lcp

Hạnh nhân


Hạnh nhân hay còn gọi là Khổ Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, Lão âm tử, Hạnh, Thảo kim đan, Bắc Hạnh nhân, thuộc họ họ Hoa hồng với danh pháp khoa học là Rosaceae. Trong những năm gần đây, Hạnh nhân ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Loại thực phẩm này không chỉ là nguyên liệu dùng để chế nên các món ăn ngon và hấp dẫn mà còn là một vị thuốc Đông y khá độc đáo. Trong y học, Hạnh nhân chữa ho, khó thở, trị hen suyễn, làm thuốc bổ, rượu bổ giúp ăn ngon, chữa kiết lỵ

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Hạnh nhân sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Hạnh nhân cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Hạnh nhân, Khổ Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, Lão âm tử, Hạnh, Thảo kim đan, Bắc Hạnh nhân.
  • Tên khoa học: Prunus amygdalus var. amara.
  • Họ: họ Hoa hồng (Rosaceae)
  • Công dụng: Chữa ho, khó thở, trị hen suyễn, làm thuốc bổ, rượu bổ giúp ăn ngon, chữa kiết lỵ.

Mô tả cây Hạnh nhân

Cây có chiều cao khoảng 3 ‑ 5 m và có nhiều lá hình tim nhọn ở đầu, mọc kiểu so le, mép lá có răng cưa. Cây ra hoa vào mùa xuân, hoa thường có màu hồng, hồng nhạt, hay màu trắng, mùi thơm. Quả hạch, kích thước từ 2 ‑ 3 cm, có hình cầu và bên ngoài quả có nhiều lông tơ mịn. Khi chín quả chuyển màu vàng và bên trong có hạt cứng màu nâu, dính vào nạc.

Hạnh nhân

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Theo sách Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) thì cây mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở vùng sau: Chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây; Nam Định; Hà Nam (huyện Kim Bảng); Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh. Cây còn phân bố nhiều nơi trên thế giới có thể kể ra một số quốc gia như Acmênia, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tháng 3 - 4 (tháng 2 - 3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàng) là thời điểm thu hái, quả chín hái về sẽ được tãi mỏng. Có 2 loại quả mơ là mơ trắng (bạch mai) và mơ đen (ô mai). Tuỳ theo loại quả sẽ có các cách chế biến khác nhau.

Quả (Fructus Armeniacae): Thường được thu hái vào đầu mùa hạ, sau khi hái quả có thể dùng ngay hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách muối rồi phơi hay sấy khô (gọi diêm mai) hoặc chế biến thành Ô mai.

Hạt (còn gọi Khổ hạnh nhân): Được giã lấy nhân, ép lấy dầu (dầu Hạnh nhân), bã còn lại đem cất với nước có thêm cồn để lấy nước cất Hạnh nhân.

Bộ phận sử dụng của Hạnh nhân

Quả và hạt.

Hạnh nhân

Thành phần hóa học

Trong hạnh nhân có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho hệ tim mạch như: Magie, Vitamin E, chất xơ .v.v. Theo thống kê, 1 Ounce hạnh nhân sẽ cung cấp 1/4 lượng Magiê cơ thể cần hàng ngày, 70% lượng Vitamin E, 3,3 gram chất xơ. Ngoài ra hạnh nhân có chứa chất béo không bão hòa đơn, là các chất béo tốt. Các chất này giúp máu lưu thông khắp cơ thể, giảm triệu chứng bệnh tim mạch, huyết áp, tăng sức đề kháng

Hạnh nhân

Tác dụng của Hạnh nhân

Theo y học cổ truyền

Theo một số nghiên cứu và phân tích của y học cổ truyền, hạnh nhân có tác dụng  dược lý sau đây:

  • Ngừng ho
  • Bình suyễn, trị hen suyễn
  • Tuyên phế
  • Nhuận tràng, thông tiện.
  • Chướng đầy.

Với đặc chính trên, Y học cổ truyền thường dùng hạn nhân để trị suyễn do phế nhiệt, ho da phong hàn hoặc phong nhiệt, táo bón…

Tính vị

Hạnh nhân có vị đắng, tính ấm, hơi độc.

Qui kinh

Phế và Đại tràng.

Theo y học hiện đại

Ngăn ngừa bệnh tim và cơn đau tim

Các axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa lành mạnh mà hạnh nhân có thể ngăn ngừa được một số vấn đề về tim mạch. Hạnh nhân còn chứa chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa. Một số khoáng chất arginine, đồng, magie, mangan, canxi và kali cũng được xem là tốt cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, hạnh nhân có tác dụng giảm nồng độ LDL cholesterol (cholesterol “xấu”) ở bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao và người bị đái tháo đường.

Hỗ trợ chức năng não bộ

Nhờ việc sở hữu chất dinh dưỡng độc đáo riboflavin và L-carnitine – là những chất tác động tích cực lên hệ thần kinh và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức ở người. Ăn nhiều hạnh nhân có tác dụng giảm biểu hiện của chứng rối loạn chức năng não: mất trí nhớ, bệnh Alzheimer.

Nuôi dưỡng làn da và bảo vệ da

Hạnh nhân là nguồn vitamin E và chất chống oxy hóa phong phú. Bổ sung hạnh nhân trong khẩu phần ăn uống giúp nuôi dưỡng làn da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của tuổi tác, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Chất béo lành mạnh có trong hạnh nhân cũng hỗ trợ khả năng giữ nước và chữa lành vết thương trên da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hạnh nhân không chứa carb (tinh bột) nhưng lại chứa thành phần chất xơ tương đối cao. Theo đó, hàm lượng magie có trong hạnh nhân cũng giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đây được xem là loại thức ăn lý tưởng cho bất cứ ai gặp vấn đề về lượng đường trong máu.

Chống viêm và co thắt

Một số nghiên cứu cho biết, hạn nhân có khả năng chống co thắt, chóng viêm, có thể được dùng như thuốc bổ. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi trong hạnh nhân đặc biệt tốt cho xương và não bộ.

Giảm đau đầu

Do hàm lượng magie cao nên hạnh nhân có thể giảm chứng đau đầu. Magie khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm dịu các mạch máu. Với người thường xuyên bị đau đầu, hạn nhân có thể là một lựa chọn hữu ích để khắc phục.

Ngoài ra, hạnh nhân còn giúp giảm cân, giảm cơn thèm ăn, cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, chống lão hóa cho da, làm đẹp da và tóc.

Giảm nguy cơ ung thư

Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy phong phú, ăn nhiều hạnh nhân có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

Liều lượng và cách dùng Hạnh nhân

Liều dùng: 3 – 10 gam mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hạnh nhân

Chữa kiết lỵ khát nước

Chuẩn bị: Ô mai 2-3 quả.

Thực hiện: Thêm nước đun sôi trong 15 phút, dùng uống thay nước trong ngày.

Chữa giun chui ra mồm mũi

Chuẩn bị: Ô mai 2 quả.

Thực hiện: Đun sôi với 300ml nước và giữ sôi trong 15 phút, thêm đường cho dễ uống, uống mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa băng huyết

Chuẩn bị: Ô mai 7 quả.

Thực hiện: Thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc.

Lưu ý khi sử dụng Hạnh nhân

Không dùng hạnh nhân nếu bạn bị dị ứng với nguyên liệu trên. Dị ứng với hạnh nhân có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: đau dạ dày, chuột rút, buồn nôn, ói mửa, khó khăn khi nuốt, tiêu chảy, ngứa…

Không ăn hạnh nhân liên tục trong nhiều ngày vì hàm lượng chất béo và calo phong phú có thể khiến bạn tăng cân. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ trong nguyên liệu trên cũng dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng.

Hạnh nhân chứa nhiều mangan – chất khoáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc trị bệnh như thuốc chống axit, thuốc nhuận tràng… Do đó, không dùng đồng thời chúng với nhau. Ngoài ra, hàm lượng mangan cần thiết cho cơ thể từ 1.3 – 2.3 mg, do đó chỉ nên ăn hạnh nhân với hàm lượng vừa phải đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Không ăn hạnh nhân khi bị tiêu chảy.

Hạnh nhân có vị đắng do chứa hàm lượng axit hydrocyanic cao. Ăn hạnh nhân quá nhiều có thể gây một số vấn đề về thần kinh, hô hấp.

Bảo quản Hạnh nhân

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Hạnh nhân. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm