Muối khoáng là gì? Vai trò quan trọng của muối khoáng đối với cơ thể
Muối khoáng được biết đến là một phần vô cùng quan trọng đối với tế bào trong cơ thể người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về muối khoáng và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây sẽ có đầy đủ những thông tin về khái niệm, các loại muối khoáng và vai trò của nó đối với cơ thể chúng ta.
Muối khoáng là gì?
Muối khoáng là tên gọi chung của các loại muối thu hoạch được bằng cách khai thác mỏ. Muối khoáng tự nhiên được khai thác trong lòng đất với độ sâu 100m trong vùng có nước muối khoáng.
Muối khoáng còn là một bộ phận thiết yếu của tế bào của chúng ta. Chúng giúp cân bằng áp suất thẩm thấu và đặc trưng của tế bào. Muối khoáng còn tham gia vào phần cấu tạo enzyme, đảm bảo quá trình trao đổi chất và tạo ra năng lượng được diễn ra thuận lợi.
Muối khoáng là gì?
Muối khoáng có vai trò gì đối với cơ thể?
Các loại muối khoáng phổ biến và quan trọng hiện nay như: Natri, kali, canxi, sắt, lưu huỳnh, photpho, i ốt… Mỗi loại muối khoáng sẽ đóng một vai trò nhất định đối với cơ thể chúng ta. Sau đây là một số vai trò của muối khoáng:
- Natri và Kali: Là những thành phần quan trọng trong dịch nội bào trong nước mô và huyết tương trong cơ thể. Nó tham gia vào các hoạt động trao đổi của tế bào và hoạt động co cơ, hình thành và dẫn truyền xung thần kinh. Hai loại muối khoáng này có trong muối ăn và có nhiều trong thực vật.
- Canxi: Là thành phần chính giúp cấu tạo nên xương và răng. Nó còn có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, quá trình đông máu, phân chia tế bào, trao đổi glycogen và dẫn truyền xung thần kinh. Canxi có nhiều trong trứng sữa, rau xanh và cơ thể chỉ hấp thụ được canxi khi có mặt vitamin D.
- Sắt: Đây là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong hồng cầu. Do đó, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Sắt có nhiều trong thịt, cá, gan, trứng cà các loại đậu.
- Kẽm: Là một thành phần của nhiều loại enzym. Nó cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể và giúp hàn gắn vết thương. Loại muối khoáng này cũng có nhiều trong các loại thức ăn, đặc biệt là thịt.
- Photpho: Là thành phần cấu tạo của nhiều loại enzym. Thành phần này có nhiều trong các loại thịt cá.
- Iot: Là phần tử cấu trúc nên hooc môn tuyến giáp. Iot có nhiều trong các loại đồ ăn biển, dầu cá, muối iot và rau trồng trên đất có chứa nhiều iot.
- Lưu huỳnh: Là một thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên hoocmon và vitamin. Nó có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, gan, cá, trứng và đậu.
Kali là một loại muối khoáng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe chúng ta
Công dụng của muối khoáng trong đời sống
Giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe
Muối khoáng là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Nếu thiếu hụt những loại muối khoáng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mất ngủ, thiếu máu, suy nhược cơ thể, loãng xương và nhiều vấn đề khác.
Các loại muối khoáng quan trọng có nhiều trong rau củ quả, hải sản. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để cân bằng các chất dinh dưỡng và muối khoáng. Nước muối khoáng tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ và các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
Giúp thải độc cơ thể
Nếu mỗi tuần được ngâm mình trong bồn chứa muối khoáng một lần thì cả làn da và tinh thần của bạn đều được cải thiện. Bởi vì trong muối khoáng có chứa nhiều ion dương. Các ion dương này sẽ giúp giải phóng các gốc tự do tồn tại trên cơ thể, mang đến cảm giác thoải mái hơn.
Giúp trị bệnh hôi chân, nấm chân
Bởi vì muối khoáng có tính sát khuẩn cao cho nên nó có tác dụng trong chữa chứng nấm chân, hôi chân lâu năm. Chi cần ngâm chân trong nước muối khoáng 20 - 30 phút mỗi ngày, chân sẽ không còn mùi hôi khó chịu nữa. Bên cạnh đó, việc ngâm chân này còn giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, thư giãn và thoải mái hơn sau một ngày dài làm việc.
Ngâm chân trong muối khoáng giúp chữa hôi chân
Giúp chữa đau nhức xương khớp
Kali hay Natri đều có khả năng dẫn truyền các xung điện giúp cho cơ bắp chúng ta co giãn dễ dàng hơn. Đối với những người đang gặp phải những cơn đau xương khớp, nếu được chườm muối nóng kết hợp với các loại thảo dược như gừng, ngải cứu,.. sẽ giúp cơ sẽ giãn ra. Việc làm này còn giúp kích thích tuần hoàn máu và làm xoa dịu nhanh các cơn đau hiệu quả.
Giúp bảo quản thực phẩm
Muối khoáng được sử dụng làm chất phụ gia chống đóng váng trong các sản phẩm thực phẩm. Chúng sẽ giúp cải thiện kết cấu ở một số loại thực phẩm nhất định. Muối khoáng cũng được dùng trong các sản phẩm như bia, nước ngọt có ga, bánh kẹo,... Ngoài ra muối khoáng còn được sử dụng như chất bảo quản trong các loại thực phẩm đóng hộp, đồ uống và các loại đông lạnh khác.
Giúp làm đẹp da
Muối khoáng còn có tác dụng hữu ích trong làm đẹp như trị mụn, kiềm dầu, tẩy da chết và thu nhỏ lỗ chân lông. Nếu bạn massage mặt với nước ấm đã được hòa muối khoáng, làn da dầu sẽ được cải thiện rõ rệt. Các tinh chất muối khoáng không chỉ giúp kiềm dầu mà còn giúp nó trở nên săn chắc hơn. Các chất nhờn bị cuốn khỏi gia, giúp da sạch sâu hơn, thông thoáng hơn, từ đó giúp làm giảm mụn hiệu quả.
Nếu sử dụng muối khoáng để massage vùng bụng cho phụ nữ mới sinh. Việc làm này sẽ giúp bạn có được làn da săn chắc và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Các vết thâm sau sinh cùng mờ đi đáng kể và làn da sẽ sáng hơn.
Muối khoáng có tác dụng kiềm dầu giúp da săn chắc
Có tác dụng hỗ trợ giảm cân
Nước có chứa nhiều muối khoáng sẽ giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả nếu được kiên trì sử dụng hàng ngày. Bạn có thể massage cơ thể với tinh dầu nguyên chất để giúp cơ thể ấm nóng, tăng lưu thông khí huyết và tăng cường trao đổi chất. Từ đó sẽ giúp đào thải mỡ thừa hiệu quả. Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, giảm các chất dầu mỡ, tăng cường rau xanh và uống nhiều nước để có thể lấy lại vóc dáng săn chắc. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với phụ nữ mới sinh bị rạn da và thừa cân.
Trên đây là những thông tin bổ ích muối khoáng để bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của nó đối với cơ thể. Hãy điều chỉnh, bổ sung lượng muối khoáng đầy đủ và cần thiết vào bữa ăn để giúp cân bằng sức khỏe và sắc đẹp bạn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm