lcp

Dứa


Dứa hay còn gọi là Khóm, Thơm,... thuộc họ Dứa (Bromeliaceae) có danh pháp khoa học là Ananas comosus (L.) Merr. Trong y học, Dứa được dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi,...

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Dứa sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Dứa cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.


 

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Dứa, Khóm, Thơm, Khớm, Huyền nương
  • Tên khoa học: Ananas comosus (L.) Merr
  • Họ:  họ Dứa (Bromeliaceae)
  • Công dụng: giúp tiêu hóa, nhuận tràng, tiêu tích trệ, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trị bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, béo phì.

Mô tả cây Dứa

Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1  bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.

Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây có nguồn gốc ở Brazil, được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu.

Thu hoạch: Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân.

Chế biến: thường dùng tươi. 

Bộ phận sử dụng của Dứa

Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.

Thành phần hóa học

Quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Tác dụng của Dứa

Theo y học cổ truyền

Tính vị: 

Vị chua ngọt, tính bình.

Tác dụng:

Quả dứa có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ.

Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa lợi tiểu.

Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.

Theo y học hiện đại

Được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày - ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.

Liều lượng và cách dùng Dứa

Được chỉ định dùng trong các trường hợp: Thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì.

Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày – ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo.

Dứa còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.

Bài thuốc chữa bệnh từ Dứa

1. Chữa sốt nóng: Nõn dứa 30-40g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc uống.

2. Chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi: Dùng rễ cây Dứa 30-40g sắc uống.

3. Trường hợp bị say nắng (trúng thử), hoặc sốt cao, sốt vàng da: Dùng nõn dứa (phần non của ngọn cây dứa), khoảng 50g, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Có thể dùng nhiều lần trong ngày. 

4. Chữa sỏi đường tiết niệu, bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu:

Dứa một quả, gọt bỏ vỏ, thêm khoảng 0,3 g phèn chua, nấu trong 3 giờ liền. Lấy ra ăn các miếng dứa và uống nước nấu. Dùng liền một tuần lễ.

Hoặc dùng rễ cây dứa, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống 30 – 50g/ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng trên.

5. Nhuận tràng và tẩy: Lấy 50g quả dứa xanh, gọt vỏ, ép lấy dịch cho uống. Cần chú ý, cách dùng này, không thích hợp cho phụ nữ có thai.

6. Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống.

7. Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.

8. Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.

9. Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.

10. Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng Dứa

Khi ăn dứa cần phải cắt gọt hết các “mắt dứa”, vì trong mắt quả dứa có chứa một số nấm (Candida), nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc: người choáng váng, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa tiêu chảy…

Bảo quản Dứa

Bảo quản nơi khô thoáng.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Dứa. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và có cách sử dụng Dứa một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm