Thông thảo hay còn gọi là Thông thoát, Mạy lầu đông (Tày), Co táng nốc (Thái), thuộc họ Nhân sâm với danh pháp khoa học là Araliaceae. Dược liệu này có tác dụng tả phế lợi thủy và dùng để điều trị các chứng lâm, thấp ôn. Đặc biệt, cao thông thảo ý dĩ lợi sữa sau sinh ở phụ nữ rất hiệu quả.
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Thông thảo sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thông thảo cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Tên tiếng Việt: Thông thảo, Thông thoát, Mạy lầu đông (Tày), Co táng nốc (Thái).
Tên khoa học:Tetrapanax papyriferus (Hook.) C. Koch
Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Công dụng:
Mô tả cây Thông thảo
Cây gỗ hoặc cây gỗ nhỏ cao 2-6m. Thân cứng, giòn, có lõi xốp trắng (tuỷ). Lá to, chia thành nhiều thùy, có khi cắt sâu đến giữa lá, mép có răng cưa to hay nhỏ, gân gốc 5-7. Cuống hoa hình tán, họp thành chuỳ cao 40cm, có lông. Hoa có 4 cánh hoa màu lục, bầu 2 ô, 2 vòi nhuỵ. Quả dẹt hình cầu, màu tía đen, có 8 cạnh. Hoa tháng 10-12.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Cây thường mọc hoang ở những vùng ẩm ướt như ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn hoặc Hà Giang. Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy loại cây này ở Lai Châu hoặc Điện Biên. Hiện nay, người dân thường trồng dược liệu này theo hai cách đó là chia gốc hoặc trồng bằng hạt.
Thu hái: Lõi thân cây thông thảo được thu hái sau thời gian trồng 2 – 3 năm
Chế biến: Sau khi thu hoạch về đem cắt bỏ phần đầu và chia cây thành từng khúc dài từ 50 – 60 cm. Sau đó, dùng que tròn có kích thước bằng lõi đẩy lõi ra ngoài và đem phơi khô ngoài trời. Tuyệt đối không sấy tránh gây biến đổi chất lượng.
Bộ phận sử dụng của Thông thảo
Lõi thân, rễ và nụ hoa.
Thành phần hóa học
Dược liệu chứa các thành phần chính như chất xơ, chất béo, uronic, inositol, lactose, polysaccharide, acid galacturonic và pentosan,…
Tác dụng của Thông thảo
Theo y học cổ truyền
Tính vị
Tính hàn, vị ngọt nhạt và không chứa độc tính
Qui kinh
Đi vào kinh Phế và Vị
Tác dụng
Theo Y học cổ truyền, mỗi bộ phận của thảo dược đều có các công dụng chính sau:
Phần lõi thân: Giúp thanh nhiệt, thông khí hạ nhũ, trấn khái, lợi niệu và giải độc
Phần rễ cây: Thúc sữa, hành khí, tiêu thực và lợi thủy
Liều lượng và cách dùng Thông thảo
Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc chữa bệnh từ Thông thảo
Chữa phù do viêm thận cấp
Sử dụng 8 gram thông thảo sắc chung chung với 12 gram phục linh bì và 10 gram đại phúc bì.
Điều trị viêm tiết niệu
Dùng thông thảo và cù mạch, mỗi vị 10 gram kết hợp với 3 gram cam thảo, 6 gram mộc thông và 10 gram liên kiều. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc chung và lọc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc ý dĩ lợi sữa sau sinh
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10 gram thông thảo, 15 gram gạo bông đã sao vàng và 10 gram cám gạo nếp. Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch cho vào ấm, thêm 300 ml nước và sắc cho đến khi cạn còn 200 ml. Lọc lấy thuốc, chia làm 3 và uống trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 ngày, giúp tăng tiết sữa sau sinh.
Bài thuốc 2: Dùng 6 – 8 gram thông thảo sắc chung với 3 gram cam thảo, 1 đôi móng heo, 8 gram xuyên sơn giáp và 6 gram xuyên khung. Bên cạnh uống thuốc, để tăng tính hiệu quả, các bạn nên dùng nước hành để rửa vú bên ngoài, giúp lợi sữa cho con.
Lưu ý khi sử dụng Thông thảo
Người không bị thấp nhiệt hoặc đi tiểu nhiều dùng phải thận trọng khi sử dụng.
Cao thông thảo ý dĩ lợi sữa nhưng tuyệt đối không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai.
Bảo quản Thông thảo
Bảo quản dược liệu thông thảo tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thông thảo. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm