lcp

Thạch sùng: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Thạch sùng hay còn được gọi là thằn lằn, mối rách, thiên long, bích cung, bích hổ,... thuộc họ Tắc kè với danh pháp khoa học là Gekkonidae. Trong y học, Thạch sùng có tác dụng chữa bệnh như ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật và chống ung thư máu, chữa suy nhược thần kinh.

Thạch sùng một loài bò sát sinh sống rất nhiều xung quanh chúng ta. Điều bất ngờ thạch sùng lại là vị thuốc quý, được sử dụng trong nhiều thang thuốc cổ Y học cổ truyền để điều trị những căn bệnh nan y khó chữa. Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Thạch sùng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Thạch sùng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thạch sùng, thằn lằn, mối rách, thiên long, bích cung, bích hổ.
  • Tên khoa học: Hemidactylus frenatus Schlegel.
  • Họ: Tắc kè – Gekkonidae.
  • Công dụng: ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật và chống ung thư máu, chữa suy nhược thần kinh.

Mô tả Thạch sùng

Giống như rắn, thằn lằn có vảy, cơ quan giao cấu đực ghép đôi và hộp sọ linh hoạt. Các loài thằn lằn điển hình có cơ thể hình trụ vừa phải, bốn chân phát triển tốt, đuôi dài hơn một chút so với đầu và thân cộng lại.

Thạch sùng trưởng thành có kích thước từ 3-6 inch (975-1500 mm). Một sự thích nghi đáng kể về giải phẫu của nó là sự thay đổi của bàn chân để leo dọc theo các bức tường và trần nhà. Các móng vuốt được mở rộng và các ngón chân có miếng đệm ngón chân dính.

Tuổi thọ trung bình của Thạch sùng là 5 năm. Nó trở nên trưởng thành về giới tính sau 1 năm. Thạch sùng có bốn chân phát triển tốt, một chiếc đuôi dài và một chiếc lưỡi sơ khai để bắt những con mồi đang di chuyển.

Việc thay đổi đôi mắt của nó cho phép nó có thể nhìn rất rõ trong bóng tối, thời điểm nó hoạt động mạnh nhất. Đôi mắt là hai mắt có tỷ lệ hội tụ thấp và mật độ tế bào thị giác cao. Điều này làm tăng độ nhạy thị giác trong bóng tối.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Nó được phân phối rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng đa dạng và phong phú nhất ở vùng nhiệt đới nhưng được tìm thấy từ Vòng Bắc Cực đến nam Phi, Nam Mỹ và Úc. 

Hemidactylus frenatus chỉ sống trên cạn. Nó chủ yếu được tìm thấy ở những nơi có con người sinh sống; ở các thành phố, khu đô thị và làng mạc nơi có ánh sáng thu hút nó. Nó được tìm thấy trên các bức tường xây dựng, nhưng cũng có thể trên cây cối, các khúc gỗ mục nát, và trên hoặc dưới các tảng đá.

Thu hoạch: Thạch sùng thường phổ biến vào mùa hè, thu bắt bằng tay, phải cẩn thận không để thạch sùng đứt đuôi.

Chế biến: Dược liệu từ Thạch sùng để toàn thân phơi khô.

Bộ phận sử dụng của Thạch sùng

Thạch sùng dưới dạng toàn thân phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong thạch sùng có chứa protit, chất béo.

Chất béo ở Thạnh sùng con non chứa khoảng 11.92%, con đực trưởng thành chứa khoảng 15.38% và ở con cái trưởng thành là 15.97%. Chất béo được cấu tạo chủ yếu từ: Lyzolexitin, Cardiolipin, Lexitin, Photphatidyl Serin, Photphatidylinontola và Xephalin.

Tác dụng của Thạch sùng

Theo y học cổ truyền

Thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật). Chữa các chứng trúng phong tê liệt, trẻ em kinh phong (co giật), phá thương phong (uốn ván), trẻ em cam tích, tràng nhạc (hạch kết cổ), ho suyễn lâu ngày, khạc ra máu (khái huyết), dương nuy (liệt dương), viêm đa khớp dạng thấp, các chứng đau do thần kinh, ác sang (viêm loét ác tính), nấm da, cước khí…

Theo y học hiện đại

Thạch sùng có thể ức chế khối u, hỗ trợ sinh lực và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Liều lượng và cách dùng Thạch sùng

Thạch sùng có thể sử dụng dưới nhiều dạng như tươi hoặc khô, dùng sắc uống hoặc đắp ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo:

Dùng ngoài da: Liều lượng vừa phải, tán thành bột mịn, hòa với dầu hoặc nước để đắp hoặc tẩm vào gạc nhét vào vị trí sưng đau.

Dùng đường uống: 2- 5 g mỗi ngày dưới dạng sắc. Tán bột hòa nước uống hoặc ngâm rượu, dùng 1 – 2 g mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Thạch sùng

  • Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong)

Thạch sùng chuẩn bị 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà, thêm vào chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

  • Chữa viêm đa khớp dạng thấp

Chuẩn bị 10g Thạch sùng, 10g ngô công, 20g bạch chỉ, đem tất cả sấy khô, rồi tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

  • Điều trị các vết rò do phẫu thuật, mổ

Dùng Thạch sùng đem nung khô, rồi tán thành bột mịn. Đầu tiên, rửa sạch vết mổ bằng nước muối sinh lý, thổi một lớp bột mịn Thằn lằn khô vào. Sau đó dùng gạc vô trùng đắp vào vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Mỗi ngày thay gạc một lần.

Có thể kết hợp với uống thêm bột 2g mỗi loại bột Tam thất, Bạch cập, Xuyên bối mẫu và 1 g Miết trùng, đem tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 g để tăng hiệu quả điều trị.

  • Chữa ung thư gan:

Thằn lằn khô, đem tán thành bột mịn, dùng uống, mỗi ngày dùng 2 con.

Bài thuốc điều trị các chứng ung thư khác

Sử dụng Thạch sùng tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng uống 5 g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc có thể uống 1 – 3 con mỗi ngày, tán thành bột, chia thành 2 – 3 lần mỗi ngày, uống với rượu gạo.

Có thể phối thêm với các vị thuốc khác như Thiềm tô, Long quí để chữa ung thư gan, Ngô công chữa ung thư dạ dày, Trư linh, Trân châu thái và Sơn đậu căn chữa ung thư phổi.

Lưu ý khi sử dụng Thạch sùng

Xin lưu ý rằng bạn không bao giờ được tự kê đơn Thạch sùng. Thạch sùng thuốc có thể không phù hợp với một số người dùng. Do đó, vui lòng tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để họ sẽ có thể hướng dẫn bạn tốt nhất

Một số trường hợp khi dùng ngoài có thể gây tác dụng phụ như gây ngứa, nổi mề đay, ban chẩn. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, khi ngừng thuốc sẽ khỏi.

Bảo quản Thạch sùng

Dược liệu từ Thạch sùng có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Ở Trung Quốc, thường dùng khô, trong khi ở Việt Nam, Thạch sùng được dùng sống, khi thu bắt được uống ngay.

Nếu sử dụng khô, cần phơi hoặc sấy thật khô để tránh, sâu mọt và ẩm mốc.

Nếu sử dụng Thạch sùng khô cần chú ý bảo quản trong hộp kín, ở nơi khô ráo.

Bởi vì dược liệu rất dễ bị sâu mọt tấn công, do đó có thể cho vào hộp bảo quản một lớp vôi sống để hút ẩm. Khi vôi tã rồi thì thay lớp vôi khác.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thạch sùng. Thạch sùng đã được dùng trong các bài thuốc từ rất lâu đời. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.