Lượng kali trong cơ thể thấp hay cao thì sẽ đều ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Cụ thể, kali có một số vai trò quan trọng như:
Ngăn ngừa đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi não bị đột ngột thiếu hụt máu. Kali sẽ giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp. Từ đó nó sẽ phòng ngừa tắc nghẽn động mạch máu não, giúp giảm nguy cơ đột do thiếu máu cục bộ.
Giảm huyết áp và cơn đau tim
Khi lượng natri trong cơ thể tăng cao thì sẽ làm tăng huyết áp. Trong trường hợp này kali sẽ giúp loại bỏ natri dư thừa và giúp làm giảm huyết áp. Ngoài ra, kali còn giúp làm giảm lực co bóp, giảm khả năng chịu kích thích và giảm dẫn truyền trong hệ cơ tim. Nhờ đó, kali sẽ làm
Chống co cơ
Kali còn giúp cơ thể điều hòa nước và cân bằng lượng ion bơm trong tế bào. Do đó, chúng giúp cho việc co bóp cơ dễ dàng hơn, chống co cơ tốt hơn.
Giảm nguy cơ loãng xương
Nếu chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong cơ thể. Giúp cơ thể chúng ta đầy đủ canxi, xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể
Khi chất lỏng tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nếu bổ sung một lượng kali vừa đủ sẽ giúp giảm đi lượng nước trong cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu.
Sản xuất enzyme
Kali còn có vai trò hỗ trợ các hoạt động kích hoạt và sản xuất enzyme. Chúng giúp loại bỏ các dị tật bẩm sinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, kali còn giúp hỗ trợ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Làm giảm tình trạng đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Chúng còn kích hoạt các enzym tiêu hoá, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.