lcp

Cây Tràm


Tràm hay còn gọi là Tràm gió, chè cay, chè đông, thuộc họ Sim với danh pháp khoa học là Myrtaceae. Tràm là loại cây được trồng để lấy gỗ. Tuy nhiên lá, vỏ cây của thảo dược này còn được sử dụng để làm dược liệu và tinh dầu. Trong y học, Lá Tràm nấu nước xông chữa cảm cúm, rửa mụn nhọt, vết thương, tắm chữa mẩn ngứa. Tinh dầu nhỏ mũi chữa cảm cúm, ngạt mũi; uống chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hóa; xoa chữa đau nhức.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Tràm sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Tràm cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

tràm

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Tràm, Tràm gió, chè cay, chè đông.
  • Tên khoa học: Melaleuca leucadendra (L.) L.
  • Họ: Myrtaceae (Sim).
  • Công dụng: Lá nấu nước xông chữa cảm cúm, rửa mụn nhọt, vết thương, tắm chữa mẩn ngứa. Tinh dầu nhỏ múi chữa cảm cúm, ngạt mũi; uống chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hóa; xoa chữa đau nhức.

Mô tả cây Tràm

Tràm là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m, nhưng đều bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những cây bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài.

Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và giòn; thường dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Vì lá thường được nhân dân một số vùng (Vĩnh Phúc, Phú Thọ) nấu uống thay chè lại mọc hoang ngoài đồng cho nên có tên chè đồng, vị nước uống hơi cay cho nên còn có tên chè cay.

Hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt, không cuống, mọc thành bông ở đầu cành, nhưng sau từ đầu bông hoa, cành lại mọc dài thêm và mang lá thành ra bông hoa nằm giữa cành lá trông rất đặc biệt.

Quả nang rất cứng, 3 ngăn, hình tròn, đường kính 13mm, cụt ở đỉnh, đài cứng tồn tại ôm sâu vào quả. Hạt hình trứng, dài chừng 1mm

Tên cajeput do chữ Malaixia của tên cây cajuputi hay kaiputi có nghĩa là gỗ trắng vì cây này có màu nhạt trông xa như một rừng màu trắng.

tràm

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây tràm có xuất xứ từ Australia và được du nhập vào nước ta từ lâu. Loài thực vật này mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, đặc biệt là ở miền Nam.

Thu hái quanh năm, lá sau khi hái về có thể được dùng tươi hoặc phơi khô.

Bộ phận sử dụng của Tràm

Vỏ và lá của cây được dùng để làm thuốc. Ngoài ra tinh dầu tràm cùng được sử dụng để tinh chế và được gọi là dầu khuynh diệp.

tràm

Thành phần hóa học

hành phần chính trong cây tràm lá tinh dầu (chiêm khoảng 2.5%). Hoạt chất trong tinh dầu gồm có eucalyplota, xineola và cajeputol. Ngoài ra lá tràm còn chứ alpha-pinen, linalool, p-cymen, alpha-terpinen, limonene,…

Tác dụng của Tràm

Theo y học cổ truyền

Tính vị:

Vỏ có vị nhạt, đắng, tính bình.

Lá tràm có mùi thơm, vị chát, cay, tính ấm.

Qui kinh:

Quy vào kinh Tâm.

Tác dụng: 

Lá có tác dụng chỉ thống, ra mồ hôi, trừ thấp, vỏ có tác dụng giảm đau, khu phong, trấn tĩnh và an thần.

Chủ trị: 

Chữa lỵ, viêm ruột, đau dây thần kinh, đau nhức xương do thấp khớp, sổ mũi, mất ngủ, suy nhược. Ngoài ra dược liệu còn được dùng ngoài để trị chàm, viêm da dị ứng,…

Theo y học hiện đại

Tác dụng trấn kinh, giảm đau và an thần.

Tinh dầu khuynh diệp được dùng để xoa bóp chữa đau nhức, trị nghẹt mũi, cảm cúm.

Liều lượng và cách dùng Tràm

Dược liệu được dùng ở dạng thuốc sắc với liều lượng 10 – 15g/ ngày. Ngoài ra còn có thể dùng cây tràm ở dạng điều trị tại chỗ.

Bài thuốc chữa bệnh từ Tràm

1. Bài thuốc giúp tăng cường chức năng tiêu hóa

Cách 1: Dùng 10 – 15g lá tươi và sắc uống trong ngày.

Cách 2: Ngâm lá tràm với rượu theo tỷ lệ 1:5 và dùng 2 – 5g/ ngày.

2. Bài thuốc chữa vết thương ngoài da

Chuẩn bị: Tinh dầu từ cây tràm

Thực hiện: Pha với nước và rửa vết thương. Hoặc dùng nước sắc từ lá để sát trùng, cầm máu và đắp lên mụn nhọt giúp giảm sưng.

3. Bài thuốc trị nổi mẩn ngứa trên da

Chuẩn bị: Cành tươi và lá 20g.

Thực hiện: Sắc uống và nấu nước để tắm.

4. Bài thuốc giúp ngăn ngừa ho, tránh gió và chống cảm

Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm.

Thực hiện: Thoa trực tiếp lên người trẻ nhỏ (lòng bàn chân và thái dương) hoặc nhỏ trực tiếp vào nước tắm.

5. Bài thuốc chống muỗi từ tinh dầu tràm

Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm và nước ấm.

Thực hiện: Pha loãng dầu tràm với nước ấm, sau đó thoa lên da trẻ để hạn chế muỗi đốt.

6. Cách giảm ngứa và sưng do côn trùng cắn

Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu tràm.

Thực hiện: Thoa trực tiếp lên vết cắn 3 – 5 lần/ ngày.

7. Bài thuốc giảm nghẹt mũi và sổ mũi từ cây tràm

Chuẩn bị: Lá tràm tươi và tinh dầu tràm

Thực hiện: Đun lá tràm và cho thêm ít tinh dầu, dùng để xông khi bị cảm lạnh. Thực hiện 1 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày là khỏi hẳn.

8. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu từ cây tràm.

Thực hiện: Đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp đau nhức.

Lưu ý khi sử dụng Tràm

Cây tràm là dược liệu tự nhiên và có độ an toàn cao khi sử dụng. Dược liệu này có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để chủ động kiểm soát rủi ro phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bảo quản Tràm

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Tràm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm