lcp

Lúa Mì


Lúa mì hay còn gọi là Lúa miến, Tiểu mạch,... thuộc họ Lúa (Poaceae) có danh pháp khoa học là Triticum aestivum L.. Trong y học, Lúa mì có tác dụng chữa tiêu chảy, làm mát, làm tăng sự ngon miệng và vị giác… Ngoài ra, Lúa mì còn có tác dụng trị đa tiết mật.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Lúa mì sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Lúa mì cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Lúa mì

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Lúa miến, tiểu mạch
  • Tên khoa học: Triticum aestivum L.
  • Họ:  họ Lúa (Poaceae).
  • Công dụng: chữa tiêu chảy, tác dụng làm mát, chứa dầu, bổ, tăng dục, nhuận tràng, làm cho béo, làm tăng sự ngon miệng và vị giác, có tác dụng trị đa tiết mật.

Mô tả cây Lúa mì

Cây sống hằng năm, rễ chùm hình sợi. Thân thẳng đứng, cao 0,8 – 1,5m, mọc thành cụm thưa, nhẵn.

Lá xếp thành hai dãy, hình mũi mác dài hay hình dải rộng, gốc có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ ngăn, đầu nhọn.

Cụm hoa là bông dày đặc, khi chín cong xuống. Bông nhỏ đơn độc, dẹt, hình bầu dục, nhẵn hoặc có lông, màu trắng nhạt hay hồng, mang 3 – 5 hoa (thường là 4). Mày hình bầu dục rộng, có mùi nhọn, không đều nhau. Nhị 3. Bầu có lông ở đỉnh.

Quả hình bầu dục hoặc thuôn, có lông ở đỉnh.

Lúa mì

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Lúa mì là loại cây lương thực chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và đã được trồng từ thời cổ đại. Cây trồng nhiều ở tất cả các quốc gia thuộc châu Âu, Liên bang Nga, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông, Trung Á và Trung Quốc. Lúa mì cũng đã nhập nội vào Việt Nam từ những năm 1960.

Thu hoạch: Cây trồng ở nước ta trước đây chỉ thấy vào vụ xuân – hè, cây gieo hạt vào đầu mùa xuân, đến mùa hè đã cho thu hoạch. Trong khi đó, thời vụ gieo trồng lúa mì trên thế giới, tuỳ theo vùng lãnh thổ và loại giống có thể khác biệt nhau. Toàn bộ vòng đời của cây chỉ kéo dài dưới 6 tháng.

Chế biến: Phơi khô hạt lúa mì, rang lên hoặc để hạt nảy mầm rồi sử dụng để tăng lượng chất dinh dưỡng trong hạt lúa mì.

Bộ phận sử dụng của Lúa mì

Hạt lúa mì được sử dụng làm dược liệu và thực phẩm.

Lúa mì

Thành phần hóa học

Lúa mạch rất giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác. Khi được tiêu thụ dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch là một nguồn đặc biệt giàu chất xơ, molypden, mangan và selen. Nó cũng chứa một lượng lớn đồng, vitamin B1, crom, phốt pho, magiê và niacin.

Lúa mạch chứa lignans, một nhóm chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Lúa mạch ngâm và nảy mầm có thể làm tăng mức độ vitamin, khoáng chất, protein và chất chống oxy hóa.

Tác dụng của Lúa mì

Theo y học cổ truyền

Hạt lúa mì có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm săn phân.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Tunisia, dùng rạ lúa mì sắc uống làm gầy người, sút cân.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ, hạt lúa mì có tác dụng làm mát, chứa dầu; bổ, tăng dục, nhuận tràng, làm cho béo, làm tăng sự ngon miệng và vị giác, có tác dụng trị đa tiết mật.

Ở Trung Quốc, hạt rang lên được coi là có tác dụng trị chứng ra nhiều mồ hôi, đặc biệt trong bệnh lao phổi ở phụ nữ.

Trong y học dân gian Italia, mầm lúa mì hầm trong dầu ô – liu, được dùng ngoài, xoa trên da đầu để chữa chứng rụng tóc.

Theo y học hiện đại

Lúa mạch là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ rộng rãi nhất trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Loại hạt đa năng này có độ đặc hơi dai và hương vị hơi béo có thể bổ sung cho nhiều món ăn. Nó cũng giàu nhiều chất dinh dưỡng và có một số lợi ích sức khỏe ấn tượng, từ cải thiện tiêu hóa và giảm cân đến giảm mức cholesterol và trái tim khỏe mạnh hơn. 

Lúa mì có thể dùng làm chất bổ sung thực phẩm cho các hợp chất chống oxy hoá như polyphervol và flavonoid. Cây lúa mì có hoạt tính chống oxy hoá tương đương hoặc cao hơn một số củ quả và rau như: nghệ, tỏi, rau cải (spinach), hành tây, dâu tây, mận, cà rốt. Có mối liên quan giữa hoạt tính chống oxy hoá và hàm lượng các hợp chất phenolic trong đó có các flavonoid, Cây lúa mì được báo cáo là có tác dụng điều trị trong nhiều bệnh như viêm loét ruột kết mạn tính và bệnh thiếu máu.

Liều lượng và cách dùng Lúa mì

Hạt lúa mì rang lên, sắc uống, có tác dụng chữa tiêu chảy. 

Bài thuốc chữa bệnh từ Lúa mì

Trị chứng phiền muộn, buồn bực bất an, tinh thần hoảng hốt không tự chủ dùng bài Cam mạch đại táo thang: tiểu mạch 40g, cam thảo 10g, đại táo 10 quả. Sắc uống. Tác dụng dưỡng tâm, an thần, hòa trung hoãn cấp và tác dụng tăng sữa cho sản phụ.

Khí, âm bất túc, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, tim hồi hộp, dùng bài Mẫu lệ tán: tiểu mạch 40g, hoàng kỳ 16g, ma hoàng căn 10g, mẫu lệ nướng 40g. Tán bột. Dùng 12 - 20g trong ngày hoặc sắc uống. Tác dụng bổ khí liễm âm, cố biểu chỉ hãn.

Cháo mì đại táo cam thảo: tiểu mạch (mì hạt) 100g, cam thảo 18g, đại táo 12 quả. Nấu cháo. Dùng cho các trường hợp rối loạn thần kinh chức năng, hysteria cười khóc vui buồn luân phiên xen kẽ.

Cháo hoặc cơm tiểu mạch: mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu dạng cơm hoặc cháo, dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước.

Cháo tiểu mạch: tiểu mạch (đã xát vỏ hoặc đã xay dạng bột mì) 50 - 80g, gạo tẻ 60g, đại táo 5 quả. Tất cả nấu cháo. Dùng cho các trường hợp loạn nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, vã mồ hôi, ra mồ hôi trộm.

Lưu ý khi sử dụng Lúa mì

Bảo quản Lúa mì

Bảo quản nơi khô thoáng.
 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Lúa mì. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và có cách sử dụng Lúa mì hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm