lcp

Sâm Cau: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Sâm cau hay còn được gọi là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao), thuộc họ Sâm Cau với danh pháp khoa học là Hypoxidaceae. Sâm cau là một loại thảo mộc nhỏ có củ ăn được, có hai loại là Sâm cau đỏ và Sâm cau đen. Trong y học, Sâm cau có tác dụng bổ thận, trị cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục (Rễ sắc uống).

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Sâm cau sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Sâm cau cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Sâm cau, Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao).
  • Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
  • Họ: Hypoxidaceae (Sâm cau).
  • Công dụng: Sâm cau có tác dụng bổ thận, trị cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục.

Mô tả cây Sâm cau

Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn.

Thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.

Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.

Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng; lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu.

Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng. Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần. Trước thực trạng này, công ty TNHH Tuệ Linh đã tiên phong phát triển một vùng trồng Sâm cau rộng 3 ha ở vùng núi Tây Bắc nhằm bảo vệ loại thảo dược quý này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang cận kề áp sát.

Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.

Thu hoạch và chế biến: Thu hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa đông, bỏ vỏ và rễ con, rửa sạch rồi phơi dưới nắng để thu được thân rễ Sâm cau.

Bộ phận sử dụng của Sâm cau

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành).

Thành phần hóa học

Curculigosides được báo cáo là thành phần hoạt tính sinh học chính của Sâm cau. Một số hợp chất hóa học thuộc lớp curculigoside bao gồm curculigoside A, B, C và D ] và curculigine A và D đã được phân lập.

Các chất chiết xuất của cây này chứa nhiều loại glycoside, hợp chất phenolic, lignans, flavon, triterpenoids, saponin, và các chất hóa thực vật khác.

Mười ba saponin triterpene cycloartane có tên là curculigosaponins A đến M đã được phân lập và xác định trong Rhizoma Curculiginis. Hai triterpen khác, curculigol và axit 31-metyl-3-oxo-20-ursen-28-oic, cũng được phân lập từ Rhizoma Curculiginis [8, 9]. Hơn nữa, phenyl glycoside curculigoside B, curculigines B và C, và hợp chất béo 25-hydroxy-33-methylpentatricontan-6-one đã được xác định trong Sâm cau.

Tác dụng của Sâm cau

Theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, hơi độc. Quy kinh can thận.

Công năng, chủ trị

Thân rễ Sâm cau có tác dụng bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa…

Tại Việt nam, một số vùng dân tộc ít người, ở có thông tin thêm ở nước ta hay dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, rồi vì lá giống lá cau cho nên có tên là sâm cau (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Gs Đỗ Tất Lợi).

Tại Ấn Độ, thân rễ Sâm cau cũng được coi là một vị thuốc bổ.

Ngoài ra người ta còn dùng ho, trĩ, đi ỉa lỏng, vàng da, đau bụng… Thường dùng nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh suyễn, viêm gan vàng da; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương sau mãn kinh; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, viêm khớp mãn tính, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.

Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.

Theo y học hiện đại

Dược lý học hiện đại ghi nhận Sâm cau giúp nâng cao hệ miễn dịch, có tác dụng chống oxy hóa, chống u, giúp trẻ hóa, chống loãng xương, tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục nam, giúp phòng chống đái tháo đường.

Chống độc gan, thận

Cyclophosphamide (CPA) là một chất alkyl hóa được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại khối u ác tính ở người, nhưng cũng có liên quan đến các độc tính khác nhau. Các báo cáo trước đây của chúng tôi về tác dụng bảo vệ mạch máu và bảo vệ gan của cây chống lại độc tính CPA cung cấp nền tảng cho nghiên cứu hiện tại, được thiết kế để phân tích tác dụng cải thiện của chiết xuất methanolic C Orchioides đối với độc tính niệu và độc thận do CPA gây ra.

Ức chế khối u

Phân tích hình thái học, mô bệnh học, sinh hóa và enzym cho thấy rằng Sâm cau có thể làm giảm bớt độc tính trên đường niệu và độc tính trên thận do cyclophosphamide gây ra. Nghiên cứu hiện tại cho thấy vai trò bảo vệ của chiết xuất Sâm cau chống lại độc tính đa cơ quan do cyclophosphamide gây ra. Đồng thời, chiết xuất không cản trở hiệu quả chống khối u của cyclophosphamide, điều này đã được tiết lộ từ các nghiên cứu trước đây.

Vì vậy, Sâm cau, là một loại thực vật không độc, kích thích miễn dịch và chống oxy hóa, có thể được sử dụng như một chất bổ trợ tự nhiên với cyclophosphamide để ức chế phát triển khối u.

Cyclophosphamide (CPA), một chất alkyl hóa, là một loại thuốc chống ung thư hiệu quả cao thuộc nhóm oxazaphosphorines. CPA được sử dụng rộng rãi trong điều trị hóa trị liệu và những chiến lược lâm sàng tuân theo liều tối đa có thể dung nạp được thường liên quan đến bệnh bạch cầu liên quan đến trị liệu và ung thư bàng quang.

Việc bổ sung các tác nhân có thể bảo vệ chống lại các tác dụng phụ độc hại của thuốc chống ung thư mà không ảnh hưởng đến hiệu quả hóa trị liệu của chúng sẽ có nhiều hứa hẹn như là chất bổ trợ trong phác đồ điều trị hóa trị liệu.

Có tác dụng đối với sự hình thành và mô học của xương cũng như chữa lành xương cục bộ

Chiết xuất từ ​​Sâm cau đã làm thay đổi hình thái mô xương, làm tăng số lượng trabecular lên 10% (P = 0,002). Chiết xuất Sâm cau làm tăng mật độ xương 3,13% (P = 0,122) , gây ra sự hình thành xương mới ở rì.

Tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục

Tác dụng 'bổ dương' của Sâm cau giống như hormone. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống 10g / kg nước sắc của sâm cau làm tăng đáng kể trọng lượng của thùy trước thùy, buồng trứng và tử cung ở chuột.

Sâm cau có thể tăng cường hoạt động hoàng thể của hệ thống dưới đồi tuyến yên buồng trứng.

Liều lượng và cách dùng Sâm cau

Dùng 1 ngày 3 - 9 g. Thường phối hợp với các thuốc khác.

Bài thuốc chữa bệnh từ Sâm cau

Bài thuốc kinh nghiệm chữa hen, tiêu chảy

Dùng thân rễ sâm cau phơi khô, sau đó đem xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng.

Dùng 12 - 16g Sâm cau đã phơi khô xắt nhỏ, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, dùng trước bữa ăn.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa tê thấp, đau nhức toàn thân

Chuẩn bị Rễ sâm cau, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), mỗi thứ 20g, đem xắt miếng, nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 - 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).

Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị Sâm cau 20g, sâm bố chính, câu kỷ tử trâu cổ (sung thằn lằn), ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g.

Tất cả rửa sạch, xắt lát mỏng, nhỏ, phơi hoặc sấy khô, sau đó nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Bài thuốc 2:

Dùng Sâm cau 20g, ba kích, hồ đào nhục (óc chó), phá cố chỉ, thục địa, mỗi vị 16g, tiểu hồi hương 4g. Sau đó đem nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Bài thuốc kinh nghiệm chữa thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh

Dùng 50 g sâm cau, 150 ml rượu trắng. Ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.

Lưu ý khi sử dụng Sâm cau

Sâm cau nếu dùng liều cao trong thời gian dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.

Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng (người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn…) nên kiêng dùng.

Bảo quản Sâm cau

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Sâm cau cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.