nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ gia tăng.
Ăn nhiều đường trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Tăng nguy cơ mắc ung thư
Chế độ ăn quá nhiều đường dễ gây viêm, cơ thể nhanh lão hóa và căng thẳng. Những yếu tố này có thể góp phần hình thành bệnh ung thư.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Ăn quá nhiều đường cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, dẫn đến tình trạng lo lắng, rối loạn cảm xúc, suy giảm nhận thức… hay thậm chí là trầm cảm.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Những thực phẩm chứa nhiều đường khiến nếp nhăn trở nên trầm trọng hơn, từ đó đẩy nhanh sự lão hóa. Phản ứng giữa đường và protein sẽ tạo ra hợp chất glycation gây lão hóa da nhanh chóng bởi nó phá hủy elastin và collagen.
Rút ngắn thời gian lão hóa tế bào
Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường kính trắng sẽ khiến quá trình rút ngắn telomere bị đẩy nhanh, từ đó gây ra tình trạng lão hóa tế bào nhanh chóng.
Ăn nhiều đường kính trắng khiến tế bào lão hóa nhanh chóng
Khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng
Những loại đồ ngọt có nhiều đường nhưng thiếu chất béo, chất xơ hay protein có thể khiến năng lượng tăng nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên lại gây hạ đường huyết do lượng đường trong máu giảm mạnh.
Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận
Ăn nhiều đường khiến nồng độ urat trong huyết thanh tăng cao, đồng thời gây tổn hại những mạch máu mỏng manh trong thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Gây sâu răng
Ăn quá nhiều đồ ngọt từ đường trắng cũng có thể dẫn đến sâu răng. Cụ thể sau khi “ăn” đường, các vi khuẩn trong miệng sẽ giải phóng những sản phẩm phụ axit dẫn đến hiện tượng khử khoáng răng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Lượng đường kính trắng hấp thụ vào cơ thể quá cao sẽ khiến axit uric trong máu cũng tăng theo. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thúc đẩy quá trình suy giảm nhận thức
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường kính trắng sẽ khiến trí não suy giảm. Từ đó dễ bị đột quỵ hay mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ.
Tiêu thụ nhiều đường kính trắng đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức
Ngày nay, đường trắng vẫn được sử dụng hàng ngày để nêm nếm các món ăn trở nên ngon miệng, đậm đà hơn. Tuy nhiên việc tiêu thụ đường kính trắng nên tuân theo liều lượng nhất định để đảm bảo sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa là 50g đường, lý tưởng nhất là dưới 25g. Nói cách khác, không nên tiêu thụ trên 5 - 10% lượng calo từ đường.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm