Quả la hán có tác dụng gì? Dùng mỗi ngày có được không?
La hán quả xuất hiện thường xuyên trong các món ăn và cả các bài thuốc Đông y. Đây là một loại dược liệu quý và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu la hán quả có tác dụng gì? và một số bài thuốc dân gian thông dụng với loại quả này.
Quả la hán là quả gì?
La hán quả hay còn gọi là quả la hán có thể khoa học là Momordica grosvenori. Loại quả này bắt nguồn từ phía nam Trung Quốc do các vị đại sư Thiếu Lâm Tự tìm ra và sử dụng để nấu nước uống giúp tăng cường sức khỏe. (1)
Quả la hán có hình dạng quả tròn, màu vàng sậm
Quả la hán có hình dạng quả tròn, màu vàng sậm, có kích thước gần giống quả cam và có lông bên ngoài. Loại quả này có lớp vở bên ngoài rất giòn, dễ vỡ, ruột bên trong xốp và có màu trắng hơi hoe vàng.
Từ lâu, la hán quả đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Loại dược liệu này có công dụng bổ phế, trị ho, trị táo bón và rất hữu hiệu trong việc thanh nhiệt và giảm cảm, giải sốt,... hiệu quả.
Hiện nay, la hán quả còn được dùng như một chất làm ngọt có vị tự nhiên và không chứa calo hay carb giúp không làm tăng đường huyết của người sử dụng.
Quả la hán có tác dụng gì? <sup>(2)</sup>
Sau đây là một số tác dụng của quả la hán có thể mang lại cho sức khỏe con người:
Cải thiện tình trạng béo phì và giảm tiểu đường:
La hán quả giúp cải thiện tình trạng béo phì và giảm tiểu đường
La hán quả có hàm lượng calo rất thấp. Bởi vậy, loại quả này rất tốt cho những người bị tình trạng béo phì hoặc tiểu đường. Ngoài ra, đó với những người có sức khỏe tốt, việc sử dụng loại quả này còn có công dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm tình trạng tăng cân hiệu quả.
La hán quả còn thường được dùng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Lý do là bởi loại dược liệu này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể tăng cường khả năng sản xuất insulin. Từ đó, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ được hạn chế một cách rất tốt.
Chống oxy hoá:
Trong quả la hán có thành phần mogrosid với tác dụng tương tự như một chất giúp chống oxy hóa cho cơ thể. Bởi vậy, sử dụng quả la hán có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ cơ thể khởi sự ảnh hưởng và phát triển của các gốc tự do. Từ đó, giúp ngăn ngừa được các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.
Tăng cường miễn dịch và sức đề kháng
Các chuyên gia đã chứng minh trong la hán quả có nhiều các thành phần giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả cho cơ thể. Qua đó giúp làm giảm các nguy cơ bị nhiễm khuẩn và nấm gây bệnh.
Hỗ trợ chữa các bệnh hô hấp và tim mạch
Sử dụng nước la hán quả cũng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn và điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp như: ho khan kéo dài, viêm amidan, viêm thanh quản,... Ngoài ra, loại dược liệu này có có công dụng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tim mạch đối với những bệnh nhân bị huyết áp vào và cơ cứng động mạch.
Trị táo bón và thanh nhiệt giải độc cơ thể
La hán quả giúp Trị táo bón và thanh nhiệt giải độc cơ thể
Nấu nước uống từ la hán quả kết với cùng với táo đỏ có công dụng giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, la hán quả có tính kháng viêm và giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, uống nước nấu từ la hán quả và táo đỏ cũng là một bài thuốc giúp điều trị táo bón hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư
Như đã biết, la hán quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa với công dụng giúp ngăn sự tăng sinh của các tế bào gốc và làm giảm nguy cơ lan rộng của các tế bào ung thư và các khối u gây nguy hiểm. Bởi vậy, loại quả này được đánh giá là một dược liệu rất an toàn và có thể sử dụng để phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Giảm các triệu chứng dị ứng
Histamin là một chất có trong la hán quả. Chất này có công dụng giúp cơ thể tăng cường khả năng chống viêm dị ứng và làm giảm bớt các triệu chứng gây ra do dị ứng.
Đảm bảo cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ giấc ngủ và giảm trầm cảm
Sử dụng la hán quả giúp cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng, mệt mỏi
Việc hấp thụ đường nhân tạo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và não bộ. Bởi vậy, việc sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên có trong lá hán quả sẽ giúp ổn định các hormone trong cơ thể và cải thiện giấc ngủ cũng như giảm chứng trầm cảm.
Một số công dụng khác của la hán quả
Các công dụng khác như: giải độc gan, làm mất máu, cải thiện tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn, chữa viêm họng, giảm căng thẳng, mệt mỏi,...
Cách uống nước quả la hán
Nước quả la hán nấu khá đơn giản và có thể dùng để uống hàng ngày
Nước la hán quả có cách nấu khá đơn giản và có thể sử dụng hàng ngày. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Chọn những quả la hán to, trong, không phát ra tiếng kêu khi lắc.
- Rửa sạch phần lông mềm bên ngoài của quả.
- Bổ quả la hán ra làm đôi hoặc làm tư hoặc bóp nát.
- Bỏ la hán quả vào một cái bình sau đó cho vào 1 - 1,5l nước sôi ở nhiệt độ tối thiểu là 70 độ. Đợi 5 đến 10 phút là có thể sử dụng.
Bạn có thể nấu quả la hán kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác như hạnh nhân, lá sâm, mứt hồng, hại bàng đại hải,...
Một số bài thuốc dân gian thông dụng với quả la hán <sup>(3)</sup>
Bài thuốc chữa viêm họng bằng la hán quả:
Dùng khoảng 2 - 4 quả la hán tùy vào khẩu vị ngọt hãm với 2 - 3 lít nước và dùng uống hàng ngày. Có thể dùng kết hợp thêm với chanh đào ngâm mật ong để tăng hiệu quả chữa viêm họng.
Bài thuốc bổ phế từ quả la hán:
Dùng 60g la hán, 100g thịt lợn nạc thái lát mỏng và đem đi hầm cùng với các gia vị thông thường để thành một món ăn với cơm.
Bài thuốc từ la hán quả và mật ong giúp trị táo bón:
Bài thuốc từ la hán quả và mật ong giúp trị táo bón hiệu quả
Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha cùng với một chút mật ong và dùng để uống hàng ngày.
Bài thuốc la hán chữa mất ngủ:
Bổ đôi hoặc làm bốn quả la hán, đun sôi với nước rồi sau đó để nguội để uống hàng ngày thay cho trà. Có thể kết hợp cùng với một số dược liệu khác như: bạch quả, tam thất,... để giúp an thần tốt hơn và ổn định huyết áp.
Ai không nên uống nước la hán quả thường xuyên?
Có một số đối tượng không nên uống nước quả la hán thường xuyên
Những người không nên uống nước la hán quả thường xuyên đó là:
- Những người có thể chất “dương hư”, thường là những người thích ấm, sợ lạnh, tay chân lạnh,... trong khi quả la hán có tính mát.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: chưa có chứng minh vào về việc la hán quả có thể gây hại cho đối tượng trên, Tuy nhiên, vẫn cần hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
- Những người dị ứng với các thành phần của quả la hán. Những bạn bị dị ứng với các loại quả bí, bầu, mướp đắng,... cần cẩn trọng trước khi dùng loại quả này.
Các thông tin cung cấp trong bài viết này của Medigo chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tài liệu tham khảo:
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm