Lecithin
Lecithin là một phospholipid, tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào. Được sản xuất ở gan. Lecithin làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, là môi trường hòa tan tốt các vitamin A, D, E, K. Lecithin tinh chiết từ đậu nành là một loại phospholipid là một loại chất béo, góp phần tạo nên vị béo đặc trưng của sữa đậu nành nhưng không phải là hương đậu nành. Lecithin tham gia cấu tạo màng tế bào, tại ruột lecithin nhũ tương hóa giúp hấp thu chất béo và các vitamin A, D, E, K. Lecithin còn là nhân tố kích thích sinh trưởng và giải độc tốt
Thông tin chung Lecithin
- Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Lecithin
Chất nhũ hóa
- Dạng thuốc và hàm lượng
- Gel 1200mg
- Viên nang 300mg
Chỉ định của Lecithin
Cholesterol trong máu cao.
Bệnh thần kinh như Bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ; Mất trí nhớ do tuổi tác hoặc chấn thương; Rối loạn trầm cảm; Căng thẳng, mất ngủ.
Vấn đề về gan do tích tụ chất béo.
Tổn thương gan do các chất độc.
Vấn đề về túi mật như viêm túi mật.
Thận trọng khi dùng Lecithin
Bệnh nhân có vấn đề kém hấp thu.
Phụ nữ mang thai.
Thai kỳ
Thiếu thông tin liên quan đến an toàn và hiệu quả trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Đã có báo cáo về tình trạng chán ăn, buồn nôn, đổ mồ hôi, tăng tiết nước bọt, các ảnh hưởng tiêu hóa khác và viêm gan.
Liều lượng và cách dùng Lecithin
Không có liều lượng khuyến cáo chính thức cho lecithin.
Sử dụng 300mg hai hoặc ba lần một ngày để có lợi cho sức khỏe. Mỗi chất bổ sung lecithin dù ở dạng viên nang, bột hay chất lỏng đều phải có hướng dẫn sử dụng về liều lượng, vì vậy bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
Lecithin thường được bào chế ở dạng gel 1200mg để dùng một liều cho mỗi ngày.
Quá liều và xử trí quá liều
Dùng đường uống
Bổ sung chế độ ăn uống: Người lớn: 3-9 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
Bệnh suy giảm nhận thức đã sử dụng một loạt các liều lượng, từ 1 đến 35 g mỗi ngày.
Rối loạn lưỡng cực: 10 mg dùng 3 lần mỗi ngày.
Những loại thực phẩm chứa lysine
Lecithin trong thực phẩm thường có nguồn gốc từ hạt hướng dương, trứng hoặc đậu nành, trong đó chủ yếu là từ đậu nành. Mỡ động vật, cá và ngô ít khi được sử dụng để chế biến lecithin. Lecithin đậu nành chủ yếu được bán dưới dạng viên nang, trong khi đó, lecithin hướng dương có cả dạng bột và dạng lỏng. Lecithin hướng dương không phổ biến như đậu nành, nhưng nó là lựa chọn tốt hơn cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất cũng ít sử dụng hóa chất hơn lecithin đậu nành.
Dược lý
Dược lực học
Lecithin chứa phospholipid, bao gồm phosphatidylcholine, có thể có hoạt tính bảo vệ gan và rất quan trọng đối với thành phần và sửa chữa màng tế bào bình thường. Phosphatidylcholine được cho là tiền chất để tổng hợp acetylcholine, chất quan trọng đối với nhiều chức năng của não bao gồm cả trí nhớ.
Dược động học
Hấp thu: Được hấp thu vào các tế bào niêm mạc của ruột non, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng trên.
Phân bố: Phân phối đến các mô khác nhau của cơ thể. Một số được kết hợp vào màng tế bào.
Chuyển hóa: Cũng được chuyển hóa thành choline, axit béo và glycerol.
Bảo quản
Bảo quản và lưu trữ để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp, tránh độ ẩm, tránh nước, tránh nguồn nhiệt.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm