lcp

Táo Gai


Táo gai hay còn được gọi là Táo mèo, Sơn tra… thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) với tên khoa học là Crataegus pinnatifida Bunge. Trong y học, Táo gai có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não, hỗ trợ trong việc tuần hoàn máu, lợi tiểu…

Không chỉ được dùng như là một loại trái cây, từ lâu Táo gai còn được coi là dược liệu dùng để làm thuốc trong y học dân gian. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, hãy cùng Medigo tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Táo gai cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: Táo gai.

Tên khác: Táo mèo, Sơn tra, Sán sá (Tày), Co sam sa (Thái).

Tên khoa học: Crataegus pinnatifida Bunge.

Họ: Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả cây Táo gai

Táo gai có 2 loại là:

Bắc Táo gai (Crataegus pinnatifida)

Là loài cây cao 6m. Lá dài 5 đến 10cm, rộng 4 đến 7cm, có 3-5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn nhỏ, cuống lá dài 2-6 cm, cành nhỏ thường có gai. Hoa mẫu 5, hợp lại thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa có màu màu trắng, 20 nhị. Quả có hình cầu, đường kính từ 1-1,5 cm, khi quả chín có màu đỏ thẫm.

Nam Táo gai hay Dã Táo gai (Crataegus cuneata)

Loài cây này cao khoảng 15m, có gai nhỏ 5-8 mm. Lá dài 2-6cm, rộng 1-1,4cm, có 3-7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông, mặt sau thì nhẵn. Hoa có cấu trúc giống với bắc Táo gai. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, quả khi chín có màu vàng hay đỏ.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Táo gai trước đây được nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã thu mua táo mèo và chua chát để dùng với tên Táo gai. Hai cây này đều khác chi Táo gai thật (Crataegus), do đó cần có những nghiên cứu so sánh việc sử dụng.

Quả Táo gai hay táo mèo khi đã chín được thu hái về, thái ngang hay bổ dọc, phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng của Táo gai

Bộ phận sử dụng được của Táo gai là quả.

Thành phần hóa học

Trong các nghiên cứu Táo gai của Trung Quốc, trong Táo gai có Axit Xitric, Axit Tactric, Vitamin C, Hydrat Cacbon và Protit. Năm 1957, phân tích Táo gai thấy Protit 0,7%, chất béo 0,2%; Hydrat Cacbon 22%; Caroten 0,00082%; Vitamin C 0,0089%.

Sơ bộ nghiên cứu Táo gai của Việt Nam (Lào Cai, Hoàng Liên Sơn) thấy có 2,76% Tanin; 16,4% chất đường; 2,7% axit hữu cơ (Tactric, Xitric tính theo H2SO4).

Các chất tan được trong nước (cao khô) là 31% độ tan 2,25% tan hoàn toàn trong HCl.

Các nhà dược học Liên Xô cũ đã nghiên cứu về quả Táo gai loài Crataegus Oxyacantha và Crataegus Sanguina Pall. Ngoài chất Tani Fructoza còn có chất Cholin, Axetylcholin Phytoterin. Gần đây người ta lại còn thấy các axit hữu cơ thuộc loại Tritecpen như Axit Oleanic, Urso và Crataegic.

Trong hoa các loại Táo gai kể trên, có Quexet Quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong cây Crataegus Oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng Crataegin và Oxyacanthin.

Tác dụng của Táo gai

Theo y học cổ truyền

Hoa và lá Táo gai từ lâu đã được người dân và y học châu Âu dùng làm thuốc chữa tim.

Theo tài liệu cổ ghi chép, Táo gai có vị chua, ngọt tính ôn và qui kinh tỳ vị và can, hỗ trợ tiêu hóa các thứ thịt tích lũy chưa tiêu hóa.

Trong tài liệu cổ ghi nhận về Táo gai có nói Táo gai phá được khí, hành ứ, hóa đờm rãi, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích thối, huyết khối, giảm đau. Ngoài ra, cần lưu ý rằng: “Ăn nhiều sơn trà thì hao khí hại răng, những người gầy còm thì chớ ăn”.

Theo y học hiện đại

Phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não

Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng, táo gai có chứa một chất hiệu quả gọi là flavonoid, có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch và mạch máu não. Chất này có thể mở rộng kích thước của các mạch máu sau khi vào cơ thể, giúp các mạch máu được cải thiện và lưu thông máu tốt hơn rất nhiều, do đó làm giảm huyết áp và cholesterol.

Tuần hoàn máu

Uống nước táo gai có thể hỗ trợ việc tuần hoàn máu, phụ nữ khí huyết kém, hay đau bụng kinh có thể làm giảm cơn đau.

Chống ung thư

Nước táo gai thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị ung thư, vì táo gai có chứa vitexin, một hợp chất có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, loại bỏ chất béo

Enzyme delipase có trong táo gai có tác dụng tiêu hóa tốt đối với các loại thực phẩm béo, và thúc đẩy hiệu quả việc tiết dịch dạ dày trong cơ thể, giúp cải thiện đáng kể khả năng tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa trong cơ thể được cải thiện, sau đó khả năng hấp thụ tốt hơn, làm giảm bớt chứng khó tiêu.

Phòng ngừa và điều trị xơ cứng động mạch

Uống nước táo gai thường xuyên có hiệu quả làm giảm mức độ chất béo trung tính và cholesterol huyết thanh trong cơ thể, vì vậy khả năng cơ thể bị xơ cứng động mạch sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra, táo gai có thể tăng cường khả năng co bóp của cơ tim sau khi vào cơ thể, do đó lưu lượng máu sẽ tăng lên rất nhiều, và làm giảm rất nhiều cơn đau thắt ngực.

Chữa hen suyễn

Trong táo gai còn chứa một số lượng lớn các thành phần có thể ức chế vi khuẩn một cách hiệu quả, do đó một số trường hợp tiêu chảy và đau bụng có thể chữa khỏi dễ dàng bằng loại quả này.

Ngoài ra, táo gai cũng có tác dụng làm giảm hen suyễn và đờm, vì vậy nếu bị đau họng, uống nước táo gai cũng là một lựa chọn tốt để chữa trị.

Lợi tiểu

Nước táo gai cũng có tác dụng lợi tiểu, do đó với những bệnh nhân hay bị táo bón hoặc có thể uống nhiều nước táo gai để giúp lợi tiểu.

Liều lượng và cách dùng Táo gai

Đông y và Tây y có cách dùng Táo gai với những mục đích khác nhau.

  • Tây y coi Táo gai (hoa, quả, lá): Tác dụng trên tuần hoàn (tim, mạch máu) và giảm đau, an thần.
  • Đông y: Táo gai tác dụng trên bộ máy tiêu hóa.

Bài thuốc chữa bệnh từ Táo gai

Liều dùng trong Đông y: Ngày uống 3-10g sắc lấy nước uống, uống chỉ với Táo gai hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng Táo gai

Mặc dù táo gai có nhiều lợi ích, nhưng một số người vẫn cần thận trọng khi ăn táo gai.

  • Những người bị các vấn đề về dạ dày như loét dạ dày, nên uống ít nước táo gai để tránh làm tăng khó chịu cho dạ dày.
  • Vì táo gai có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu nên đối với một số người như: phụ nữ mang thai, người có lipit máu thấp, ăn quá nhiều táo gai có thể gây khó chịu về thể chất và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy cần hạn chế ăn táo gai.

Bảo quản Táo gai

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Táo gai. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu anày.

Táo gai là loài cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi và là loại dược liệu lành tính. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng khi sử dụng cần chú ý dùng có liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng với chuyên môn sâu về cung cấp thông tin thuốc qua các bài viết chuyên môn, cập nhật các thông tin dược phẩm, các loại thuốc đang lưu hành, đảm bảo cung ứng thuốc đúng chất lượng, đúng giá.