Hạt bông
Hạt bông là hạt của một cây có tên gọi là Bông thuộc họ Bông (Malvaceae) có danh pháp khoa học là Gossypium sp.. Ngoài vai trò là chế phẩm công nghiệp, dùng để ép dầu đốt, làm xà phòng thì trong y học, Hạt bông còn có tác dụng lợi sữa ở phụ nữ mang thai, trị viêm da cơ địa rất hiệu quả.
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Hạt bông sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Hạt bông cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Cây bông
- Tên khoa học: Gossypium sp.
- Họ: họ Bông (Malvaceae).
- Công dụng: tác dụng lợi sữa ở phụ nữ mang thai, trị viêm da cơ địa
Mô tả cây Bông
Cây bụi nhỏ, cao 2 – 3m. Thân cành có lông, màu tím, điểm chấm đen.
Lá mọc so le, hình tim rộng, 3 – 5 thùy hình trứng hoặc bầu dục, thùy giữa dài, thùy bên to.
Hoa màu vàng nhạt, cuống hoa có tuyến màu đen. tiểu đài có 5 lá bắc hoặc nhiều hơn, hình trứng rộng, có tuyến, tràng dài hơn tiểu đài.
Quả nang, hình bầu dục, hạt hình trứng nhọn, màu vàng nhạt, sợi trắng rất dễ rụng.
Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.
Hạt bông nói ở đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypol.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Cây bông này thích nghi với điều kiện khí hậu hơi khô hạn của vùng á nhiệt đới ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ cũng như các vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây bông được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Ninh Thuận, Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu…
Thu hoạch: Thu hoạch từ tháng 6-10
Chế biến: Hạt bông sau khi thu hoạch sẽ được ép lấy dầu hạt bông ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ chất Gossypola.
Nếu sử dụng làm thuốc thì có thể đem đi sao vàng hạt trước khi sử dụng
Bộ phận sử dụng của Bông
Hạt bông.
Thành phần hóa học
Trong hạt bông có chừng 17-30% dầu, nếu chỉ tính nhân không tỷ lệ lên tới 35-40%.
Dầu hạt bông là một thứ dầu nửa khô, có chứa chừng 20-22% panmitin (palmitin), 4% stearin (stearine), 30-35% olein, 42-45% linolein (linoleine) và 1% chất không xà phòng hoá được.
Dầu bông ép nguội có màu vàng nhạt, không mùi vị, có chứa sinh tố E.
Hạt bông có chứa hai chất độc: Gossypol vàng và gossypol đỏ.
Cả hai chất này đều có chứa trong lá mầm. Gossypol là một chất có chứa phenol và anđehit.
Gossypol uống ít độc, tiêm mạch máu độc hơn, tiêm 0,50g vào phúc mạc con thỏ sẽ chết sau 4 ngày. Gossypol bị phá bởi nhiệt để cho một chất ít độc hơn, cho nên khô dầu bông ép nóng ít độc hơn khô dầu ép nguội.
Tác dụng của Hạt bông
Theo y học cổ truyền
1. Tính vị
Hạt bông không mùi vị, tính bình.
2. Quy kinh
Quy vào kinh can.
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, thành phần hoạt chất Gossypola trong hạt bông có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa, kháng lại sự phát triển của ký sinh trùng, phòng ngừa HIV, tránh thai nam… Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn được biết đến với công dụng điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.
Liều lượng và cách dùng Hạt bông
Cách sử dụng: Có thể sử dụng hạt bông đơn lẻ để điều trị hoặc kết hợp chung với các loại dược liệu khác như mật ong, cam thảo, rượu trắng… bằng cách sắc các chung các dược liệu chung với nhau để lấy nước thuốc uống mỗi ngày.
Liều dùng: Tùy chỉnh khối lượng hạt bông sử dụng theo nhu cầu trong khoảng 5 – 10g đối với các bài thuốc sắc. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp nhằm đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc chữa bệnh từ Hạt bông
Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh:
Đối với nền Y học Nhật Bản đã ghi nhận công dụng của hạt bông khi được sử dụng để làm thuốc lợi sữa từ hàng trăm năm qua với cái tên lactaogon ( lactaogol), mamain, lactomin (lactomil)…
Cách thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 5g hạt bông đem sao vàng và 2g cam thảo. Cho hết vào siêu thuốc đun cùng 600ml nước trên lửa vừa đến khi nước thuốc sắc xuống còn 200ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Hạt bông chữa viêm da cơ địa:
Hạt bông sau khi đã được lấy đi phần sợi vải bông, người ra sẽ tiến hành ép hạt hoặc chưng cất để lấy tinh dầu. Hợp chất Gossypola trong hạt bông có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị nửa ký hạt bông và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng một miếng vải mỏng bọc kín vào một cái bát. Tiếp theo cho 0.1 kg hạt bông lên trên, giàn đều ra, cho than củi đang cháy lên trên phần dược liệu để hạt tiết ra tinh dầu. Lưu ý trong quá trình thực hiện phải thật cẩn thận để tránh làm than đang cháy rơi xuống miếng vải.
Bước 2: Khi hạt bông đã cháy hết, tháo phần vải bọc trên bát ra một cách cẩn thận, lấy phần tinh dầu nằm bên trong bát cho vào lọ thủy tinh bảo quản và sử dụng dần.
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, dùng tăm bông thấm đều tinh dầu hạt bông và bôi trực tiếp lên da, đều đặn ngày thực hiện từ 3 – 4 lần. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 – 2 tháng sẽ khỏi hẳn.
Chữa khí hư, bạch đới:
Hạt bông còn được sử dụng để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị chữa khí hư, bạch đới.
Cách thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: hạt bông, hương phụ sao giấm, phúc bồn tử và gương sen mỗi loại 30g. Đem đốt hết các nguyên liệu hành than rồi nghiền thành bột mịn rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 6 – 9g hòa cùng với rượu để uống.
Hạt bông chữa rối loạn kinh nguyệt:
Cách thực hiện: Chuẩn bị 5g vỏ rễ cây bông sắc cùng với 300ml nước trên lửa vừa đến khi thấy nước thuốc sắc xuống còn 100ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc uống hết trong ngày.
Hạt bông chữa sa tử cung:
Cách thực hiện: Chuẩn bị 10g rễ cây bông và 12g chỉ xác tươi. Các dược liệu rửa sạch rồi cho vào siêu thuốc sắc với nước. Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng Hạt bông
Chỉ sử dụng những hạt bông chất lượng, không vì tiếc mà sử dụng lại hạt bông đã hư hỏng hay giá rẻ nhưng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Điều này sẽ góp phần quyết định hiệu quả điều trị có cao hay không cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Hạt bông sau khi mua về nên rửa sạch trước khi sử dụng để làm sạch, loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn…
Các bài thuốc từ hạt bông được gợi ý bên trên chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, vừa khởi phát các triệu chứng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi điều trị bệnh bằng hạt bông, người bệnh nên tham khảo trước ý kiến tư vấn của bác sĩ.
Các nhóm đối tượng như phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người cao tuổi cần hết sức cân nhắc trước khi áp dụng các bài thuốc này.
Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng ngay và đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Nếu đã áp dụng các bài thuốc từ hạt bông trong một thời gian dài nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn, tốt nhất hãy ngưng sử dụng và xem xét lại cách làm, liều lượng sử dụng có phù hợp hay chưa hoặc tìm đến một phương pháp khác hiệu quả hơn.
Bảo quản Hạt bông
Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Hạt bông. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm