Natri citrate
Natri citrat có công thức hóa học là Na3C6H5O7, có vị hơi chua, mặn, có tính kiềm nhẹ và có thể được dùng chung với axit citric để tạo các dung dịch đệm tương thích sinh học. Natri citrat được dùng chủ yếu làm phụ gia thực phẩm, thường là làm hương liệu hay làm chất bảo quản. Trong y học, Natri citrat được sử dụng làm thuốc dạng dung dịch để kháng acid dạng hạt để sử dụng bằng đường uống trước khi gây mê toàn thân cho ca mổ lấy thai và thuốc Cốm để làm giảm các triệu chứng của viêm bàng quang ở phụ nữ.
Chỉ định của Natri citrate
Dung dịch uống: Thuốc kháng acid dạng hạt để sử dụng bằng đường uống trước khi gây mê toàn thân cho ca mổ lấy thai.
Cốm: Làm giảm các triệu chứng của viêm bàng quang ở phụ nữ.
Chống chỉ định Natri citrate
Tiền sử quá mẫn với natri citrate.
Trong điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ, natri citrate chống chỉ định cho bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận hoặc bệnh nhân đang ăn chế độ ăn kiêng muối thấp, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi dùng Natri citrate
Không nên dùng natri citrate cho bệnh nhân nhiễm kiềm chuyển hóa hoặc nhiễm kiềm hô hấp, hạ calci huyết hoặc giảm chloride.
Các muối có chứa natri nên được sử dụng cực kỳ thận trọng cho bệnh nhân suy tim, phù nề, suy thận, tăng huyết áp hoặc tăng aldosteron. (Trong khi điều trị nhiễm toan, cần theo dõi thường xuyên nồng độ điện giải trong huyết thanh và tình trạng acid - base. Kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat hoặc tiền chất bicarbonat dẫn đến tăng thanh thải qua thận đối với các thuốc có tính acid). Tuy nhiên, kiềm hóa nước tiểu kéo dài thời gian bán thải của thuốc và có thể gây độc.
Citrate và acid citric tăng cường hấp thu nhôm ở ruột ở bệnh nhân thận, điều này có thể dẫn đến tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh dẫn đến gây hại cho người bệnh. Do đó, có ý kiến cho rằng bệnh nhân suy thận dùng các hợp chất nhôm để kiểm soát sự hấp thu phosphat không nên chỉ định các sản phẩm có chứa citrate hoặc acid citric.
Thai kỳ
Thời kỳ mang thai
Natri citrate được dùng để gây mê khi mổ lấy thai nhưng chống chỉ định khi dùng natri citrate để điều trị viêm bàng quang.
Thời kỳ cho con bú
Chống chỉ định dùng natri citrate để điều trị viêm bàng quang.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp
Chưa có báo cáo.
Ít gặp
Chưa có báo cáo.
Hiếm gặp
Chưa có báo cáo.
Không xác định tần suất
Phát ban, đau bụng.
Liều lượng và cách dùng Natri citrate
Người lớn
Gây mê toàn thân trước khi mổ lấy thai
Uống 30 ml dung dịch 0,3 M ngay trước khi gây mê.
Viêm bàng quang
Nữ giới: 1 gói được hòa tan trong cốc nước, uống 3 lần/ngày trong vòng 2 ngày. Dung dịch sau khi pha nên được dùng ngay lập tức.
Nam giới và trẻ em: Không được khuyến cáo.
Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều và độc tính
Dùng quá liều có thể tạo ra nhiễm kiềm chuyển hóa, tetany hoặc suy giảm chức năng tim do thiếu calci tự do.
Cách xử lý khi quá liều
Xử trí quá liều nên bao gồm theo dõi các chất điện giải trong huyết tương và tình trạng acid-base, và các biện pháp hỗ trợ chung.
Tương tác với các thuốc khác
Natri citrate có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều loại thuốc.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Dược lý
Dược lực học
Natri citrat không có hoạt tính dược lực học liên quan nào khác ngoài hoạt tính gây ra bởi tính kiềm của nó (ví dụ khả năng trung hòa acid dạ dày của nó).
Natri citrate được chuyển hóa thành bicarbonate, làm giảm chứng khó tiểu trong viêm bàng quang, gây giảm acid nước tiểu do sự kiềm hóa.
Dược động học
Hấp thu
Natri citrate được hấp thu toàn thân. Tmax 98 – 130 phút.
Phân bố
Thể tích phân bố 19 – 38 L.
Chuyển hóa
Natri citrate được chuyển hóa thành bicarbonate ở gan và đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình acid citric.
Thải trừ
Natri citrate được thải trừ qua thận, gây nhiễm kiềm chuyển hóa và kiềm hóa nước tiểu với liều lượng vừa đủ. T1/2 là 18 - 54 min.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm