lcp

Kỷ tử


Kỷ tử hay còn gọi là Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử,... thuộc họ Cà với danh pháp khoa học là Lycium chinense. Trong y học, Kỷ tử được sử dụng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quỵ, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau, hoa mắt, thị lực giảm, di tinh, đái đường.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Kỷ tử sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Kỷ tử cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Kỷ tử

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử.
  • Tên khoa học: Lycium chinense Mill..
  • Họ:  họ Cà (Solanaceae)
  • Công dụng: dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quỵ, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau, hoa mắt, thị lực giảm, di tinh, đái đường.

Mô tả cây Kỷ tử

Câu kỷ tử là một dạng cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá.

Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc.

Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp.

Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10

Kỷ tử

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Kỷ tử được phân phối ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. Chủ yếu ở Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Thanh Hải. Hiện nay, kỷ tử cũng được di thực vào Việt Nam nhưng sản lượng chưa cao.

Thu hoạch: Hái quả hàng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.

Chế biến: Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm,  giã dập dùng.

Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn

Bộ phận sử dụng của Kỷ tử

Dùng quả khô rụng (Fructus Lycii)

Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng

Kỷ tử

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vltamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).

Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược); Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid (Chinese Herbal Medicine).
Betain(Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).

Trong 100g quả có:

3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P, 3,4mg sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn)

Tác dụng của Kỷ tử

Theo y học cổ truyền

Kỷ tử có vị ngọt, tính bình. Tác dụng: Cường thịnh âm đạo, minh mục, an thần, bổ ích tinh huyết, khử hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,…

Chủ trị: Chứng âm huyết hư tổn, hư lao, can thận âm hư, di tinh, tiểu đường, huyết hư gây chóng mặt, khái thấu và đau thắt lưng

Theo y học hiện đại

Tăng cường chức năng tạo máu trên thực nghiệm với chuột nhắt.

Hoạt chất Betain trong dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống thoái hóa mỡ.

Hạ cholesterol ở chuột cống, hoạt chất Betain còn kích thích chuột tăng trọng lượng cơ thể và gà đẻ trứng nhiều hơn.

Tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu.

Tác dụng hưng phấn ruột, ức chế tim và hạ huyết áp

Liều lượng và cách dùng Kỷ tử

Câu kỷ tử được dùng để sắc, hãm dùng như trà, làm viên hoàn,… Liều dùng: 8 – 20g/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Kỷ tử

1. Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).

2. Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Câu kỷ tử mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).

3. Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).

4. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn – Liễu Châu Y Thoại)

5. Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh huyết trắng nhiều: Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).

6. Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinh thể dục: Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Câu kỷ tử 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g.

7. Trị nam giới sinh dục suy yếu vô sinh: Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục

Lưu ý khi sử dụng Kỷ tử

Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy những người bị tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài không nên sử dụng.

Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng

Bảo quản Kỷ tử

Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Kỷ tử. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm