Sa Nhân là cây gì? Tác dụng và vị thuốc từ cây Sa Nhân
Sa nhân hay còn được gọi là Sa nhân tím, Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻng (Tày); Sa ngần (Dao), Pa đoóc (K'Dong), La vê (Ba Na), thuộc họ Gừng với danh pháp khoa học là Zingiberaceae. Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy. Trong y học, Quả sa nhân tím phối hợp với hương phụ dùng chữa cho phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông. Còn chữa tiêu chảy, đau nhức răng. Thân rễ ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp.
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Sa nhân sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Sa nhân cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
Mô tả Sa nhân
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Bộ phận sử dụng của Sa nhân
Thành phần hóa học
Tác dụng của Sa nhân
Liều lượng và cách dùng Sa nhân
Bài thuốc chữa bệnh từ Sa nhân
Lưu ý khi sử dụng Sa nhân
Bảo quản dược liệu Sa nhân
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm