lcp

Lá Sen


Sen còn được gọi là liên, quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái), thuộc họ Sen (Nelumbonaceae) và có danh pháp khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn. Không chỉ là loại cây thân thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày mà sen còn được sử dụng như một vị thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời: Chữa mất ngủ, thuốc cầm máu, điều trị suy nhược cơ thể, chữa tiêu chảy mãn tính, trị béo phì, điều hòa huyết áp… Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều thừa nhận những lợi ích mà sen đem lại cho sức khỏe.

Đến nay, đã có rất nhiều bài thuốc dân gian và thuốc đông tây y có chứa thành phần từ sen. Tuy nhiên việc sử dụng ra sao, liều lượng thế nào còn tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cùng Medigo tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây. 
 

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: liên, quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái).
  • Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.
  • Họ: Sen - Nelumbonaceae.
  • Công dụng: Chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, thuốc cầm máu, đại tiện ra máu.

Mô tả cây Lá Sen

Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước.

Thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được.

Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân tỏa tròn.

Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn.

Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Sen lá

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước.

Thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được.

Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân tỏa tròn.

Sen lá

Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn.

Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Bộ phận sử dụng của Lá Sen

Lá của cây hoa sen là bộ phận được dùng làm vị thuốc mà bài viết đề cập đến.

Sen lá

Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhận lá sen có chứa một số thành phần quan trọng, bao gồm:

Tamin

Nuxifcrin

Roemerin

Nonuxiferin

Vitamin C

Acid hữu cơ

Tác dụng của Lá Sen

Theo y học cổ truyền

Tính vị:

Theo các tài liệu cổ thì dược liệu có vị đắng và tính bình.

Quy kinh:

Được quy vào 3 kinh là Tỳ, Vị và Can.

Công dụng: 

Thăng thanh tán ứ, băng trung huyết lỵ, thanh thử hành thũng, an thần, lợi thấp.

Chủ trị: 

Mất ngủ, tăng huyết áp, di tinh, sốt xuất huyết, chảy máu não, chảy máu cam, nôn ra máu, máu hôi không ra hết sau sinh.

Theo y học hiện đại

An thần

Chống co thắt cơ trơn

Ức chế loạn nhịp tim

Chống choáng phản vệ

Liều lượng và cách dùng Lá Sen

Dược liệu lá sen được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, có thể kết hợp đa dạng với các vị thuốc khác. Liều được khuyến cáo sử dụng trong 1 ngày là vào khoảng 15 – 20g.

Bài thuốc chữa bệnh từ Lá Sen

1. Bài thuốc trị máu hôi không ra hết sau sinh

Chuẩn bị: 30g lá sen.

Thực hiện: Đem vị thuốc đi sao thơm rồi tán nhỏ. Có thể uống trực tiếp với nước sôi ấm. Hoặc sắc chung với 200ml nước đến khi còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

2. Bài thuốc trị chứng mất ngủ

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g lá sen loại bánh tẻ. Rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và phơi khô. Cho vào ấm hãm với 200ml nước sôi nóng như hãm trà. Có thể chia làm nhiều lần uống trong 1 ngày.

Bài thuốc 2: Cần có 30g lá sen, 30g giảo cổ lam cùng 50g táo mèo. Các vị thuốc này đem cho vào ấm sắc lấy nước bỏ bã. Uống thay nước trà hằng ngày với liều lượng mỗi ngày 1 thang.

3. Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

Chuẩn bị: 40g lá sen, 40g cỏ nhọ nồi (có thể dùng ngó sen thay thế), 20g hạt mã đề, 30g rau má.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước bỏ bã, uống ngày 1 thang, có thể chia nhiều lần. Trường hợp bị xuất huyết nhiều nên tăng liều của lá và ngó sen lên thành 60g, các vị khác giữ nguyên liều.

4. Bài thuốc chữa chứng di tinh

Chuẩn bị: Lá sen khô với liều lượng tùy ý.

Thực hiện: Đem vị thuốc đi nghiền thành bột mịn rồi cho vào hũ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần lấy uống 5g với nước sôi ấm. Tần suất sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

5. Bài thuốc chữa chảy máu não cùng các biến chứng đi kèm ở người bệnh tăng huyết áp

Chuẩn bị: 15g lá sen, 12g đỗ trọng, 15g cam thảo, 10g bạch thược, 10g sinh địa, 10g tang ký sinh, 10g mạch môn.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc chung với 1 thăng nước. Thu lấy phân nửa rồi lọc bỏ bã. Chia đều thành 3 lần uống, ngày 1 thang.

6. Bài thuốc chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu

Chuẩn bị: 40g lá sen tươi, 12g rau má.

Thực hiện: Các vị thuốc này đem sao vàng rồi thái nhỏ và cho vào ấm sắc với 400ml. Thu lấy 100ml thuốc, chia làm 2 lần uống, ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng Lá Sen

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng lá sen, cần chú ý đến các vấn đề sau:

Không dùng cho phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho bé bú.

Phụ nữ khi đang hành kinh không nên uống nước lá sen.

Dùng lá sen lâu dài có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý.

Những người thể hàn không nên dùng lâu dài. Các triệu chứng dùng kéo dài dễ gặp là mệt mỏi, tim đập thất thường, giảm trí nhớ.

Tránh dùng nước lá sen thay thế nước lọc khi đang sử dụng các thực phẩm giảm cân khác.

Bảo quản Lá Sen

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Lá Sen. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm