Tác dụng và độc tính của hạt thầu dầu đối với sức khỏe
Thầu dầu là một vị thuốc tốt thường thấy trong dân gian với công dụng nhuận trường, chữa táo bón, thông tiện và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên hạt thầu dầu lại có chứa độc tính nguy hiểm cần phải được loại bỏ trước khi sử dụng. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết hạt thầu dầu dùng để làm gì và các độc tính đối với sức khỏe.
1. Hạt cây thầu dầu là gì?
Cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus Communis) hay còn có nhiều tên gọi khác như thầu dầu tía, đu đủ tía, tỳ ma, dầu ve, dù sủng... có nguồn gốc từ Đông Phi và đã phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cây thầu dầu bao gồm các bộ phận như rễ, lá, thân và hạt thầu dầu.
1.1. Mô tả cây thầu dầu
Có thể nhận biết loại cây thuộc họ thầu dầu này bằng các đặc điểm sau:
- Là loài cây bụi thân thảo, thân yếu, chiều cao từ 3-5 mét, sống lâu năm.
- Thân và cành của cây đều là hình trụ tròn với đường kính khoảng 2-5 cm. Thân và cành màu xám xanh lá đậm, đôi khi cành có màu đỏ tía, còn các cành non thường có màu trắng.
- Thân bên trong là rỗng và có nhiều cành nhỏ chìa ra xung quanh, trên cành có lá to mọc xen kẽ nhau và chia đều ra hai bên.
- Hoa màu đỏ tía, quả nang màu xanh hoặc tím, trong quả có hạt thầu dầu.
Cây thầu dầu là loại cây thân thảo dễ nhận biết
1.2. Lá thầu dầu
Lá thầu dầu có đặc điểm là lá lớn với chiều rộng khoảng 40cm, hình tròn và có 7-11 thùy kéo dài ra tạo thành những mũi nhọn như ngọn giáo. Lá mọc so le theo hình chân vịt xẻ sâu với trụ là thân cây. Cuống lá dài, lá sẽ có, mặt lá trơn nhẵn và có mép lá hình răng cưa, đầu lá nhọn.
1.3. Hoa thầu dầu
Thầu dầu thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 7. Cụm hoa sẽ mọc ở ngọn hoặc ở kẽ lá, được chia thành hoa cái và hoa đực mọc trên và dưới. Hoa cái có vòi nhụy đỏ, nhiều gai mềm phủ ngoài hình chóp hoặc hình bầu dục. Còn hoa đực có hình bầu dục, có nhiều nhụy hoa, và chỉ có 3-5 răng cưa ở đài hoa.
1.4. Quả thầu dầu
Mùa ra quả thầu dầu thường từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Quả thầu dầu thường có dạng như quả trứng nhỏ với lớp màng nhẵn bao bọc. Quả có màu xanh lá hoặc màu tím nhạt, nhiều gai mềm xung quanh và mỗi quả chứa 3 hạt.
Hạt thầu dầu có hình bầu dục hơi dẹt, màu nâu xám, bề mặt nhẵn bóng, có những vân màu xám trắng hoặc nâu đất.
1.5. Thành phần hóa học của hạt thầu dầu
Trong hạt thầu dầu có chứa đến 40-50% dầu béo, còn lại 25% là albuminosid (hợp chất của albumin). Còn lại là các thành phần khác như nitrogen (ricidin), muối, đường, acid malic, xenluloza, ricin (một protein có khả năng gây ngộ độc) và ricinin, axit undecylenic, men lipase. Dầu từ hạt thầu dầu qua quá trình ép lạnh sẽ chứa nhiều chất hữu cơ gốc glycerin và acid béo.
Hạt thầu dầu chứa ricin là một chất độc nguy hiểm
Cần lưu ý rằng trong hạt thầu dầu có khoảng 3-5% ricin - là một protein rất dễ gây ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên nếu được xử lý nhiệt độ cao thì chất này sẽ bị phá hủy và không còn gây hại nữa.
Hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, mang tính bình nhưng thường sẽ có độc. Khác với lá cây thầu dầu cũng có vị ngọt và cay nhưng ít độc hơn. Rễ cây thầu dầu cũng mang tính bình, cay và ít độc.
2. Hạt thầu dầu có tác dụng gì?
Hạt thầu dầu sẽ được xử lý và ép để sản xuất ra dầu thầu dầu. Dầu này là chất lỏng khá dính, mùi khó chịu nhưng lại là một vị thuốc phổ biến điều trị được nhiều bệnh như:
- Muốn kích thích ống tiêu hóa nhanh chóng, nhuận tràng và xổ đường tiêu hóa.
- Sử dụng nhiều trong thuốc tẩy cho trẻ em và người lớn.
- Chữa táo bón, kiết lị.
- Lá thầu dầu dùng để giảm độc tiêu phù thũng, chống ngứa; rễ cây dùng để giảm đau, hoạt huyết.
- Là bài thuốc chữa sót nhau thai, khó đẻ ở phụ nữ mới sinh. Có công dụng ngừa thai hiệu quả.
- Chữa liệt thần kinh mặt, méo miệng, xếch mắt.
- Chữa sa tử cung và sa trực tràng, chữa bệnh trĩ.
- Chữa nấm da, mụn nhọt, viêm mủ da, rối loạn về da, viêm hạch lao.
- Giúp hỗ trợ cho các triệu chứng đau nửa đầu, viêm tai giữa.
Tác dụng của hạt thầu dầu với sức khỏe
Chưa kể, dùng tinh dầu thầu dầu bôi bên ngoài da còn đem lại nhiều lợi ích khác như:
- Làm mềm da chân tay, giảm chai sần, nứt nẻ.
- Chữa áp xe, bệnh phong, bệnh giang mai.
- Giảm mụn cóc, mụn cơm, u nang trên da.
- Giảm đau sưng khớp xương.
Các bộ phận của cây thầu dầu đều có tác dụng trong điều trị bệnh và có lợi cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.
3. Một số bài thuốc từ hạt cây thầu dầu
Có rất nhiều loại cây thầu dầu khác nhau, nhưng lưu ý chỉ có cây thầu dầu lá tía là có tác dụng chữa bệnh và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau đây:
3.1. Tác dụng của hạt thầu dầu chữa bệnh trĩ
- Bài thuốc 1:
Rửa sạch một nắm lá thầu dầu tía, đem đun với nước cho tới khi đặc lại tạo thành dung dịch lỏng. Khi nước còn ấm thì dùng để rửa hậu môn, thực hiện ngày 2 lần và liên tục.
Hạt thầu dầu là bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả
- Bài thuốc 2:
Rửa sạch lá vông và lá thầu dầu tía với tỷ lệ bằng nhau, giã nát rồi dùng miếng vải sạch để bọc lá lại. Đắp lên hậu môn trong 5 phút sau đó lau lại với khăn sạch. Thực hiện mỗi ngày và liên tục trong 7 ngày.
- Bài thuốc 3:
Chuẩn bị 9 hạt thầu dầu với 9 con học trò nước. Giã nát rồi đem sên với dấm ở lửa nhỏ. Bọc lại hỗn hợp bằng khăn sạch và đắp vào huyệt Bách hội (nằm giữa đỉnh đầu). Đắp một lúc cho tới khi búi trĩ co lại thì ngừng đắp.
3.2. Tác dụng của hạt thầu dầu sa tử cung, liệt dây thần kinh mặt
Tác dụng của hạt thầu dầu có thể được kể đến như:
- Chữa liệt dây thần kinh mặt:
Chuẩn bị quả thầu dầu rửa sạch, giã nát rồi bọc vào trong khăn vải. Đắp lên mặt ở phía đối diện của phần mặt bị liệt dây thần kinh. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Chữa sa tử cung:
Chuẩn bị 20g hạt thầu dầu đã rửa sạch, giã nát và bọc vào lớp vải sạch mỏng. Đắp lên huyệt trên đỉnh đầu. Thực hiện ngày 2-3 lần để nhanh chóng thấy kết quả.
3.3. Hạt thầu dầu có tác dụng hỗ trợ đẻ khó, sót nhau thai
Chuẩn bị khoảng 50g hạt thầu dầu rồi giã nát, bọc trong 2 miếng vải mỏng sau đó đắp vào 2 lòng bàn chân. Lưu ý chỉ đắp cho tới khi sinh xong hoặc khi thấy nhau thai đã bong ra thì phải ngưng đắp ngay và rửa chân thật sạch.
Hạt thầu dầu dùng để chữa sót nhau, sinh khó
3.4. Công dụng của hạt thầu dầu chữa viêm mũi, điếc mũi
Chuẩn bị 1 quả táo tàu bóc vỏ, 15 quả thầu dầu đã rửa sạch. Đem sao 2 nguyên liệu trên lửa nhỏ tới khi thấy có mùi, bọc nguyên liệu vào miếng vải mỏng. Hơ lên lỗ mũi và thực hiện khoảng 20 phút mỗi ngày, liên tục sử dụng trong 1 tháng để kết quả nhanh hơn.
4. Hạt thầu dầu có độc không?
Như đã nói ở trên trong hạt thầu dầu có 3-5% ricin - một chất gây ngộ độc. Ricin nếu bị hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng ngộ độc như đau đầu, chuột rút, bạch cầu tăng, sốt, đồ mồ hôi lạnh và thậm chỉ là suy tim dẫn tới tử vong.
Bên cạnh đó, hạt thầu dầu còn chứa alkaloid cũng có tính làm đông và độc. Ricin vì vậy được các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng với liều lượng cho phép và chỉ dùng ngoài da để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liều lượng được khuyến cáo là tối đa 20g hạt thầu dầu mỗi ngày. Do đó lưu ý không nên ăn hạt, hạn chế độc tính dính vào miệng lưỡi.
Hạt thầu dầu chứa chất ricin gây độc
5. Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?
Mỗi bộ phận của cây thầu dầu tía đều có tác dụng chữa bệnh, dưới đây là những bệnh phổ biến thường gặp:
- Táo bón, kiết lỵ
- Sa tử cung, sa trực tràng.
- Sót nhau thai, khó sinh.
- Liệt dây thần kinh mặt.
- Viêm mủ da, mẩn ngứa, eczema, mụn nhọt, viêm hạch lao.
- Viêm tuyến vú, sài uốn ván.
- Viêm khớp, phong thấp, đau nhức chân tay, bại liệt.
- Hen suyễn.
- Động kinh.
- Tâm thần phân liệt.
6. Lưu ý khi dùng cây thầu dầu chữa bệnh?
Chỉ có loại cây thầu dầu tía là có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên cả lá và hạt của cây thầu dầu tía này đều chứa độc tố, đặc biệt nhiều nhất ở hạt. Độc tố thầu dầu có thể gây tử vong và chỉ được dùng với liều lượng hạn chế.
Lưu ý khi dùng thầu dầu để chữa bệnh
Để tránh gây ngộ độc, người sử dụng cần biết cách xử lý độc đúng cách và chỉ dùng tối đa 20g hạt thầu dầu trong ngày. Cách dùng tốt nhất là đắp ngoài da và không để độc tố dính vào miệng lưỡi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về độc tính cũng như công dụng của hạt cây thầu dầu mà MEDIGO tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại. Đây là loại thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng cũng có chứa độc tính nguy hiểm. Khi muốn sử dụng thầu dầu làm thuốc chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn về cách dùng đúng, tránh gây ngộ độc nguy hại tới sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm