Keo ong là gì? Công dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng keo ong
Keo ong là hỗn hợp được tạo ra từ những nguyên liệu thực vật được loài ong thu thập. Cũng giống như mật ong hay sáp ong, keo ong cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu có công dụng bồi bổ sức khỏe, phòng chống nhiều loại bệnh tật. Vậy cụ thể keo ong được làm từ gì và được sử dụng ra sao? Cùng đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này ngay sau đây nhé.
Những thông tin chung về keo ong
Keo ong là gì?
Keo ong (propolis) là một loại hỗn hợp do ong thợ thu thập được từ nhựa của các loài hoa, chồi cây có trong tự nhiên. Ong sẽ pha trộn những loại nhựa đó cùng enzyme tiết ra từ tuyến nước bọt của mình để tạo thành một chất keo có độ bám dính cao được dùng để gắn kết các vết nứt, khe hở trong tổ ong. Keo ong cũng có tác dụng bảo vệ tổ ong khỏi các tác nhân gây hại như virus, nấm mốc, vi khuẩn…
Keo ong (propolis) là một loại hỗn hợp do ong thợ thu thập được từ nhựa các loài hoa
Đặc điểm của keo ong
Keo ong có thể có nhiều màu sắc như xanh, nâu, đỏ hay đen. Theo các nhà khoa học, keo ong xanh của Brazil sở hữu nhiều hợp chất quý hiếm và cũng thường xuyên được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Đó là do keo ong xanh là sản phẩm của loài ong có khả năng chống chịu cùng tập tính hoang dã cao và được tạo ra từ nhựa của hơn 300 loài thực vật khác nhau, bao gồm cả loài cây Baccharis Dracunculifolia chứa chất Artepillin C chỉ có ở Đông Nam Brazil.
Tại các nước phát triển, người ta còn bày bán các sản phẩm từ keo ong ở những cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên ở Việt Nam người nuôi ong chưa thực sự chú trọng đến việc khai thác keo ong, ngoài ra số lượng keo mà các đàn ong tạo ra cũng rất ít. Trong những năm gần đây, đã có một vài sản phẩm keo ong của Việt Nam xuất hiện trên thị trường và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
Các thành phần hóa học của keo ong
Có đến hơn 300 hợp chất hóa học đã được phát hiện trong keo con ong, chủ yếu là polyphenol (một chất có đặc tính chống oxy hóa). Cụ thể người ta tìm thấy các thành phần có tác dụng dược lý là Este, Acid Phenolic và Flavonoid. Ngoài ra loại keo này còn chứa những khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi, nickel và magie.
Các thành phần hóa học của keo ong sẽ khác nhau tùy từng giống ong và khu vực sinh sống của chúng. Keo ong của Trung Quốc và Brazil có thêm octacosanol và axit 3,5- diprenyl-4-hydroxycinnamic. Đặc biệt trong keo ong xanh Brazil còn có chứa Artepillin C có khả năng ức chế sự phát triển của nấm, virus và vi khuẩn.
So với các chế phẩm khác từ loài ong như sữa ong chúa, phấn hoa hay mật ong thì keo ong được đánh giá là có giá trị cao ngang ngửa với sữa ong chúa.
Các thành phần dinh dưỡng của keo ong vô cùng đa dạng
Lịch sử phát triển của keo ong
Từ ngàn năm trước, keo ong đã được người Ai Cập dùng để chữa bệnh. Các công dụng dược lý của loại keo này cũng được công nhận bởi những thầy thuốc lừng danh thời La Mã, Hy Lạp như Galen, Pliny, Dioscorides hay Aristoteles. Các thầy thuốc Ả Rập cũng dùng nó để sát trùng miệng và khử trùng khi điều trị vết thương.
Đến thế kỷ thứ 17, người ta đã liệt kê keo ong trong kho dược phẩm London và sử dụng nó như loại thuốc chính thống. Trong khoảng giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 20, đặc tính tăng đề kháng của keo ong đã giúp nó trở thành loại thuốc được sử dụng rộng rãi tại châu Âu.
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định keo ong là một thành phần sử dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng. Sản phẩm này được bào chế theo nhiều dạng khác nhau như bột nguyên chất hay chiết xuất keo ong.
Keo ong có tác dụng gì? 06 công dụng của keo ong không phải ai cũng biết
Qua nhiều nghiên cứu khoa học, những tác dụng của keo ong đã được khẳng định bao gồm:
Kháng sinh tự nhiên
Y học cổ truyền gọi keo ong là “phong giao”. Vị thuốc này có tính bình, vị nhạt và có công dụng sát khuẩn cao. Trong khi đó, y học hiện đại ví keo ong là “thuốc kháng sinh tự nhiên hoàn hảo nhất”. Thậm chí công dụng kháng sinh của loại keo này còn tương đương với 4 loại kháng sinh kết hợp gồm Tetracycline, Neomycine, Streptomycine và Penicilline.
Sở dĩ có khả năng kháng sinh mạnh như vậy là do keo ong chứa pinobanksin, galangin và flavonoid pinocembrin – những hợp chất có khả năng chống nấm hiệu quả. Axit diterpenic và Prenylated p-coumaric giúp chống lại vi khuẩn và các tác nhân khiến tế bào bị nhiễm độc. Dẫn xuất của acid Caffeoylquinic có công dụng điều hòa hệ miễn dịch. Trong khi đó lignans furofuran và hepatoprotective lại được cho là có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
Keo ong được mệnh danh là một loại kháng sinh tự nhiên
Chống viêm
Trong keo ong có chứa các thành phần như caffeic acid, coumaric acid, cinnamic acid, artepillin-c, quercetin… Hỗn hợp các chất này giúp thúc đẩy sản sinh cytokine chống viêm và kích thích hình thành nên tế bào mới. Do đó, người ta cũng sử dụng keo ong để phòng chống nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm hô hấp trên, cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng…
Cải thiện sức đề kháng
Như đã nói ở trên, trong keo ong người ta đã phát hiện ra Artepillin C – một thành phần hoạt chất quý hiếm giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tự chữa bệnh của cơ thể. Không những vậy, sản phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như các acid amin, vitamin A, B, C, E… cùng nhiều loại khoáng chất như magie, kẽm, đồng, sắt… Hoạt chất Flavonoid được tìm thấy trong keo ong bao gồm nhiều thành phần thực vật, nổi bật nhất là 20 – 30 hợp chất tự nhiên từ thực vật giúp cải thiện hệ miễn dịch và bổ sung vi chất, dưỡng chất cho cơ thể.
Phòng chống ung thư
Flavonoids cùng các acid hữu cơ, polysaccharides, tecpen, hợp chất phenol cùng các chất tự nhiên khác có trong keo ong có công dụng ngăn ngừa, ức chế sự hình thành của các tế bào ung thư. Người bệnh ung thư thường xuyên bổ sung keo ong sẽ chống lại sự di căn của các tế bào ác tính, hạn chế những tác dụng phụ từ xạ trị và hóa trị, đồng thời còn góp phần gia tăng lượng bạch cầu và tăng cường thể trạng.
Một trong những công dụng của keo ong là phòng chống ung thư
Chống lão hóa
Các Flavonoids của keo ong có khả năng giữ lại những gốc tự do. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn hỗ trợ kéo dài vòng đời của những tế bào lành tính, hạn chế các căn bệnh gây ra do gốc tự do. Từ đó góp phần đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa và phòng ngừa những căn bệnh do lão hóa.
Nâng cao chức năng tiêu hóa
Năm 1990, các nhà khoa học Davey và Grange đã tiến hành nghiên cứu tác động của keo ong đối với các loại vi khuẩn. Cụ thể, loại keo này có hoạt tính tích cực khi thử nghiệm trên vi khuẩn Gram+ và cầu khuẩn. Nó có khả năng hạn chế sự phát triển của Bacillus cereus, Branhamella catarrhalis, Corynebacterium spp., Enterococcus spp., Staph. Epidermidis… Ngoài ra, keo ong cũng ức chế một phần sự phát triển của E.coli và Pseudomonas aeruginosa. Các nhà nghiên cứu cho rằng những công dụng trên đến từ các thành phần caffeic acid phenethyl ester và galangin có trong chiết xuất keo ong.
Chưa hết, keo ong còn có tác dụng ngăn ngừa sự sinh trưởng của vi khuẩn Helicobacter pylori, từ đó góp phần hạn chế nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Keo của loài ong chứa các chất giúp bảo vệ, kích thích quá trình phục hồi các mô bị tổn thương và khả năng tồn tại của tế bào gốc, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét. Các enzyme của keo ong cũng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột.
Tác dụng keo ong là nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Một số lưu ý khi sử dụng keo ong
- Không nên dùng cho người bị dị ứng các sản phẩm từ ong hoặc cây dương, cây lá kim (trừ khi đã được thử phản ứng trước đó)
- Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, keo ong có thể gây ra tình trạng chậm đông máu dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Cần ngưng dùng keo ong ít nhất là 2 tuần trước khi phẫu thuật.
- Không nên chỉ sử dụng keo ong để điều trị nhiễm khuẩn Giardia mà không có tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Người bị bệnh hen cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng keo ong.
Trên đây là một số thông tin về keo ong mà bạn nên biết trước khi sử dụng sản phẩm này. Trên thị trường hiện nay keo ong được bày bán dưới nhiều dạng khác nhau như dạng xịt, dạng viên uống, dung dịch, thuốc mỡ, kem bôi… Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để chọn mua sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm